Tuyển Tập Nghiên Cứu Phê Bình
Lượt xem: 257 người
Sách Văn học Trong Nước, Phê bình văn học trong nước
0
Vote
Thông tin tác giả Trương Tửu Trương Tửu Vào trang riêng của tác giả Xem tất cả các sách của tác giả Tuyển Tập Nghiên Cứu Phê Bình:
Nhìn vào danh sách những người được đề nghị tặng giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật gần đây, bỗng thấy tiếc cho Trương Tửu. Nếu ông không buông bút sớm sau cái vụ án văn nghệ mà các nhà viết lịch sử phê bình văn học rồi sẽ còn phải lật đi lật lại ấy, và nếu ông tiếp tục sáng tạo!... giờ đây những tên tuổi như Phùng Quán, Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm... và trước nữa là Trần Đức Thảo, Đào Duy Anh... những người cùng trên "chuyến xe bão táp" với ông đã được khôi phục hoàn toàn, tác phẩm của họ đã được Nhà nước vinh danh và trả về cho nhân dân, thì ông vẫn mãi là nhà phê bình tiêu biểu trước cách mạng. Mặc dù ông là một trong những người viết phê bình theo tinh thần mác xít đầu tiên ở Việt Nam, là giáo sư văn học nổi tiếng trong các trường đại học kháng chiến cùng với Đặng Thai Mai, là nhà hùng biện trên giảng đường các khoa văn, sử ở Đại học Tổng hợp Hà Nội hồi đầu hoà bình lập lại. Mặc dù ông đã góp công xây dựng và trực tiếp biên tập bài vở cho tập san khoa học của Đại học sư phạm. Mặc dù ông cũng có không ít công trình được viết ở các giai đoạn này: giáo trình về văn học Việt Nam hiện đại, những tiểu luận văn học, chuyển khảo về Nguyễn Du và Truyện Kiều, về văn học sử, về truyện Thạch Sanh và về văn chương bình dân...
Từ các công trình phê bình văn học của Trương Tửu, chúng ta cùng suy nghĩ xem phê bình là chủ quan hay khách quan, nên là nghệ thuật hay là khoa học.
Phê bình khoa học, đấy là một phương pháp mà theo Trương Tửu thì cần "gác bỏ hết những tình cảm riêng, những thành kiến và dư luận đã định giá thi nhân kia và tác phẩm kia" để "làm hết nghĩa vụ của một nhà phê bình vẫn tôn thờ khoa học". Chữ "khoa học" được Trương Tửu dùng với hai nghĩa: thứ nhất, sự "khách quan" trong phân tích đánh giá sự kiện, hiện tượng. Thứ hai, khả năng vận dụng các lý thuyết của những bộ môn khoa học như tâm lý học, di truyền học, xã hội học... vào phê bình văn chương. Chủ trương phê bình này rõ ràng là đối lập lại với truyền thống bình văn và cảm thụ văn học hồn nhiên đã được xác lập vững chắc cho đến lúc đó và ngày nay vẫn chiếm ưu thế trong văn hoá phê bình của chúng ta. Đấy là một trong những lý do chủ yếu khiến tác giả của nó bị chỉ trích từ nhiều phía và chịu rất nhiều điều tiếng. Phê phán nặng nhất và cũng "thành thực" nhất có lẽ là những ý kiến của Hoài Thanh, chủ soái của lối phê bình chủ quan, trực giác. Trong lịch sử phê bình văn học của chúng ta, có một cuộc tranh luận "nhỏ", song lại có ý nghĩa khá lớn. Đó là cuộc đối đáp giữa Trương Tửu và Hoài Thanh về vấn đề phương pháp phê bình văn học cần thiên về sự chủ quan hay sự khách quan. Họ không chỉ cãi nhau bằng lý, họ còn muốn chứng tỏ hiệu nặng của lối phê bình mà mình "tôn thờ" bằng việc phân tích những tác phẩm cụ thể; hơn nữa lại là tác phẩm của Việt Nam mà ai cũng biết. Trường hợp cụ thể được nêu ra là cần "tìm hiểu" Truyện Kiều và tác giả của nó, tức Nguyễn Du, theo cách nào? Lịch sử văn học ta có rất nhiều cuộc tranh luận lớn và nhỏ, đa phần chúng có căn nguyên từ các lĩnh vực văn hoá, xã hội, xã hội cận kề văn học. Việc tranh luận về "phương pháp" của bản thân văn học là khá hiếm hoi.
Năm 1942, Trương Tửu "minh chứng" hiệu quả của lối phê bình khoa học bằng một việc làm "cũ" nhất trong việc văn học chúng ta là bàn về Truyện Kiều. Truyện Kiều từ trước đến nay luôn là "bãi thử" của những phương tiện phê bình mới. Ông cho rằng phê bình văn học phải tìm hiểu cá tính nhà văn; cá tính là "thể cách riêng của một nhà văn. Nhờ có cá tính mà mỗi người chúng ta cảm xúc, suy nghĩ và hành động một cách khác, không ai giống ai". Theo ông lối phê bình tìm hiểu "tâm sự nhà văn trong tác phẩm văn chương" vừa dễ dãi vừa không đúng đắn. Nó vẽ đường để cho ai ai cũng có thể bàn về Truyện Kiều kể cả những sự tủn mủn, vụn vặt nhất, khiến cho độc giả có lúc chẳng hiểu cuốn Truyện Kiều là câu chuyện về nàng Kiều hay câu chuyện về Nguyễn Du. Tâm sự theo ông, chỉ là phần hữu thức "phần nổi của tảng băng", trong khi cá tính con người lại chủ yếu thuộc "cõi tiềm thức", ở phần chìm, chiếm chín phần mười của tảng băng. Còn cá tính, theo Trương Tửu là một kiến trúc bao gồm nhiều yếu tố hoá hợp nhau rồi kết tinh lại, trong đó nổi trội là ba yếu tố sinh lý di truyền, địa lý tự nhiên. Kết thúc phần "khái luận" của cuốn sách này, tác giả đưa ra một khẳng quyết khá cực đoan "nghiên cứu một văn phẩm mà không tìm đến cá tính nhà văn và hình ảnh xã hội đương thời với nhà văn phản chiếu trong văn phẩm ấy tức là không hiểu gì về nghệ thuật phê bình hết"...
Mục Lục:
Phê bình văn học - trường hợp Trương Tửu
Niên biểu Trương Tửu
I: Nhập cuộc văn chương đương đại
II: Về nguồn văn học dân tộc
Phụ Lục: Người trong cõi nhớ.
Mời bạn đón đọc.
Xem thêm
Thông tin chi tiết
Tác giả | Trương Tửu |
---|---|
Nhà xuất bản | Nxb Lao động |
Nhà phát hành | Đông Tây |
Giá bìa | 125.000 vnđ |
Khối lượng | 1500.00 gam |
Ngôn Ngữ | Tiếng Việt |
Kích thước | 16x24 cm |
Ngày phát hành | 02/08/2019 |
Số trang | 1088 |
Nhận xét từ bạn đọc
Đăng nhập để gửi nhận xét của Bạn
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
GỬI NHẬN XÉT CỦA BẠN
- Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
- Tiêu đề của nhận xét