Tuyển tập gồm 46 tiểu phẩm của Hai Đầu Méo (Trần Nhã Thụy) là những chuyện từ chuyện trong nhà ngoài ngõ, đến chuyện vi mô, vĩ mô như: Ăn tết ở phố... Vui thật!, Bà già Noel, Bí quyết sách Best Seller, Bờ mông cực buồn, Chửi... Giỏi, Chuyện tình thời... Lô cốt, Con đường... Mau đẻ, Đời sống... Lên cao!, Hạnh phúc thời tăng giá, Khi thi sĩ thi Game show, Oan như... Mắm tôm, Triển lãm... Tội ác các ông chồng, Xóm Hô - Li - Út... qua đôi mắt và ngòi bút của Hai Đầu Méo khiến người ta phải "cười đến chảy nước mắt, chỉ có một số ít không cười với cảm giác bị gã này chơi xỏ".
Các nhân vật của anh cực... méo xuất hiện ngật ngưỡng trước mắt mọi người như: Văn Tèo, Thị Hợi, Văn Tóp, Văn Teo, Thị Búp, đại gia Tý Tửng, Bảy cà rem, Trần Văn Mười Bảy, Chín Cà lăm, nhà văn Xèng, đạo diễn Lé Ròm, thi sĩ Tủn, chủ bút của một tờ báo thì có tên Văn Nhất Định Mới... Họ quan niệm về cuộc đời khác hẳn. Bảy cà rem quan niệm: "Đời như cây cà rem nhiều khi vừa mát vừa lạnh, vừa giấu bên trong nhưng cũng phải thò ra ngoài, thấy thèm thì phải ăn, nếu không ăn thì sẽ bị... chảy nước" (- Bí quyết sách best seller).
Nói về giá cả cứ thay đổi từng giờ theo kiểu "phi cơ cất cánh", Hai đầu Méo cho rằng nó lợi lắm chứ chả chơi. Số là cái sự tăng giá nó đã góp phần "giữ gìn hạnh phúc gia đình" anh lắm lắm. "Sống trong thời tăng giá em thấy gia đình trở nên hòa thuận ấm cúng hơn. Đêm đêm em ngồi dạy cho con gái học may vá, thêu thùa, còn đấng chồng với con trai thì huỳnh huỵnh phía sau bếp luyện võ. Học may vá để mai mốt quần áo có rách thì còn tự biết mà vá. Tăng cường sức khỏe để nếu có thất nghiệp thì đi làm bốc vác kiếm sống. Nói chung gia đình trở nên đoàn kết thương yêu nhau rất nhiều". (- Hạnh phúc thời tăng giá)
Phố xá hiện lên với kẹt xe, ngập nước, nhà sập, cầu nghiêng, đào đường, lô cốt. "Dân thành phố vốn đã quen với cảnh đào đường rồi. Đường này đi không được thì băng đường khác, chịu khó... lội bùn, vượt chướng ngại vật rồi thì cũng tới nơi". Và đi xe đạp không chỉ tiết kiệm, bảo vệ môi trường mà còn có rất nhiều cái hay: "hễ gặp chỗ nào kẹt xe là vác lên vai mà... vượt phố". Khổ nhất là các bà mẹ trẻ: "sáng chạy ra đường liền bị kẹt xe "đỉnh cao", chiều đi làm về lại bị ngập nước "đỉnh cao", cuối tuần đi siêu thị thấy hầu bao thâm hụt "đỉnh cao", lâu lâu soi gương thấy nhan sắc hao hụt "đỉnh cao"... Vậy thì thử hỏi làm sao không tắt sữa cho được" (- Đời sống lên cao)
Nói như nhà thơ Trần Hoàng Nhân về tuyển tập này như sau: "Tin rằng khi đọc một tác phẩm hay cũng giống như được ăn một món ngon khoái khẩu vậy. Thì đây, Váy ơi là váy là một món ngon như thế, xin mời "bạn xơ" - nếu thích hoặc đứng nhìn - cũng được, vì tiểu phẩm Váy ơi là váy không phải hàng hóa độc quyền bắt buộc bạn phải dùng"
Mời bạn đón đọc.
"Khi đọc lai rai những tiểu phẩm ký bút danh Hai Đầu Méo, tôi không tin là gã". Đó là sự ngạc nhiên của Lê Minh Quốc khi phát hiện, hóa ra những bài tiểu phẩm Hai Đầu Méo mà anh đọc bấy lâu nay lại chính là của gã trai anh vẫn hay gặp: Trần Nhã Thụy.
Phát hiện ra điều này, Lê Minh Quốc cho rằng, nói "văn là người" là trật lất. Ít ra trong trường hợp của gã Hai Đầu Méo. "Thoạt nhìn bản mặt của gã, tôi luôn sực nhớ đến cái tựa rất oách của nhà văn bậc thầy Nam Cao: 'Cái mặt không chơi được'. Hoặc nói như ngôn ngữ của thời 'Sát thủ đầu mưng mủ' là chán như con gián. Ai đời, trong những cuộc trà tam tửu tứ, thiên hạ đua nhau huyên thuyên ba hoa chích chòe, tranh nhau tào lao xích đế thì gã cứ ngồi ngậm câm như thóc", Lê Minh Quốc tiếp tục bình luận tếu táo về tính ít nói của Trần Nhã Thụy.
Đúng là làm sao Lê Minh Quốc có thể ngờ được Hai Đầu Méo lại là Trần Nhã Thụy cơ chứ. Bởi bản thân "gã" này sau mấy năm đọc lại tiểu phẩm của mình cũng không nhận ra đấy là những tiểu phẩm do chính mình viết.
Thử nghe Trần Nhã Thụy lý giải về bút danh Hai Đầu Méo: "Tại sao là Hai Đầu Méo? Vì tôi vốn thứ Hai, từ nhỏ đã sở hữu một cái đầu hơi... móp méo, nên khi nghĩ bút danh cho mục Tiểu phẩm (trên báo) tôi đã lấy cái tên nghe ngồ ngộ này. Thêm nữa, vì đây là tiểu phẩm châm biếm, nên phải được tư duy bằng cái đầu hài hước và hơi... méo mó một chút". Thế đấy!
Cuốn Váy ơi là váy gồm 46 tiểu phẩm của Hai Đầu Méo bám sát với thời sự mỗi ngày. Từ chuyện trong nhà ngoài ngõ, đến chuyện vi mô, vĩ mô, thể hiện qua các tiểu phẩm: Ăn tết ở phố... Vui thật!, Bà già Noel, Bí quyết sách Best Seller, Bờ mông cực buồn, Chửi... Giỏi, Chuyện tình thời... Lô cốt, Con đường... Mau đẻ, Đời sống... Lên cao!, Hạnh phúc thời tăng giá, Khi thi sĩ thi Game show, Oan như... Mắm tôm, Triển lãm... Tội ác các ông chồng, Xóm Hô - Li - Út, Váy ơi là váy...
Các nhân vật của anh cũng xuất hiện với những cái tên cực méo mó, như: Văn Tèo, Thị Hợi, Văn Tóp, Văn Teo, Thị Búp, đại gia Tý Tửng, Bảy cà rem, Trần Văn Mười Bảy, Chín Cà lăm, nhà văn Xèng, đạo diễn Lé Ròm, thi sĩ Tủn, chủ bút của một tờ báo thì có tên Văn Nhất Định Mới... Nhân vật của Hai Đầu Méo quan niệm về cuộc đời khác hẳn mọi người. Hãy nghe Bảy cà rem quan niệm: "Đời như cây cà rem nhiều khi vừa mát vừa lạnh, vừa giấu bên trong nhưng cũng phải thò ra ngoài, thấy thèm thì phải ăn, nếu không ăn thì sẽ bị... chảy nước" (Bí quyết sách best seller).
Phố xá hiện trên trang viết của anh với kẹt xe, ngập nước, nhà sập, cầu nghiêng, đào đường, lô cốt. "Dân thành phố vốn đã quen với cảnh đào đường rồi. Đường này đi không được thì băng đường khác, chịu khó... lội bùn, vượt chướng ngại vật rồi thì cũng tới nơi". Và đi xe đạp không chỉ tiết kiệm, bảo vệ môi trường mà còn có rất nhiều cái hay: "Hễ gặp chỗ nào kẹt xe là vác lên vai mà... vượt phố". Khổ nhất là các bà mẹ trẻ: "Sáng chạy ra đường liền bị kẹt xe 'đỉnh cao', chiều đi làm về lại bị ngập nước 'đỉnh cao', cuối tuần đi siêu thị thấy hầu bao thâm hụt 'đỉnh cao', lâu lâu soi gương thấy nhan sắc hao hụt 'đỉnh cao'... Vậy thì thử hỏi làm sao không tắt sữa cho được" (Đời sống lên cao).
Cảnh phụ huynh chen chân, xếp hàng nộp hồ sơ nhập học cho con được Hai Đầu Méo cho đó là dịp hiếm hoi để ôn lại kỷ niệm dấu yêu một thời bao cấp: "Mọi người hồi tưởng lại những kỷ niệm thời họp thôn ở sân phơi hợp tác xã. Tiếng đập muỗi, tiếng ca cải lương, tiếng người la mất dép, tiếng đánh rắm... khiến ai nấy đều thấy lòng xao động. Ôi dễ gì mới có dịp như thế này để ôn lại kỷ niệm làng quê xưa" (Đời nghèo càng vui).
Nói về giá cả cứ thay đổi từng giờ theo kiểu "phi cơ cất cánh", Hai Đầu Méo cho rằng nó lợi lắm chứ chả chơi. Số là cái sự tăng giá đã góp phần "giữ gìn hạnh phúc gia đình" anh lắm lắm. "Sống trong thời tăng giá em thấy gia đình trở nên hòa thuận ấm cúng hơn. Đêm đêm em ngồi dạy cho con gái học may vá, thêu thùa, còn đấng chồng với con trai thì huỳnh huỵnh phía sau bếp luyện võ. Học may vá để mai mốt quần áo có rách thì còn tự biết mà vá. Tăng cường sức khỏe để nếu có thất nghiệp thì đi làm bốc vác kiếm sống. Nói chung gia đình trở nên đoàn kết thương yêu nhau rất nhiều".
Việc tăng giá bây giờ đã trở thành một bài ca hay đáo để, có vần có vè, có nhạc điệu hẳn hoi: "Học phí lên cao, viện phí lên cao và các khoản thu phí đều... lên cao... lên cao!... trong khi mọi thứ lên cao thì... lương lại rất thấp... rất thấp".
Cái sự "đời sống lên cao" tới mức... giật lùi khiến người đọc cười đến chảy nước mắt. Chỉ có một số ít không cười vì cảm giác bị gã này "chơi xỏ".
(Báo vnexpress.net giới thiệu ngày 3/5/2013)
Ngân Hoa
Tác giả của Váy ơi là váy đã bám sát vào thời sự để "lẩy" ra tiếng cười. Đó là những Bí quyết sách best seller, Cầu truyền hình... lì xì đầu năm, Chuyện tình thời... lô cốt, Khi hoa hậu xóm đi casting v.v... Người đọc được tác giả dẫn theo những tình huống có thật để rồi bất ngờ anh "đá giò lái" qua chuyện khác, phải bật cười thích thú. Từ chuyện Lời trần tình của một... cuốn sách giả, nhân vật "ngẫu hứng" liên hệ: "Em là em không biết chữ, nhưng em rất mê bán sách như cái cô Trúc trong phim Bỗng dưng muốn khóc của anh đạo diễn đầu trọc rất nổi tiếng đấy"; rồi chuyển sang "triết lý" cùn: "Không có sách giả, nếu không có người làm sách giả. Không có sách giả, nếu như không có người bán sách giả"...
Thật thú vị, khi xem triển lãm Vì một thế giới không có bạo lực, anh đã cho một "quý ông lịch lãm" tham quan cái vồ bằng đất, rồi phát biểu cảm xúc với MC: "Ở nhà tôi thường đánh vợ con bằng chổi, nhưng chổi bây giờ kém chất lượng lắm, đánh vài ba lần là gãy hết trọi, tôi nghĩ cái vồ đập đất này chất lượng cao hơn nhiều, cầm chắc tay. Tôi xin mua tác phẩm này"!
Thêm một người viết mới, làng trào phúng càng đông vui! Ngòi bút của Hai Đầu Méo cũng rất đáng tin cậy, bởi tên mới nhưng anh là người không lạ trong trường văn trận bút: nhà văn Trần Nhã Thụy - tác giả của Sự trở lại của vết xước (tiểu thuyết) đã được tặng thưởng của Hội Nhà văn TP.HCM năm 2009 và nhiều tác phẩm khác. Đây là một "thể nghiệm" mới của nhà văn Trần Nhã Thụy và đã đạt được hiệu quả khi đem lại cho người đọc được những tiếng cười sảng khoái...
(Báo phunuonline.com.vn giới thiệu ngày 5/5/2013)
LÊ VĂN NGHỆ
Trần Nhã Thụy dùng bút danh Hai Đầu Méo khi viết tiểu phẩm Váy ơi là váy. Tại sao lại là Hai Đầu Méo? "Vì tôi thứ Hai, từ nhỏ đã sở hữu một cái đầu hơi... móp méo, nên khi nghĩ bút danh cho mục tiểu phẩm tôi đã lấy cái tên nghe ngồ ngộ này. Thêm nữa, vì đây là tiểu phẩm châm biếm, nên phải được tư duy bằng cái đầu hài hước và hơi... méo mó một chút" - Trần Nhã Thụy "trần tình đơn giản" về cái bút danh ngồ ngộ của anh.
Viết tiểu phẩm để "xả xì-trét"
Gần 50 tiểu phẩm trong Váy ơi là váy, tôi đã đọc phần nhiều khi in trên báo, vì Hai Đầu Méo từng rủ rê tôi - dùng bút danh Y Choang Trần - khi viết tiểu phẩm cho mục này. Viết với chúng tôi, hẳn nhiên là để kiếm sống và viết cũng không phải để thành đại gia lắm tiền đi bao mấy em chân dài... Tuy nhiên, viết không chỉ để kiếm sống, viết còn là cách để người viết bớt buồn. Gặp mặt hàng ngày, tôi ít khi thấy Trần Nhã Thụy buồn ai, vì có lẽ những nỗi buồn của anh đã được "xả xì-trét" trong lúc viết tiểu phẩm hết rồi!
Cuốn sách Váy ơi là váy lúc đầu được Hai Đầu Méo đặt tên Bờ mông cực buồn theo một câu thơ của tác giả 8x từng tạo nên hiện tượng trên văn đàn Nguyễn Thế Hoàng Linh. Thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh thế này: "Chẳng qua tại sịp em hồng/ Và em có một bờ mông cực buồn. Còn tiểu phẩm Bờ mông cực buồn viết chuyện thời trang thiếu vải của nhiều cô gái hiện nay, khiến người khác khó xử khi nhìn, một cách trào lộng đến cười ra nước mắt.
Đọc Váy ơi là váy giúp tôi giải sầu được! Bởi theo tôi, Hai Đầu Méo như một đầu bếp giỏi đã biết dọn ra những thực đơn có thật, được chọn lọc và hợp khẩu vị với nhiều người đọc hôm nay, trong đó có tôi. Nhà văn phải biết tưởng tượng, điều này hẳn nhiên, nhưng nhà văn viết tiểu phẩm dù tưởng tượng siêu phàm đến mấy mà không dựa trên thực tế cuộc sống thì khó thể khiến người đọc nhếch mép cười. Viết tiểu phẩm mà không có chất thực của đời sống, cũng giống như ông đầu bếp toàn làm bánh vẽ hoặc bày ra các món "thịt rồng, thịt phượng" xa lạ với con người vậy. Người đọc chưa nhìn thấy, chưa nếm thử "chất thực" trong đời làm sao biết ngon hay dở, vui hay buồn để so sánh... mà cười được.
Một đầu bếp giỏi
Nhiều người sẽ hỏi: đọc tiểu phẩm chỉ để bớt buồn thôi ư, nếu vậy có khác gì xem tấu hài? Vâng, hoàn toàn đúng, đọc tiểu phẩm chỉ để cười thì đó là một tiểu phẩm hay một cách... cơ học, giống như mình bị thọc lét vậy.
Nhưng đọc Váy ơi là váy lại bớt buồn theo cách khác. Hai Đầu Méo đưa ra những góc nhìn về cuộc sống xung quanh khiến người đọc tự nhận thức lại sự bi lụy của mình, để rồi tủm tỉm cười: "Cuộc đời vui quá không buồn được" (thơ Tuân Nguyễn).
Với bạn đọc trung thành của Trần Nhã Thụy, tôi tin người yêu thích văn của anh không ít, nếu để ý sẽ thấy ông nhà văn sinh năm 1973 này rất chịu khó thâm canh đề tài. Cùng là vấn đề về môi trường sống bị ô nhiễm, Trần Nhã Thụy viết thành tiểu thuyết Sự trở lại của vết xước (tặng thưởng Hội Nhà văn TP.HCM 2009), với câu mở hàng: "Cơ thể chúng ta đang bị nhiễm độc từ từ".
Cũng đề tài môi trường, Hai Đầu Méo thì viết Chuyện tào lao với một buổi sáng trốn kẹt xe tấp vào quán cà phê được pha chế bằng hóa chất ở chợ Kim Biên, gặp con cua biết nói tiếng người vừa "tị nạn" trong trái nước dừa vì không chịu nổi các dòng sông bốc mùi. Rồi lại chính Trần Nhã Thụy chuyển đề tài môi trường ô nhiễm này thành kịch bản phim truyền hình Ám ảnh... Tôi nói Trần Nhã Thụy hay Hai Đầu Méo là một đầu bếp giỏi là vì vậy, bởi anh "chế biến" các món tiểu thuyết, món tiểu phẩm hay món kịch bản phim truyền hình từ một nguồn nguyên liệu đều ngon và có vị riêng!
Tin rằng khi đọc một tác phẩm hay cũng giống như được ăn một món ngon khoái khẩu vậy. Thì đây, Váy ơi là váy là một món ngon như thế, xin mời "bạn xơi" - nếu thích - hoặc đứng nhìn cũng được, vì tiểu phẩm Váy ơi là váy không phải hàng hóa độc quyền bắt buộc bạn phải dùng. Bởi Trần Nhã Thụy thuộc dạng nhà văn không bao giờ chủ động "PR" tác phẩm của mình để thành "hàng hóa" best-seller, dù anh không hề thiếu "phương tiện" để đánh bóng tên tuổi và tác phẩm của mình.
(Báo thethaovanhoa.vn giới thiệu 13/5/2013)
TRẦN HOÀNG NHÂN
Thể thao & Văn hóa
Xem thêmGiá bìa | 125.000 vnđ |
---|---|
Khối lượng | 220.00 gam |
Ngôn Ngữ | Tiếng Việt |
Kích thước | 13 x 21 cm |
Ngày phát hành | 02/08/2019 |
Số trang | 216 |
- Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
- Tiêu đề của nhận xét