Những Nét Đan Thanh
Những nét đan thanh - một sưu tập thơ văn trên đĩa trà ký kiểu men lam rất đặc trưng của Việt Nam vào thời Nguyễn, từ thế kỷ 18-19, loại đồ sứ “Ngự dụng” trong cung Vua, do nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn sưu tầm như một món quà xuân gửi đến những người yêu thích cổ ngoạn và cả những người có tâm hồn thi nhân luôn cảm khái cái đẹp ngôn ngữ xưa từ các câu thơ, điển tích được chép lại qua bàn tay nghệ nhân làm đồ sứ.
Có lẽ trước khi mở Những nét đan thanh để thưởng ngoạn, nên pha một ấm trà sen, độc ẩm hay đối ẩm… Cầu kỳ hơn chút nữa, đốt một lư trầm, tạo một không gian xưa, một làn khói trầm phảng phất bảng lảng, một thoáng hương thơm thanh thoát của sen, ngoài trời kia là tiết xuân đâm chồi nảy lộc…
Một chút phiêu diêu trong thế giới đồ sứ ký kiểu “Ngự dụng” thời Nguyễn trong Những nét đan thanh lúc trời đất đang vào xuân, có cảm giác như đang lạc vào một thế giới cổ tích. Xem những nét vẽ màu lam trên màu men sứ trắng, đọc những câu thơ vượt thời gian đã trở thành tài sản văn hóa nhân loại được chép bên cạnh các bức vẽ, như cảm được thông điệp của các nghệ nhân tài hoa xưa đã gửi gắm cho đời sau, lưu giữ cái đẹp, để con người sống thiện lương, nhân gian hạnh phúc, bình an, no ấm.
Trong bao trò vui xuân rộn rã, Những nét đan thanh chính là một khoảng không gian dành cho những ai ưa “tĩnh” . Và, nếu có cảm hứng, sao bạn không thử lấy “mực tàu giấy đỏ” viết một chữ tặng riêng mình vào năm mới. Tại sao không, khi ngoài kia xuân đã rạo rực, háo hức mời gọi đầy quyến rũ?
Mời bạn đón đọc.
Có lẽ trước khi mở Những nét đan thanh để thưởng ngoạn, nên pha một ấm trà sen, độc ẩm hay đối ẩm… Cầu kỳ hơn chút nữa, đốt một lư trầm, tạo một không gian xưa, một làn khói trầm phảng phất bảng lảng, một thoáng hương thơm thanh thoát của sen, ngoài trời kia là tiết xuân đâm chồi nảy lộc…
Có lẽ trước khi mở Những nét đan thanh để thưởng ngoạn, nên pha một ấm trà sen, độc ẩm hay đối ẩm… Cầu kỳ hơn chút nữa, đốt một lư trầm, tạo một không gian xưa, một làn khói trầm phảng phất bảng lảng, một thoáng hương thơm thanh thoát của sen, ngoài trời kia là tiết xuân đâm chồi nảy lộc…
Thú chơi cổ ngoạn là một trong những thú chơi tao nhã, sang trọng, đòi hỏi nhiều điều kiện mà không phải ai cũng có thể đáp ứng. Ngoài sự am hiểu, thông tuệ sâu sắc về đồ cổ, về mỹ thuật của từng thời đại, thời kỳ, trường phái… người chơi phải có cái tình hoài cổ, tri âm với cổ vật, và thêm một chút thuộc về tâm linh - biết “nói chuyện” với những món đồ cổ, khám phá những thông điệp thời gian được ấn ký trên những món đồ của người xưa.
Để rồi truyền đạt cho người đương thời, như nối sợi dây giữa xưa - nay, quá khứ - hiện tại, để có thể hiểu được những gì người xưa đã để lại mà tự hào, giữ gìn, bảo tồn, phát huy.
Trong nhiều hình thức “chơi” cổ ngoạn, một kiểu chơi không kém phần thanh nhã, nhưng không đòi hỏi lắm về sự cầu kỳ, phức tạp, là “chơi” trên sách. Những tác phẩm sưu tập cổ ngoạn, như là những “bảo tàng” mini, “triển lãm trưng bày cổ vật bằng công nghệ in”, đủ để thỏa mãn những người ham thích cổ ngoạn không có thời gian, sức lực để sưu tầm, nghiên cứu.
Những nét đan thanh - một sưu tập thơ văn trên đĩa trà ký kiểu men lam rất đặc trưng của Việt Nam vào thời Nguyễn, từ thế kỷ 18-19, loại đồ sứ “Ngự dụng” trong cung Vua, do nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn sưu tầm như một món quà xuân gửi đến những người yêu thích cổ ngoạn và cả những người có tâm hồn thi nhân luôn cảm khái cái đẹp ngôn ngữ xưa từ các câu thơ, điển tích được chép lại qua bàn tay nghệ nhân làm đồ sứ.
Có lẽ trước khi mở Những nét đan thanh để thưởng ngoạn, nên pha một ấm trà sen, độc ẩm hay đối ẩm… Cầu kỳ hơn chút nữa, đốt một lư trầm, tạo một không gian xưa, một làn khói trầm phảng phất bảng lảng, một thoáng hương thơm thanh thoát của sen, ngoài trời kia là tiết xuân đâm chồi nảy lộc…
Mở mấy trang đầu Những nét đan thanh, thật ấn tượng với nét vẽ như tranh sơn thủy, in hình trên đĩa là danh thắng non nước miền Trung, xứ Thuận Hóa - Huế. Ấn tượng bởi đây là đồ sứ ký kiểu, đặt thợ nhà Thanh (Trung Quốc), nhưng cảnh vật in trên đĩa lại là non nước Việt, là những câu thơ Nôm- ngôn ngữ Việt.
Chiếc đĩa có hiệu đề Thanh ngoạn, vẽ toàn cảnh cửa biển Tư Dung- Thuận Hóa, với lời đề thơ chữ Nôm của Đào Duy Từ (1572-1634): “…Một bầu riêng rẽ thú yên hà/ Nghi ngút hương bay cửa Đại La/ Ngày vắng đỉnh đang chuông bát nhả/ Đêm khuya dắng dõi kệ Di Đà/ Nhặt khoan đàn suối ban mưa tạnh/ Eo óc cầm ve thuở ác là…”.
Một chút phiêu diêu trong thế giới đồ sứ ký kiểu “Ngự dụng” thời Nguyễn trong Những nét đan thanh lúc trời đất đang vào xuân, có cảm giác như đang lạc vào một thế giới cổ tích. Xem những nét vẽ màu lam trên màu men sứ trắng, đọc những câu thơ vượt thời gian đã trở thành tài sản văn hóa nhân loại được chép bên cạnh các bức vẽ, như cảm được thông điệp của các nghệ nhân tài hoa xưa đã gửi gắm cho đời sau, lưu giữ cái đẹp, để con người sống thiện lương, nhân gian hạnh phúc, bình an, no ấm.
Trong bao trò vui xuân rộn rã, Những nét đan thanh chính là một khoảng không gian dành cho những ai ưa “tĩnh” . Và, nếu có cảm hứng, sao bạn không thử lấy “mực tàu giấy đỏ” viết một chữ tặng riêng mình vào năm mới. Tại sao không, khi ngoài kia xuân đã rạo rực, háo hức mời gọi đầy quyến rũ?
Hoài Hương
(Nguồn: Báo Tuần Việt Nam)
Xem thêmTác giả | Trần Đình Sơn |
---|---|
Nhà xuất bản | Nxb Văn Nghệ TP.HCM |
Nhà phát hành | Cửu Đức |
Giá bìa | 125.000 vnđ |
Khối lượng | 1520.00 gam |
Ngôn Ngữ | Tiếng Việt |
Kích thước | 16 x 24 cm |
Ngày phát hành | 02/08/2019 |
Số trang | 848 |
- Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
- Tiêu đề của nhận xét