Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt
Click để xem bìa sau

Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt

Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt Lượt xem: 259 người
Sách Văn học Trong Nước, Truyện ngắn hay nhất
Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt 0 Vote

Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt (Tuyển Kịch)

Lưu Quang Vũ (1948 - 1988) giữa những năm 60 của thế kỷ XX sáng tác thơ. Đến đầu những năm 80 chuyển sang sáng tác thể loại sân khấu và trở thành kịch tác giả nổi tiếng nhất của văn học giai đoạn sau 1975. Lưu Quang Vũ sáng tác thể loại kich chưa đầy mười năm, nhưng đã để lại một khối lượng gồm năm mươi tác phẩm. Trong số ấy, vở kịch Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt được coi là xuất sắc nhất. Vở kịch dựa trên một truyện kể dân gian, trong đó Lưu Quang Vũ sáng tạo rất lớn. Tác giả chuyển thể loại từ truyện kể sang thể loại kịch nói, với ngôn ngữ kịch: đối thoại, độc thoại và xây dựng được những xung đột kịch mà trong truyện kể dân gian không có. Đó là những xung đột kịch như giữa Hồn và Xác, giữa Hồn và những người thân trong gia đình, giữa Hồn và Tiên Đế Thích. Qua những xung đột kịch ấy, người đọc thấy được hai mảnh hồn, người trong nhân vật của Lưu Quang Vũ có triết lí sâu sắc.

***

Nhận định:

"Trong quan niệm của tôi, thơ và kịch rất gần nhau. Có lẽ thơ với kịch còn gần nhau hơn là thơ với văn xuôi. Đều là hai thể loại lớn và khó của văn học, thơ và kịch đều là sự sống và thế giới bên trong của con người ở dạng tinh chất, cô đọng và mãnh liệt nhất. Đối với tôi, kịch cũng là một thứ thơ được trình bày trong không gian và thời gian kỳ diệu của sân khấu, thông qua diễn xuất của diễn viên."

- Lưu Quang Vũ

"Có một ‘Kịch pháp Lưu Quang Vũ' mà cho đến nay, chẳng ai nói đến... Không ai bằng Vũ trong biệt tài nêu lên cái muôn đời trong cái bình thường, biến cổ tích - huyền thoại thành chuyện thời sự, dùng cái hư để nói cái thực, dùng cái thô lỗ để khẳng định cái cao quý...".

- Nhà nghiên cứu Phan Ngọc

"Đọc lại năm vở kịch được giới thiệu trong tập sách này, hi vọng có thể giúp bạn đọc hôm nay nhìn lại tầm vóc của một tác giả, trong thời gian sáng tạo ngắn ngủi của mình đã góp sức đưa nền sân khấu Việt Nam đạt đến một đỉnh cao mà hôm nay nhiều người còn mơ ước."

- Nhà phê bình Ngô Thảo

"Khi bước vào thế giới kịch nghệ, với sự rạch ròi quyết liệt của bản thân, Lưu Quang Vũ đã trở thành một nhà viết kịch hiện đại, với tất cả những ưu thời mẫn thế... Các kịch bản của Lưu Quang Vũ nồng đượm hơi thở của đời sống hiện đại với những vấn đề thời sự được phát hiện tươi rói từ con mắt và tấm lòng tràn đầy yêu thương của ông."

- Nhà phê bình Nguyễn Thị Minh Thái

"Kể từ khi ra đời bộ phim được ưa chuộng ấy, Không ngủ ở Seattle đã là một thành ngữ mỗi khi nhắc đến thành phố cảng miền Tây Bắc nước Mỹ. Tháng 11.1998 Nhà hát kịch Việt Nam đến đây, mang theo vở Hồn Trương Ba da hàng thịt, quả đã làm cho dân Seattle thêm một đêm mất ngủ. Họ nói không ngờ rằng thành phố này lại mời được một vở diễn tuyệt vời như thế."

- Nhà văn Hồ Anh Thái

Mời bạn đón đọc.

5 trong số 50 kịch bản của Lưu Quang Vũ đã được tuyển chọn đưa vào tuyển kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” mới phát hành cuối tháng 9 này.

NXB Hội Nhà Văn và công ty Nhã Nam đã xuất bản cuốn sách này để tưởng niệm 25 năm ngày mất nhà thơ, kịch tác gia kiệt xuất Lưu Quang Vũ. Cuốn sách gần 400 trang tập hợp 5 kịch bản tiêu biểu của Lưu Quang Vũ, đó là Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Ông vua hóa hổ, Ngọc Hân công chúa, Tôi và chúng ta, Điều không thể mất.

Viết về những câu chuyện hoàn toàn khác nhau nhưng cả 5 kịch bản đều có một điểm chung là nói về những thân phận, những kiếp người. Cuốn sách do đó thấm đẫm tính nhân văn sâu sắc.

Được nhiều người biết tới nhất là vở Hồn Trương Ba da hàng thịt được lấy làm tiêu đề sách. Vở kịch này từng được Nhát hát Kịch Việt Nam dàn dựng thành công, gây được tiếng vang trong nước và nước ngoài, và trở thành một vở kịch kinh điển của sân khấu Việt Nam. Bằng những tình huống kịch tính, căng thẳng, nhiều thông điệp đã được gửi đi trong cốt truyện mang chất liệu dân gian này. Đó là lời nhắc nhở về việc một linh hồn thanh cao không thể sống trong một thân xác thô phàm, là thông điệp về cái xấu đang ngày càng lấn át, và có nguy cơ làm băng hoại cái đẹp, là những thông điệp phi thời gian như "Không thể sửa một sai lầm này bằng một sai lầm khác"...

Trong kịch bản Ngọc Hân công chúa, Lưu Quang Vũ đã dựng nên một tác phẩm lịch sử có sức sống lâu bền. Cuộc hôn nhân ép buộc giữa Ngọc Hân và Nguyễn Huệ đã trở thành một mối tình đẹp, cả hai người đều là giai nhân, anh hùng; và hơn cả đó là tình yêu lớn của hai con người có nhân cách lớn, tư tưởng lớn. Trong vở kịch lịch sử này, Lưu Quang Vũ đã khéo léo lồng ghép những tư tưởng về cách dụng người tài, quan điểm về hiền sĩ... Nghệ thuật dựng nhân vật đạt tới mức điển hình trong kịch bản này. Như nhân vật Nguyễn Văn Chỉnh "chẳng thiết nhà Lê, nhà Trịnh nhà Tây Sơn hay bất cứ nhà nào! Điều khao khát nhất của ta là có quyền, thật sự có quyền. Bằng mọi cách, dù phải luồn lụy, bóp chết ai ta cũng làm bằng được" đã trở thành tiêu biểu cho những tên quan đứng phía sau mà có quyền hô phong hoán vũ, làm rối ren thời cuộc.

Ông vua hóa hổ là câu chuyện mang màu sắc cổ tích, nhưng những ý nghĩa lại không một chút màu hồng, mà lại là thông điệp về xã hội, chính trị, nhân cách. Nếu như Từ Đạo Hạnh lên ngôi nhờ vào sức mạnh, phép thuật của hùm beo, thì khi lên nắm quyền cũng hóa thành hổ. Câu chuyện đã gửi gắm nhiều tiếng nói có giá trị không chỉ cho những người nắm quyền, mà còn là tiếng nói của lòng nhân ái và cái thiện. Tư tưởng ấy được thể hiện rõ qua nhân vật Nguyễn Minh Không, khi ông chủ trương "càng có sức mạnh, càng ở ngôi cao, lòng nhân ái càng phải lớn".

Kịch bản Điều không thể mất là một câu chuyện thời hậu chiến, tuy không ai là kẻ xấu, không có kết cục mất mát đau thương nhưng lại lấy nhiều nước mắt khán giả qua bao lần dàn dựng.

Vở Tôi và chúng ta lại viết về câu chuyện xảy ra trong thời kỳ Đổi mới. Tác giả đặt ra những vấn đề về lối quản lý kinh tế chung, đặt cao cái "chúng ta" hữu hình mà không nhìn nhận, nói chính xác hơn là bỏ qua yếu tố "tôi"- yếu tố con người. Kịch bản không chỉ là một hoạt cảnh, mà còn là những trăn trở, những thao thức của một người sáng tạo văn hóa với sự phát triển kinh tế đất nước, với việc giữ gìn những điều tốt đẹp trong quá khứ dân tộc.

Chỉ với 5 vở kịch, chiếm một phần mười trong kho tàng kịch bản mà Lưu Quang Vũ viết trong khoảng thời gian ngắn ngủi cuối đời, đã cho độc giả, công chúng hình dung về tầm vóc của tác giả đã góp sức lớn cho một giai đoạn mà nền sân khấu, văn học từng phát triển rực rỡ.

(Báo vnexpress.net giới thiệu ngày 24/9/2013)

Hiền Đỗ

Xem thêm
Thông tin tác giả
Thông tin chi tiết
Tác giả TS. Đặng Quang Gia
Giá bìa 125.000 vnđ
Khối lượng 594.00 gam
Ngôn Ngữ Tiếng Việt
Kích thước 15 x 23 cm
Ngày phát hành 02/08/2019
Số trang 392
Cuoc-thi-review-sach-topsach.vn
Nhận xét từ bạn đọc
Đánh giá trung bình
4.5/5
star star star star star>
0 vote
GỬI NHẬN XÉT CỦA BẠN
  • Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
  • Tiêu đề của nhận xét
Đăng nhập để nhận xét