Thưởng Ngoạn Đồ Sứ Kí Kiểu Thời Nguyễn 1802 - 1945

Thưởng Ngoạn Đồ Sứ Kí Kiểu Thời Nguyễn 1802 - 1945

Thưởng Ngoạn Đồ Sứ Kí Kiểu Thời Nguyễn 1802 - 1945 Lượt xem: 558 người
Sách Chuyên Ngành, Sách mỹ thuật - hội họa, Sách giáo khoa mỹ thuật
Thưởng Ngoạn Đồ Sứ Kí Kiểu Thời Nguyễn 1802 - 1945 1 Vote

Những người có thú đam mê đồ sứ cổ của Việt Nam không ai là không hơn một lần trầm trồ và ước ao được sở hữu những món đồ sứ được mệnh danh là Bleus de Hué (đồ sứ men lam Huế) lừng danh của thời Nguyễn.

Nhưng không phải lúc nào cũng có thể sở hữu "vật báu" hay ngắm nhìn thỏa thuê trong bảo tàng, nên những tập sách sưu tầm, nghiên cứu về nó trở thành giá trị "phi vật thể" như một bảo tàng mini.

Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn, có lẽ không chỉ là sự đam mê trước vẻ đẹp tuyệt mỹ của những món đồ sứ cổ thời Nguyễn - là di vật do tổ tiên gia đình để lại và do bản thân sưu tầm, mà có lẽ ông còn muốn đi tìm những tri âm để chia sẻ nguồn đam mê đó bằng một hình thức vừa thanh tao, vừa bác học nhưng không kém phần thú vị: thể hiện trên sách.

Nhưng có thể nói, điều đặc biệt của Thưởng ngoạn đồ sứ kí kiểu thời Nguyễn (1802-1945) chính là việc xác định tên gọi của "dòng" đồ sứ này. Từ trước tới nay, trong giới cổ ngoạn thường gọi là đồ sứ men lam Huế , theo cách đặt tên của một nhà nghiên cứu người Pháp ở đầu thế kỷ 20, cứ thế, dần dà nó trở thành "kí hiệu" của dòng đồ sứ cổ thời này.

Đồ sứ thời này được gọi chung là đồ kí kiểu thời Nguyễn để thấy được tổng thể chính xác của nó.

Thưởng ngoạn đồ sứ kí kiểu thời Nguyễn, 1802-1945, dù chỉ là hình ảnh của những bình, lọ, ấm, chén, bát, tứ bảo thư phòng… nhưng có thể thấy được toàn cảnh thịnh – suy của các đời Vua.

Tác giả đặt tên cuốn sách của mình là Thưởng ngoạn… là có nguyên cớ hẳn hòi. Đồ cổ nói chung và đồ sứ kí kiểu nói riêng, thường giấu trong mình nhiều bí ẩn lịch sử và văn hoá, mang tính cách và tinh hoa của chủ nhân sáng tạo ra nó, ngoài ra còn là nơi cất giữ những ước mơ của người đời trước cho người đời sau như một thông điệp thời gian.

Giải mã được những điều đó phải có nhiều điều kiện, không chỉ thời gian mà cần nhiều kiến thức khoa học kết hợp, đồng thời phải có cả những phương tiện giúp "vượt thời gian, không gian", thì mới có thể.

Tác giả dù có tham vọng để thật sự "sống" với cổ vật nhưng trong một cuốn sách thì không thể, nên chỉ là bước đầu với bộ sưu tập công phu, gần như toàn cảnh của đồ sứ kí kiểu thời Nguyễn, để những tri âm với đồ cổ cùng thưởng ngoạn, ngắm nhìn, như phác thảo trước của những nghiên cứu sâu về sau.

Chẳng phải đi đâu xa, vào bảo tàng hay tìm đến những nhà sưu tập đồ sứ cổ… (mà chắc gì đã được chủ nhân cho phép thưởng thức), những người đam mê đồ sứ men lam Huế - đồ sứ kí kiểu thời Nguyễn giờ đây có thể thoả mãn trong một chừng mực, nhưng không kém thú vị khi sở hữu trong tay cuốn Thưởng ngoạn đồ sứ kí kiểu thời Nguyễn (1802-1945) của nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn.

Ngoài sự phong phú của các mẫu vật được minh họa, cuốn sách còn được thực hiện với chất lượng in ấn cao cấp trên nền giấy tốt, nội dung được chăm chút với những chú giải ngắn, gọn, đầy đủ một cách khoa học, chính xác những số liệu, đỉểm xuyết vào đó là những câu thơ Nôm, thơ Hán, để vừa ngắm cổ vật qua ảnh vừa ngâm nga thơ người xưa như một cách thưởng thức thanh tao của bậc trí giả.

Mời bạn đón xem.

Những người có thú đam mê đồ sứ cổ của Việt Nam không ai là không hơn một lần trầm trồ và ước ao được sở hữu những món đồ sứ được mệnh danh là Bleus de Hué (đồ sứ men lam Huế) lừng danh của thời Nguyễn.

Những người có thú đam mê đồ sứ cổ của Việt Nam không ai là không hơn một lần trầm trồ và ước ao được sở hữu những món đồ sứ được mệnh danh là Bleus de Hué (đồ sứ men lam Huế) lừng danh của thời Nguyễn.

Nhưng không phải lúc nào cũng có thể sở hữu "vật báu" hay ngắm nhìn thỏa thuê trong bảo tàng, nên những tập sách sưu tầm, nghiên cứu về nó trở thành giá trị "phi vật thể" như một bảo tàng mini. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn, có lẽ không chỉ là sự đam mê trước vẻ đẹp tuyệt mỹ của những món đồ sứ cổ thời Nguyễn- là di vật do tổ tiên gia đình để lại và do bản thân sưu tầm, mà có lẽ ông còn muốn đi tìm những tri âm để chia sẻ nguồn đam mê đó bằng một hình thức vừa thanh tao, vừa bác học nhưng không kém phần thú vị: thể hiện trên sách.

Nhưng có thể nói, điều đặc biệt của Thưởng ngoạn đồ sứ kí kiểu thời Nguyễn (1802-1945) chính là việc xác định tên gọi của "dòng" đồ sứ này. Từ trước tới nay, trong giới cổ ngoạn thường gọi là đồ sứ men lam Huế, theo cách đặt tên của một nhà nghiên cứu người Pháp ở đầu thế kỷ 20, cứ thế, dần dà nó trở thành "kí hiệu" của dòng đồ sứ cổ thời này. Song nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn, đã phân tích rất khoa học và thuyết phục, dựa theo ngôn ngữ dân gian và ngôn ngữ trong văn chương bác học, để gọi tên của "dòng" đồ sứ cổ này: Phía Bắc gọi đồ mẫu, phía Nam gọi đồ kiểu. Và kí kiểu là đồ sứ do người Việt đặt người nước ngoài, thường là Trung Quốc, Pháp, Anh… làm theo mẫu của mình, trong đó có đồ Ngự dụng (Vua sử dùng, hoặc trong hoàng tộc, vương tôn, quan lại quý tộc... và cả thường dân có tiền.

Đồ sứ thời này được gọi chung là đồ kí kiểu thời Nguyễn để thấy được tổng thể chính xác của nó. Thưởng ngoạn đồ sứ kí kiểu thời Nguyễn, 1802-1945, dù chỉ là hình ảnh của những bình, lọ, ấm, chén, bát, tứ bảo thư phòng… nhưng có thể thấy được toàn cảnh thịnh – suy của các đời Vua.

Ví như đời vua Gia Long, lo lập triều nên đồ sứ ít phong phú, đa dạng. Tới đời vua Minh Mạng, giao lưu với phương Tây, triều chính đã có quy củ, nên vật dụng không chỉ đa dạng mà còn phong phú về cả mặt thẩm mỹ. Sang đời vua Thiệu Trị, quốc gia thịnh vượng, nên chú trọng vào nghệ thuật, nên đồ sứ thời này mang tính nghệ thuật thẩm mỹ rất cao. Đời vua Tự Đức, do nhiều biến cố quốc gia, quân Pháp đổ bộ vào Việt Nam, nên đồ sứ thời này có nhiều sắc thái, đa dạng, đa phong cách, ít chuẩn mực- như chữ Nhật- Mặt trời, trên to dưới nhỏ.

Đến đời vua Thành Thái, Duy Tân là thời kí xáo động nhất, bản thân nhà vua cũng không giữ được mệnh, nên thời này đồ sứ cũng "nghèo". Đến vua Khải Định, ông vua yêu nghệ thuật, phóng khoáng, nên đồ sứ thời này "lai" Tây rất nhiều, có thể truy nguyên thông qua các hoa văn, kiểu cách… Và đời vua Bảo Đại, ông vua cuối cùng của triều Nguyễn, có nhiều đam mê khác hơn đồ sứ dùng trong cung nên gần như chỉ có vài món đồ đặt làm quà tặng.

Tác giả đặt tên cuốn sách của mình là Thưởng ngoạn… là có nguyên cớ hẳn hòi. Đồ cổ nói chung và đồ sứ kí kiểu nói riêng, thường giấu trong mình nhiều bí ẩn lịch sử và văn hoá, mang tính cách và tinh hoa của chủ nhân sáng tạo ra nó, ngoài ra còn là nơi cất giữ những ước mơ của người đời trước cho người đời sau như một thông điệp thời gian.

Giải mã được những điều đó phải có nhiều điều kiện, không chỉ thời gian mà cần nhiều kiến thức khoa học kết hợp, đồng thời phải có cả những phương tiện giúp "vượt thời gian, không gian", thì mới có thể.

Tác giả dù có tham vọng để thật sự "sống" với cổ vật nhưng trong một cuốn sách thì không thể, nên chỉ là bước đầu với bộ sưu tập công phu, gần như toàn cảnh của đồ sứ kí kiểu thời Nguyễn, để những tri âm với đồ cổ cùng thưởng ngoạn, ngắm nhìn, như phác thảo trước của những nghiên cứu sâu về sau. Chẳng phải đi đâu xa, vào bảo tàng hay tìm đến những nhà sưu tập đồ sứ cổ… (mà chắc gì đã được chủ nhân cho phép thưởng thức), những người đam mê đồ sứ men lam Huế - đồ sứ kí kiểu thời Nguyễn giờ đây có thể thoả mãn trong một chừng mực, nhưng không kém thú vị khi sở hữu trong tay cuốn Thưởng ngoạn đồ sứ kí kiểu thời Nguyễn (1802-1945) của nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn.

Ngoài sự phong phú của các mẫu vật được minh hoạ, cuốn sách còn được thực hiện với chất lượng in ấn cao cấp trên nền giấy tốt, nội dung được chăm chút với những chú giải ngắn, gọn, đầy đủ một cách khoa học, chính xác những số liệu, đỉểm xuyết vào đó là những câu thơ Nôm, thơ Hán, để vừa ngắm cổ vật qua ảnh vừa ngâm nga thơ người xưa như một cách thưởng thức thanh tao của bậc trí giả.

Hoài Hương

(Nguồn: Báo Tuần Việt Nam)

Có thể thấy rõ hơn bóng dáng lịch sử, văn hoá thời Nguyễn (1802-1945) trong cuốn sách thứ năm của nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn...

Có thể thấy rõ hơn bóng dáng lịch sử, văn hoá thời Nguyễn (1802-1945) trong cuốn sách thứ năm của nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn...

Lật từng trang sách, người xem trước hết có thể tự cảm nhận vẻ đẹp (nghệ thuật tạo hình, màu sắc, thư pháp, hội hoạ) của từng món cổ vật. Trong buổi giới thiệu ra mắt cuốn sách sáng 21.2 , nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn cho biết: Sau NNĐT - cuốn sách đầu tiên ông cung cấp những kiến thức cơ bản, ban đầu về cổ ngoạn, điển tích, thơ văn ghi trên đồ sứ cổ, cuốn sách thứ hai ông "đi ngược" thời gian-bắt đầu từ thời Nguyễn bởi trước hết, ông viết sách với cảm hứng từ vùng đất sinh ra mình - Thuận Hoá, Phú Xuân. 15 năm trước, trong tờ Văn hoá nguyệt san (số 7/1994), Trần Đình Sơn công bố bài viết "Đồ sứ ký kiểu của triều Nguyễn" với mong muốn thuật ngữ đồ sứ ký kiểu (ĐSKK) có nội hàm chuẩn xác sẽ được thay thế cho cụm từ "Đồ sứ men lam Huế" (ĐSMLH - bleus de Húe) học giả Louis Chochod người Pháp đưa ra đầu thế kỷ 20. Nhờ những công trình nhiên cứu, sự tán dương nhiệt thành của học giả Vương Hồng Sển, ĐSMLH được xếp vị trí trân trọng trong kho tàng di sản văn hoá truyền thống nước nhà. Tuy nhiên, càng về sau, cụm từ này càng gây nhiều ngộ nhận bởi không chỉ đầy đủ các chủng loại đồ sứ người Việt gửi kiểu mẫu đặt làm ở nước ngoài dưới hai triều Lê - Nguyễn. 15 năm trôi qua, sau nhiều tranh luận khoa học, tìm hiểu, thăm dò ý kiến, thuật ngữ ĐSKK đã được chấp thuận.

"Thưởng ngoạn ĐSKK, chúng ta cần lưu ý 6 điểm - Trần Đình Sơn nói - ĐSKK xuất xứ từ Trung Quốc hoa văn men xanh trắng (đồ sứ men tam lam) phần nhiều do các lò quan tại trấn Cảnh Đức-tỉnh Giang Tây chế tạo, ĐSKK có xuất xứ Châu Âu do công xưởng gốm sứ danh tiếng Sèvres (Pháp), Spode (Anh) chế tạo, bắt đầu ký kiểu thời vua Minh Mạng, nhiều nhất thời vua Khải Định, ĐSKK ngự dùng, ĐSKK quan dụng, hiệu đề trên đồ ĐSKK có thể thấy phần nào sự suy-thịnh của triều đại, đặc biệt qua chữ Nhật đề trên món đồ ngự dùng, thời Nguyễn chỉ có 12 niên hiệu vua, các triều Hiệp Hoà, Kiến Phước, Hàm Nghi, Đồng Khánh trị vì thời gian ngắn ngủi, bất ổn nên đến nay chưa tìm thấy có ĐSKK...". Trong TNĐSKKTN, Trần Đình Sơn giới thiệu một số món ĐSKK có trong 8 đời vua từ Gia Long đến Bảo Đại. Có thể thấy, ĐSKK mỗi thời có một đặc điểm. ĐSKK tư nhân đặt tại Pháp minh hoạ Truyện Kiều rất độc đáo.... "40 năm đeo đuổi nghiên cứu, tìm hiểu đồ sứ cổ, làm TNĐSKKTN, tôi muốn hướng tới thế hệ trẻ, để họ thấy, hiểu rõ một điều, những đồ sứ ấy thể hiện một số nét đặc biệt của mỹ thuật VN, chúng không phải là đồ ngoại lai (đồ Tàu xuất khẩu như có thời người ta lầm tưởng), chúng được chính người Việt thiết kế, tạo mẫu, đặt hàng sản xuất ở nước ngoài" - nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn nhấn mạnh.

Thuỳ Ân

(Nguồn: Báo Lao Động)

Xem thêm
Thông tin tác giả
Thông tin chi tiết
Tác giả Trần Đình Sơn
Nhà xuất bản Nxb Văn Nghệ TP.HCM
Nhà phát hành Cửu Đức
Giá bìa 125.000 vnđ
Khối lượng 1720.00 gam
Ngôn Ngữ Tiếng Việt
Kích thước 25x25.5 cm
Ngày phát hành 02/08/2019
Số trang 258
Cuoc-thi-review-sach-topsach.vn
Nhận xét từ bạn đọc
Đánh giá trung bình
4.5/5
star star star star star>
1 vote
GỬI NHẬN XÉT CỦA BẠN
  • Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
  • Tiêu đề của nhận xét
Đăng nhập để nhận xét