Một Mình Trên Đường - Tái bản 04/13/2013
Click để xem bìa sau

Một Mình Trên Đường - Tái bản 04/13/2013

Tác giả: Lệ Tân Sitek
Một Mình Trên Đường - Tái bản 04/13/2013 Lượt xem: 232 người
Sách Văn học Trong Nước, Tiểu thuyết việt nam
Một Mình Trên Đường - Tái bản 04/13/2013 0 Vote

Một Mình Trên Đường

Câu chuyện kể về quãng đời ấu thơ (từ 4 tuổi đến 15 tuổi) của An trong giai đoạn từ 1944 đến 1955.

An là cô bé sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng (cả bố và mẹ là thành viên Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội hoạt động ở nước ngoài). Sau Cách mạng tháng Tám 1945, An theo mẹ về Hà Nội, lúc vừa tròn 6 tuổi. Kháng chiến toàn quốc nổ ra, An được đưa về quê Nghệ An sống với bà nội. Cuộc sống của cô bé phải sống xa mẹ, xa em, suốt gần 9 năm sống với bà nội trong vùng tự do Nghệ An đã để lại trong An nhiều kỷ niệm khó quên. Bằng nghị lực của một cô bé mồ côi cha, sống xa mẹ, An đã từng bước học tập và trưởng thành trong vòng tay của bà nội và bà con nội ngoại gần xa ở quê. Hòa bình lập lại (1954), cô vừa học xong năm đầu cấp ba trong vùng kháng chiến thì được ra Hà Nội đoàn tụ cùng gia đình, cùng với người bố dượng là bạn chiến đấu của ba An.

Cuộc sống ở vùng tự do trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp được An kể lại khá sinh động và cũng đầy đau thương. Những khó khăn, những mất mát và cả những đau thương, oan trái trong Cải cách ruộng đất, niềm vui của ngày đoàn tụ với mẹ và các chú từ miền Nam tập kết ra làm cho An thấy mình lớn lên, trưởng thành hơn.

Dù một mình trên đường nhưng An không cô đơn bởi quanh mình vẫn còn những người thân khác thương yêu cô.

Mời bạn đón đọc.

Với bạn đọc trong nước, có lẽ tên tuổi của tác giả Lệ Tân Sitek chưa nhiều người biết đến. Bà sinh năm 1939 tại Hồ Nam (Trung Quốc), con gái đầu của hai lão thành cách mạng đã từng hoạt động nhiều năm tại Trung Quốc. Năm 1944, bà cùng mẹ và hai em gái về Việt Nam. Mùa thu năm 1955, bà được du học tại Ba Lan và tốt nghiệp ngành kiến trúc. Do bà xây dựng gia đình với ông Ryszard Sitek, từ đó mang thêm họ Sitek.

Với tập sách Một mình trên đường, tác giả Lệ Tân Sitek cho biết: "Đây không hoàn toàn là một hồi ký, càng không phải là một quyển sách lịch sử. Địa danh cũng như nhân vật nơi thực nơi không, có thêm có bớt. Trước hết, tôi viết cho những người thân nhưng cũng cho cả những người tôi không quen biết. Tôi viết cho những người vẫn còn và những người đã mất. Tôi viết cho quê cha đất tổ, nơi đã tạo ra con người mình hôm nay. Tôi viết cho cả chính mình để ôn lại một quãng đời đã thuộc về quá khứ...".

Ở đó, nhân vật An là cô bé sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng (cả bố và mẹ là thành viên Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội hoạt động ở nước ngoài). Sau Cách mạng tháng Tám 1945, An theo mẹ về Hà Nội, lúc vừa tròn 6 tuổi. Kháng chiến toàn quốc nổ ra, An được đưa về quê Nghệ An sống với bà nội. Cuộc sống của cô bé phải xa mẹ, xa em, suốt gần 9 năm sống với bà nội trong vùng tự do Nghệ An đã để lại trong An nhiều kỷ niệm khó quên.

Về lý do viết Một mình trên đường, tác giả Lệ Tân Sitek tự sự: "Cuộc đời dù có sóng gió hay êm ả, phức tạp hay đơn thuần, đều mang những kho tàng phong phú, cá biệt. Với cái tuổi bảy mươi của tôi hôm nay, chỉ có mười năm tôi được sống ở quê cha đất tổ, năm sáu năm ở nơi chôn nhau cắt rốn vùng sông Dương Tử, còn nữa là ở châu Âu - trong thời gian đó, ngoài hình thức trao đổi thư từ với gia đình và những người thân - tôi không dùng tiếng mẹ đẻ, nhất là thời gian hơn bốn mươi năm sống ở Nauy, quan hệ với người đồng hương cũng như với báo chí sách vở Việt Nam bên đó bị hạn chế vì những lý do khách quan, và do chiến tranh tạo ra".

Những tâm tư này cũng được lồng vào trong Một mình trên đường. Do đó, câu chuyện của nhân vật An đã lôi cuốn người đọc bằng nhiều trang viết giàu cảm xúc.

(Báo phunuonline.com.vn giới thiệu ngày 7/4/2013)

L.B

Trong buổi giới thiệu hai cuốn sách tại Hà Nội hôm 13/4, Lệ Tân Sitek thừa nhận, đó gần như là tất cả những gì xảy đến với cuộc đời bà.

Lệ Tân Sitek có một số phận đặc biệt. Sinh tại Hồ Nam, Trung Quốc, trưởng thành qua 4 đất nước và phần lớn thời gian của cuộc đời gắn bó với những miền đất khách, nhưng bà có 10 năm sống tại vùng quê Nam Đàn, Nghệ An. Khi du học tại Ba Lan, vì yêu và quyết tâm cưới một chàng trai Ba Lan mà bà bị dồn vào tình thế đối đầu với những quy định để đảm bảo lợi ích quốc gia của Việt Nam trong tình trạng chiến tranh khi ấy. Bị triệu hồi về nước, Lệ Tân đã trốn khi trên đường đi tàu hỏa (có người áp giải) từ Ba Lan đến Nga. Được các bác sĩ ở một bệnh viên Ba Lan tận tình giúp đỡ và những bệnh nhân cùng nằm viện hỗ trợ, bà trốn thoát và tìm mọi sự ủng hộ để có thể cùng người yêu tiến tới hôn nhân.

Như một phép màu, sau cuộc gặp "liều mạng" với một lãnh đạo cấp cao của nhà nước Ba Lan để tìm sự cầu cứu, bà nhận được sự giúp đỡ kỳ diệu để cưới được người mình yêu. Được sống bên người yêu và có một gia đình hạnh phúc, nhưng cánh cửa trở về quê mẹ dường như đã khép chặt khi Lệ Tân hết lần này đến lần khác viết thư, làm đơn đến đại sứ quán Việt Nam trên đất Ba Lan (và cả Nauy sau này) xin được về thăm nhà nhưng vô vọng. Mãi hai mươi năm sau, khi chính sách đối với một số đối tượng người Việt ở nước ngoài có sự điều chỉnh, bà mới được toại nguyện.

Cuốn sách "Một mình trên đường" tái hiện quãng thời gian 9 năm của Lệ Tân Sitek tại làng Phổ Đông, Nam Đàn, Nghệ An. Tuổi thơ của một cô gái mồ côi cha (cha bà hoạt động cách mạng và qua đời tại Trung Quốc), phải xa mẹ (sau khi về nước, mẹ bà tiếp tục tham gia cách mạng và đi bước nữa) sống với bà nội ở vùng nông thôn đong đầy những kỷ niệm. Thông qua những hồi tưởng về tuổi thơ của nhân vật chính tên An, một gia đình cách mạng đã được khắc họa với những con người đầy khí phách, từ bà nội An nhân hậu mà tiềm ẩn nghị lực vô song đến các chú, các cô mỗi người một tính cách nhưng đều có chung một điểm nói theo nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên (người dẫn chương trình buổi giới thiệu sách) là "đều có máu phiến loạn". Bày tỏ tại buổi giới thiệu sách, bà Lệ Tân Sitek nói rằng, qua cuốn sách "Một mình trên đường" bà muốn giới trẻ biết được cuộc sống của một đứa trẻ thời kỳ kháng chiến như thế nào, để qua đó hiểu được giá trị những gì đang thụ hưởng.

Còn cuốn "Ngã ba đường" gói gọn quãng thời gian du học tại Ba Lan của nhân vật chính trong đó điểm nhấn là tình yêu đẹp nhưng không tưởng giữa cô với chàng trai Ba Lan cũng như cuộc thiên di từ Ba Lan sang Nauy sau này, gắn với những hồi tưởng day dứt về quê mẹ và mối liên hệ với những người thân. Suốt những năm tháng đó là ám ảnh về sự vong quốc, mắc nợ những người ruột thịt, nỗi trăn trở dằn vặt khi vì tình riêng mà phải trả giá đắt của cô gái tên An. Tuy vậy, nhân vật chính (hay cũng chính là tác giả) chưa một lần ân hận về những quyết định của mình. Bà vẫn yêu Tổ quốc, yêu đất nước theo cách của mình, chỉ có điều bà đã đi một con đường riêng, làm theo những gì mình cho là đúng chứ không chịu sống rập khuôn, không chịu sự áp đặt. Suốt mấy chục năm "một mình trên đường", bà sống bằng giấy thông hành tạm thời, lửng lơ không thuộc về một đất nước nào, không ít lần cay đắng tự vấn, "ta là ai, ta thuộc về đâu?" nhưng rồi tự mình bảo mình: Ta là Lệ Tân. Chỉ thế thôi đã giúp bà đủ sức mạnh để đi tiếp trên đường đời, tạo lập sự nghiệp và xây dựng một gia đình hạnh phúc.

Qua cuốn "Ngã ba đường", người đọc cũng thấy một phần cuộc sống của những du học sinh thời kỳ những năm 50, 60 thế kỷ trước tại các nước Xã hội chủ nghĩa, trong điều kiện đất nước đang còn chiến tranh, nước nhà chưa thống nhất.

Cũng trong buổi giới thiệu hai cuốn sách, phát biểu của những người thân trong gia đình tác giả đã hé lộ nhiều thông tin phía sau hai cuốn sách, những điều về gia đình mà bà Lệ Tân tránh không đưa vào "tiểu thuyết" và bà cũng không muốn tiết lộ trước báo giới về những điều này. "Có một điều làm tôi áy náy nhất, đó chính là mình không đóng góp được gì đáng kể cho những biến cố của đất nước, nhất là thời kỳ trước năm 1975. Tôi cảm thấy mình là một người Việt Nam đứng ngoài rìa của lịch sử" - Bà Lệ Tân trăn trở. "Trước một quyết định nào đó, bà có tin là có số phận?", trả lời câu hỏi của VnExpress, Lệ Tân Sitek nói rằng, khi quyết định một điều gì cũng có sự may rủi của số phận, có được, có mất, nhưng bà may mắn là đã... được.

Cả hai cuốn sách của Lệ Tân Sitek đều đã được chính tác giả dịch sang tiếng Ba Lan và phát hành tại nước này. Nhân dịp hai cuốn sách được Nhà xuất bản Trẻ in và phát hành tại Việt Nam, Lệ Tân Sitek đã về nước ra mắt sách. Sau buổi ra mắt tại Hà Nội, hai cuốn sách cũng sẽ được giới thiệu tại TP HCM vào 24/4, sau đó là tại Thư viện tỉnh Nghệ An quê hương tác giả.

(Báo vnexpress.net giới thiệu ngày 18/4/2013)

Dương Tử

Xem thêm
Thông tin tác giả
Thông tin chi tiết
Tác giả Lệ Tân Sitek
Nhà xuất bản Nxb Trẻ
Nhà phát hành NXB Trẻ
Giá bìa 125.000 vnđ
Khối lượng 374.00 gam
Ngôn Ngữ Tiếng Việt
Kích thước 13 x 20 cm
Ngày phát hành 02/08/2019
Số trang 384
Cuoc-thi-review-sach-topsach.vn
Nhận xét từ bạn đọc
Đánh giá trung bình
4.5/5
star star star star star>
0 vote
GỬI NHẬN XÉT CỦA BẠN
  • Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
  • Tiêu đề của nhận xét
Đăng nhập để nhận xét