Thơ Dâng Cha Mẹ - Quà Tặng Mùa Báo Hiếu
Lượt xem: 206 người
Sách Văn học Trong Nước, Thơ ca Việt nam
0
Vote
Thông tin tác giả Tôn Nữ Hỷ Khương Tôn Nữ Hỷ Khương Vào trang riêng của tác giả Xem tất cả các sách của tác giả Thơ Dâng Cha Mẹ - Quà Tặng Mùa Báo Hiếu:
Cách đây độ bảy mươi năm, thế hệ các nhà Nho cùng thời đại với nhà thơ Ưng Bình Thúc Giạ Thị thường dạy con cháu về hiếu đạo với câu chữ Hán: "phụ tại quan kỳ chí, phụ một quan kỳ hành; tam niên bất cải phụ chi đạo, khả vi hiếu kỷ!", câu này có nghĩa là cha còn sống thì theo cái chí của cha, cha mất thì nhớ lại và theo cách hành xử của Cha, ba năm không thay đổi đạo sống của Cha, khá gọi là người con có hiếu vậy.
Thế nhưng, xã hội càng tiến hoá, học vấn càng mở rộng, tầm hiểu biết và nhận thức của con người càng được nâng cao, không phải bó hẹp vào khuôn khổ của một nền giáo dục theo đường hướng nhất định nào! Bởi đó mà nói về hiếu đạo, tuy trước đây là một khái niệm thuộc phạm trù đạo đức học; nhưng theo nhận thức mới, thì người ta có thể coi hiếu đạo là thuộc về phạm trù tâm lý học, "hiếu là một thứ tình cảm cao quý, hướng thượng của con người. Thể tính tự tri và tự hành: đó mới thực là đạo hiếu sâu xa, thực tiễn. Bản chất của "hiếu" là thực hành, không phải lý thuyết để giảng dạy suông!.
Nói đến tình cảm phải nói đến "thơ", người đông phương thường quan niệm "thi, tâm thanh dã" tức "thơ là tiếng nói của cõi lòng vậy". Thực thế, thơ là thứ ngôn ngữ tế vi để diễn đạt những rung động sâu xa, vi diệu nhất của tình cảm. Tình cả là nguồn suối của tâm linh, của đạo đức, mà đồng thời tình cảm cũng là nguồn suối của nghệ thuật, trong đó có "thơ". Từ thuở xa xưa, ca dao Việt Nam đã có biết bao câu thơ lục bát nói về cách báo hiếu thực tiễn của con đối với Cha, Mẹ:
Lạy Cha ba mạy một quỳ,
Lạy Mẹ bốn lạy, con đi lấy chồng.
Bởi vậy mà hiếu đạo cũng là nguồn của thơ ca. Như thế, cả hai mặt, hiếu đạo và thơ ca đều mang tính cách chủ quan, chính chủ thể biết, cảm, và thực hành. Thực hành thế nào! Điều đó tuỳ từng con người, không ai có thể đưa ra mô thức chung!.
Ca dao xứ Huế đã bao đời nay còn truyền lại trên cửa miệng người dân. Chuyện cài bông hồng trắng, bông hồng đỏ trong mùa Vu Lan báo hiếu là những việc làm không đem lại gì cả, vì n1o là việc làm hình thức khi muốn gán cho nó ý nghĩa thực hành hiếu đạo. Em bé được cài bông hồng đỏ thì chắc gì em đã biết thương yêu Cha Mẹ, nhất là yêu Mẹ em hơn chút nào; vì cái lý đơn giản là Cha Mẹ còn song toàn thì không làm sao cảm được nỗi đau của người con mất Mẹ, hay mất Cha là thế nào, để mà có hiếu với Cha Mẹ còn hiện tiền hơn?... Còn em "bị" cài hoa hồng trắng? Cài hoa hồng trắng thì lại làm cho em thêm phần tủi thân phận kẻ mồ côi là đau xót như thế nào, là "ngơ ngẩn thân con đời quạnh quẽ" như thế nào rồi, bây giờ lại còn đeo một dấu hiệu nhắc lại nỗi khổ đau "quạnh quẽ" tủi buồn, thì lại càng buồn rủi xấp bội hơn lên, liệu có ích gì?.
Mời bạn đón đọc.
Xem thêm
Thông tin chi tiết
Tác giả | Tôn Nữ Hỷ Khương |
---|---|
Nhà xuất bản | Nxb Văn Hóa Sài Gòn |
Nhà phát hành | Quang Minh |
Giá bìa | 125.000 vnđ |
Khối lượng | 240.00 gam |
Ngôn Ngữ | Tiếng Việt |
Kích thước | 14,5x20,5 cm |
Ngày phát hành | 02/08/2019 |
Số trang | 84 |
Nhận xét từ bạn đọc
Đăng nhập để gửi nhận xét của Bạn
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
GỬI NHẬN XÉT CỦA BẠN
- Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
- Tiêu đề của nhận xét