(SGGP Ngày 17/01/2007)
“Mặt trăng của Emlyn”
Nằm trong bộ ba của tác phẩm đoạt giải nhất cuộc thi Smartties Grand Prix (cùng với hai tác phẩm Nhện tuyết, Chiến binh hạt dẻ), cuốn sách này là một tác phẩm mà các bạn trẻ yêu thích thể loại văn học giả tưởng không thể bỏ qua. Với câu chuyện xảy ra xung quanh cậu bé Emlyn, bạn đọc sẽ dần bước vào một thế giới huyễn hoặc của những “phù thủy nhỏ”. Họ kết hợp để chống lại cái ác và tạo ra một thế giới tốt đẹp, lung linh…
Tác giả: Jenny Nimmo; Đảo San Hô dịch; NXB Trẻ ấn hành; giá: 28.000đ/cuốn.
V.QUÊ
“Tôi thức thâu đêm vào lần sinh nhật thứ 18 trong màn…Một nỗi lo lăng không tên, xâm chiếm lòng tôi. Cảm thấy một chiều mùa hạ đầm đìa mồ hôi. Nóng 1 cách nhức nhối. Không khí như đóng váng. Đó là một sự chín đậm của cơ thể. Nó bắt đầu vữa. Cơ thể gào thét ở bên trong cố phá vỡ sự tù túng, tôi bạo lực, bất an…”
Giữa những bức bối, rối ren của thời thế, của lòng người, Anchee rơi vào mối quan hệ mê đắm, với 2 người, nữ đại đội trưởng Nghiêm và Giám sát ủy viên.
Mối quan hệ với Nghiêm là do hoàn cảnh đưa đẩy. 2 con người lao động như khổ sai nơi nông trường lửa đỏ. 2 con người bình dị ở bên ngoài nhưng bên trong là sự đấu tranh dữ dội, chống lại những cưỡng bức về tư tưởng, chống lại sự tha hóa nhân tính. Dẫu biết rằng rồi có ngày mối quan hệ biến thái đó sẽ bị triệt tiêu nhưng họ đã lưu giữ những ký ức đẹp nhất, trong những góc quý giá nhất của tâm hồn.
Với Giám sát ủy viên, Anchee trở về mối quan hệ thực sự, với một người đàn ông. Một người đàn ông làm sống dậy trong cô những rung động sâu sắc nhất. Bằng những dòng kể mộc mạc chân thực, hình ảnh họ là áng thơ tuyệt đẹp nhất và cũng buồn tủi nhất.
Truyện càng về cuối càng thu hút. Vai diễn Đỗ quyên đỏ mà Anchee theo đuổi là vở kinh kịch cuối cùng của Giang Thanh. Vở diễn được xây dựng bằng tham vọng của bà, tham vọng thống trị tư tưởng của thanh niên Trung Quốc… Nhưng tham vọng đó đã bị sụp đổ. Giống như vở Đỗ quyên đỏ, vở kinh kịch
“Tôi thức thâu đêm vào lần sinh nhật thứ 18 trong màn…Một nỗi lo lăng không tên, xâm chiếm lòng tôi. Cảm thấy một chiều mùa hạ đầm đìa mồ hôi. Nóng 1 cách nhức nhối. Không khí như đóng váng. Đó là một sự chín đậm của cơ thể. Nó bắt đầu vữa. Cơ thể gào thét ở bên trong cố phá vỡ sự tù túng, tôi bạo lực, bất an…”
Giữa những bức bối, rối ren của thời thế, của lòng người, Anchee rơi vào mối quan hệ mê đắm, với 2 người, nữ đại đội trưởng Nghiêm và Giám sát ủy viên.
Mối quan hệ với Nghiêm là do hoàn cảnh đưa đẩy. 2 con người lao động như khổ sai nơi nông trường lửa đỏ. 2 con người bình dị ở bên ngoài nhưng bên trong là sự đấu tranh dữ dội, chống lại những cưỡng bức về tư tưởng, chống lại sự tha hóa nhân tính. Dẫu biết rằng rồi có ngày mối quan hệ biến thái đó sẽ bị triệt tiêu nhưng họ đã lưu giữ những ký ức đẹp nhất, trong những góc quý giá nhất của tâm hồn.
Với Giám sát ủy viên, Anchee trở về mối quan hệ thực sự, với một người đàn ông. Một người đàn ông làm sống dậy trong cô những rung động sâu sắc nhất. Bằng những dòng kể mộc mạc chân thực, hình ảnh họ là áng thơ tuyệt đẹp nhất và cũng buồn tủi nhất.
Truyện càng về cuối càng thu hút. Vai diễn Đỗ quyên đỏ mà Anchee theo đuổi là vở kinh kịch cuối cùng của Giang Thanh. Vở diễn được xây dựng bằng tham vọng của bà, tham vọng thống trị tư tưởng của thanh niên Trung Quốc… Nhưng tham vọng đó đã bị sụp đổ. Giống như vở Đỗ quyên đỏ, vở kinh kịch không có dịp ra mắt người xem…
“Sinh động và hồn nhiên hơn bất cứ hồi ức nào trước đó về cách mạng văn hóa, quan sát sắc sảo, một áng hồi tưởng về xã hội Trung Quốc một thời”… Đó là lời nhận xét mà báo chí Mỹ dành cho cuốn Hồi ký Đỗ Quyên đỏ của Anchee Min.