Ký Hiệu Và Liên Ký Hiệu
Click để xem bìa sau

Ký Hiệu Và Liên Ký Hiệu

Tác giả: Lê Huy Bắc
Ký Hiệu Và Liên Ký Hiệu Lượt xem: 385 người
Sách Văn học Trong Nước, Phê bình văn học trong nước
Ký Hiệu Và Liên Ký Hiệu 0 Vote

Ký hiệu tồn tại như một sự tổng hòa các mối quan hệ văn hóa. Không thể có bất cứ một ký hiệu nào nằm ngoài văn hóa. Theo đó, ký hiệu không hề và không thể tồn tại như một thực thể độc lập tuyệt đối, mang một nghĩa tự trị đơn nhất. Ngay từ lúc ra đời, ký hiệu luôn được tri nhận trong các mối quan hệ văn hóa nhất định. Một ký hiệu, vì thế đã trở thành một tổ hợp ký hiệu trước và sau nó. Vậy nên, nó luôn là một liên ký hiệu.

Từ phát hiện này, chúng tôi tiếp cận ký hiệu ngôn từ ở chiều sâu của liên ký hiệu, đúng hơn là từ ký hiệu học hậu hiện đại. Khác với lẽ thường, thay vì lập mô hình để khu biệt và nhận dạng nghĩa của ký hiệu theo các cách nhà cấu trúc luận, chúng tôi đi giải cấu trúc ký hiệu để tìm bản chất của ký hiệu ngôn từ, tìm nội hàm của nó trong triết học, trong cổ mẫu, trong vô thức, trong quan niệm trò chơi hành dụng,… tóm lại là từ các mối liên kết nghĩa đa tầng bậc của chúng.

Sách này sử dụng lại, có sửa chữa cơ bản, một số chương đã in trong cuốn Ký hiệu học văn học, nhưng được sắp xếp để làm nổi bật lên tính liên ký hiệu - một đóng góp mang tính cá biệt của chúng tôi cho ngành ký hiệu học, vốn đã được khảo sát và ứng dụng rộng trên toàn thế giới.

Nghiên cứu ký hiệu đến nay đã đạt được những thành tựu đáng kể. Những tên tuổi như Charles Sanders Peirce, Ferdinand de  Saussure,  Roland  Barthes,  Jacques  Derrida,…  đã  quá quen thuộc với giới học thuật Việt Nam. Hướng nghiên cứu này trên thế giới ắt hẳn đã có cả triệu công trình lớn nhỏ. Có thể kể các cuốn tiêu biểu: Claude Lévi–Strauss với Nhân học cấu trúc (Structural Anthropology, 1968); Jacques Lacan với Ngôn ngữ của cái tôi: chức năng của ngôn ngữ trong Phân tâm học (The Language of the Self: The Function of Language in Psychoanalysis, 1968); Terence Hawkes với Chủ nghĩa cấu trúc và ký hiệu học (Structuralism and Semiotics, 1977); Jonathan Culler với Truy tìm ký hiệu (The Pursuit of Signs, 1981); Robert Scholes với Ký hiệu học và diễn giải (Semiotics and Interpretation, 1982); Thomas A. Sebeok (chủ biên), Ký hiệu chuyện kể: một khảo sát ký hiệu học (The Tell– Tale Sign: A Survey of Semiotics, 1975); Robert E. Innis (chủ biên), Ký hiệu học: Hợp tuyển nhập môn (Semiotics: An Introductory Anthology, 1985)…

Trước vô vàn công trình nghiên cứu giá trị trên, nhiệm vụ của chúng tôi chỉ là tổng hợp các lý thuyết đó theo một cấu trúc của riêng mình nhằm đưa ra một cách tiếp cận ký hiệu vừa mang tính hệ thống vừa dễ hiểu hơn đối với người đọc. Bên cạnh đó, chúng tôi vận dụng lý thuyết ký hiệu học, đặc biệt là liên ký hiệu, để phân tích, giải mã tác phẩm văn học, nhằm giúp người học cách thực hành lý thuyết, vận dụng nó vào thực tiễn. Văn bản được chọn khảo sát trong sách này được ưu tiên cho các tác phẩm được tuyển dạy trong nhà trường Việt Nam.

Hi vọng sách sẽ bổ ích đối với những ai yêu thích liên ký hiệu, yêu thích sự nghiên cứu ngôn ngữ văn chương như một quá trình hành dụng. Biết khó có thể tránh được hạn chế, chúng tôi mong nhận được các ý kiến đóng góp để sách hoàn thiện hơn trong các lần tái bản sau.

      Hà Nội, ngày 1 tháng 8 năm 2018

      GS. TS. Lê Huy Bắc

Xem thêm
Thông tin tác giả
Thông tin chi tiết
Tác giả Lê Huy Bắc
Nhà xuất bản Nxb Tổng hợp TP.HCM
Nhà phát hành NXBTH TPHCM
Giá bìa 125.000 vnđ
Khối lượng 484.00 gam
Ngôn Ngữ Tiếng Việt
Kích thước 15 x 24 cm
Ngày phát hành 02/08/2019
Số trang 392
Cuoc-thi-review-sach-topsach.vn
Nhận xét từ bạn đọc
Đánh giá trung bình
4.5/5
star star star star star>
0 vote
GỬI NHẬN XÉT CỦA BẠN
  • Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
  • Tiêu đề của nhận xét
Đăng nhập để nhận xét