Những Mối Tình Nực Cười
Click để xem bìa sau

Những Mối Tình Nực Cười

Tác giả: Milan Kundera
Những Mối Tình Nực Cười Lượt xem: 239 người
Sách Văn học Nước Ngoài, Truyện ngắn nước ngoài
Những Mối Tình Nực Cười 0 Vote

Những Mối Tình Nực Cười

Với sự phi lý, lãng mạn và kỳ lạ như bản chất muôn đời của tình yêu, những câu chuyện này khiến người đọc bị lôi cuốn, hấp dẫn ngay từ những trang sách đầu tiên.

Mục lục:

Sẽ không ai cười

Quả táo vàng của ham muốn vĩnh cửu

Chơi trò xin đi nhờ xe

Tranh biện

Người chết cũ phải nhường chỗ cho người chết mới

Bác sĩ Havel hai mươi năm sau

Edouard và Chúa

Mời bạn đón đọc.

Sau rất nhiều cuốn tiểu thuyết và tiểu luận, lần đầu tiên một tuyển tập truyện ngắn của nhà văn Pháp, gốc Czech ZMilan Kundera được xuất bản ở Việt Nam: "Những mối tình nực cười" gồm bảy câu chuyện tình phi lý, lãng mạn và kỳ lạ, như bản chất muôn đời của tình yêu...

Sau rất nhiều cuốn tiểu thuyết và tiểu luận, lần đầu tiên một tuyển tập truyện ngắn của nhà văn Pháp, gốc Czech ZMilan Kundera được xuất bản ở Việt Nam: "Những mối tình nực cười" gồm bảy câu chuyện tình phi lý, lãng mạn và kỳ lạ, như bản chất muôn đời của tình yêu...

Một nhà khoa học triển vọng mất người yêu, chỉ vì anh thà nói dối triền miên một cách “vô sỉ” để khỏi phải viết lời tựa cho một công trình vô vị (Sẽ không ai cười). Cô gái trong Chơi trò xin đi nhờ xe những tưởng sẽ chinh phục Chàng trai vĩnh viễn bằng ảo tưởng về sự đoan trang cô vốn nằm lòng, nhưng lại hoàn toàn thích hợp với vai cô gái đi nhờ xe lẳng lơ, và té ra sự thô bạo, trắng trợn lại là một bản ngã hiện thực khác của chính hai người, mà lúc kết chuyện, con người giáo điều trong cô rên rỉ “em là em” cầu mong được nương nhẹ, nâng niu như tình yêu lúc trước.

Bác sĩ Havel (Bác sĩ Havel hai mươi năm sau), từng bước trút bỏ vai trò “kẻ trụy lạc hoàn lương” trước người vợ trẻ xinh đẹp, nổi tiếng và sôi sục máu ghen, hồn nhiên trở lại làm kẻ phong tình tuyệt diệu trong đợt an dưỡng ngắn ngày.

Anh chàng Edouard trong Edouard và Chúa khổ sở vì thèm muốn cô bạn gái nuột nà xinh đẹp, cuối cùng lại được thỏa mãn với bà giáo độc thân cứng nhắc, chuyên rao giảng đạo lý. Đến nỗi khi nhân tình của anh tự nguyện “dâng hiến” chỉ vì hiểu lầm khá ngớ ngẩn cho rằng anh hành động “tử vì đạo”, thì Edouard tội nghiệp chẳng còn cảm hứng gì.

Có tầm vai trò đặc biệt và khác với sáu truyện còn lại là Tranh biện - truyện có độ dài lớn nhất, cũng là truyện duy nhất có kết cấu theo lối kịch 5 màn. Đó là một khảo sát đầy tính châm biếm về tình thế của Don Juan trong thế giới hiện đại, cái chết của một biểu tượng “cao quý”. Trong thế giới hiện đại, Don Juan không còn đất sống, bị rút gọn thành một hình ảnh hài hước và mơ hồ đến thảm hại, từ chỗ là Nhà Chinh Phục trở thành Nhà Sưu Tập. Nhưng quan trọng hơn cả, "Tranh biện" trình bày một suy tư về thân phận con người, về những sự thật nhiều mặt của con người, trong đó nhìn từ khía cạnh nào những sự thật đó cũng đúng đắn, và cùng lúc cũng sai lầm, mất giá một cách trầm trọng.

Bật ra từ những tình huống đỉnh điểm bi - hài kịch, cái hài hước trong Những mối tình nực cười không đơn thuần là sự giễu nhại, nó xuất phát từ sự phủ định những giá trị nền tảng của cái vốn được xem là thật, là tốt, là đẹp, nay không còn phù hợp trước một đời sống mà mỗi con người phải tự vật lộn, đương đầu với hành vi, đạo đức của cá nhân và chỉ của cá nhân mà thôi, gần như không thể có một sự đồng thuận chung nào.

Song Minh

(Nguồn: Báo Lao động)

Giống như khi nhìn vào những ký hoạ bằng bút chì hay bút sắt của một họa sĩ lớn, các câu chuyện ở đây cấu trúc giản dị và rõ ràng, với lời kể nắm bắt lấy những đường nét chủ yếu một cách hết sức tự nhiên không một chút rườm rà, bất định hay ngập ngừng.

Giống như khi nhìn vào những ký hoạ bằng bút chì hay bút sắt của một họa sĩ lớn, các câu chuyện ở đây cấu trúc giản dị và rõ ràng, với lời kể nắm bắt lấy những đường nét chủ yếu một cách hết sức tự nhiên không một chút rườm rà, bất định hay ngập ngừng.

“Nhẹ”, để mượn lại hàm ý trong cái tên tiểu thuyết Đời nhẹ khôn kham của Milan Kundera.

Và với tôi đây là một sự khám phá lại, bởi cách nay không lâu trong một cuộc trò chuyện, dịch giả Cao Việt Dũng cũng đã nói đến quan niệm độc đáo của M. Kundera về “tính nhẹ” (của cuộc đời; và của văn chương nữa chăng?)

Như “những quả tạ bằng giấy” (tr.325, Edouard và Chúa) - cái cảm nhận của nhân vật Edouard về những gì, tất cả, mà trước lúc được Alice người tình trao thân, anh đã nghĩ là nghiêm túc.

Mà lại không phải không có gì nghiêm túc. Hoàn toàn không phải như vậy. Nhưng qua một cuộc phiêu lưu cả về ý tưởng và hành động, một cuộc phiêu lưu vì ái tình (người kể chuyện cũng sẽ nói rõ luôn: vì khao khát tình dục) rốt cục khiến Alice sắt đá sùng đạo thành ra vui mừng tự nguyện thông dâm với anh, Edouard phát hiện một tính ngẫu nhiên khủng khiếp: “Rằng các ý nghĩ của Alice trên thực tế chẳng qua chỉ là một điều gắn lên số phận cô, và số phận cô chẳng qua chỉ là một điều gắn lên cơ thể cô… sự chắp ghép phi hữu cơ, võ đoán và không bền chắc” (tr.322, Edouard và Chúa).

Thế là Edouard bỗng tách được khối lượng ra khỏi những quả tạ trên đời?

Ta hãy nhìn sang Edouard bằng cái mô thức ấy.

Bắt đầu bằng việc giăng ra một cái bẫy của thông tin dối trá (tr.321) rằng mình tin vào Chúa, Edouard khi đạt được các mục đích chiến thuật rồi bỗng phát hiện ra đã tự giăng bẫy chính mình: “Nhưng dù vẫn gần như chắc chắn là Chúa không tồn tại, Edouard sẵn lòng để đầu óc mình suy tư, và với một niềm hoài nhớ, ý tưởng về Chúa” (tr.329).

Thay vì sức nặng của những cơ thể (những mối tình, như Alice), những sức nặng như những quả tạ bằng giấy vì không thể tìm ra bản chất (tr.329), Edouard để cho một niềm ham muốn về Chúa (tr.329) choán chỗ. Chỉ vì nó phi bản chất (tr.329, như nhau.

Bởi vì, cho dù tôi có thể khiên cưỡng, trong ngữ đoạn Edouard và Chúa có ít nhất hai mệnh đề trùng phức: Edouard là Edouard, và Chúa là Chúa; cả hai không thể có mối liên hệ nào ngoài mối liên hệ văn bản.

Mà nghịch lý cuối cùng là bằng cách đó chúng hướng cái nhìn của ta về bản chất của nhân cách, theo cái mô thức biến những tảng đá thành lông hồng.

Nguyễn Chí Hoan

(Nguồn: Báo Tuần Việt Nam)

Một cuốn sách có thể xem là hấp dẫn bởi từ đầu tới cuối toàn những chuyện yêu đương, lại tương đối dễ đọc bởi truyện nào cũng có chỗ để cười.

Một cuốn sách có thể xem là hấp dẫn bởi từ đầu tới cuối toàn những chuyện yêu đương, lại tương đối dễ đọc bởi truyện nào cũng có chỗ để cười.

Mặc dù hai chữ nực cười của bản dịch hàm ngụ một sự mỉa mai hay một nỗi trớ trêu. Nhưng đọc Milan Kundera, chúng ta sẽ thấy cái hàm ngụ nực cười kia chỉ là một khía cạnh nhỏ bé, cái mà tác giả muốn hướng đến là những câu chuyện cuộc đời và những nảy sinh của nó. Buồn bã hay vui cười chỉ là cái cách mà chúng ta ứng đối để nhìn vào cuộc đời mà thôi. Và với Milan Kundera, ông đã chọn cái cười, hay nói khác hơn ông đã mang sự khôi hài đặt lên trên những tác phẩm của mình.

Sẽ không ai cười là một câu chuyện có lẽ khiến những ai nghiêm túc nhất cũng phải bật cười, bởi không thể hình dung sự thể lại khôi hài đến vậy. Sự khôi hài này bắt đầu từ một việc hết sức nghiêm túc, đó là việc một nhà phê bình từ chối viết bài bình luận về một bài báo mà ông cho là dở tệ. Thế nhưng, thay vì nói thẳng điều đó với tác giả, ông đã rất vòng vo để rồi hệ lụy mà ông gánh chịu lại trúng ngay vào mối tình tuyệt đẹp của mình. Quả táo vàng của ham muốn vĩnh cửu hay Edouard và Chúa cũng là những câu chuyện “tán gái” khiến người đọc “cười té ghế” như thế.

Nhưng, có lẽ với những tác phẩm của mình, Milan Kundera đã chủ động mở ra hai lối đọc khác nhau. Với những bạn đọc ham theo dõi cốt truyện sẽ thấy thật sự hài lòng với những truyện vừa được nhắc ở trên. Còn với những truyện khác, như Tranh biện, Người chết cũ phải nhường chỗ cho người chết mới, Bác sĩ Havel hai mươi năm sau... Milan Kundera hầu như đã đề xuất một cách đọc khác.

Đó là cách đọc vào những suy nghĩ, rạch sâu như giải phẫu thể xác lẫn tâm hồn; đọc vào những kiến giải lẫn mộng du. Thật ra trong những truyện dễ đọc nhất, Milan Kundera cũng khá hào hứng cài đặt lối tiếp cận nước đôi này. Người đọc ham chuyện có thể bỏ qua những đoạn nói thêm được xem như là những “diễn văn” xen vào. Nhưng nếu đọc những “diễn văn” đó chúng ta sẽ thấy sự thú vị không hề sút giảm. Nó như câu chuyện của ngày hôm nay, khi chúng ta thường dạo từ cuộc hội thảo này sang cuộc hội thảo khác, nghe hết tham luận này đến tham luận khác, nhẵn hết mặt các diễn giả.

Thế rồi, cắt ngang một chút xíu, chúng ta bước ra cuộc sống. Khi đó tai chúng ta vẫn còn vọng những diễn từ kia nhưng cái nhìn đã khác, tâm hồn đã khác, nhất là khi chợt nhìn thấy bóng dáng... một người đẹp mê hồn (!). Khi đó, trong rất nhiều những thứ nghiêm túc của diễn văn, như sự trung thực, niềm tin, sự tôn trọng... đều phải dựa trên từng cá nhân, từng hành động cụ thể để mà xác tín nó.

Không có điều gì hoàn toàn nghiêm túc. Và cũng không có cái gì chỉ nực cười. Đọc Milan Kundera là để tận hưởng và học tập cái cười “chất lượng cao”, mang theo trong chuyến lữ hành hữu hạn của đời người.

T.N.T

(Nguồn: Báo Tuổi Trẻ)

Sau rất nhiều tiểu thuyết và tiểu luận, lần đầu tiên một tuyển tập truyện ngắn của Milan Kundera được xuất bản ở Việt Nam. Những mối tình nực cười gồm 7 câu chuyện tình phi lý, lãng mạn và kỳ lạ, như một lối mở nhẹ nhàng cho bạn đọc tiếp cận tư tưởng và bút pháp của nhà văn.

Sau rất nhiều tiểu thuyết và tiểu luận, lần đầu tiên một tuyển tập truyện ngắn của Milan Kundera được xuất bản ở Việt Nam. Những mối tình nực cười gồm 7 câu chuyện tình phi lý, lãng mạn và kỳ lạ, như một lối mở nhẹ nhàng cho bạn đọc tiếp cận tư tưởng và bút pháp của nhà văn.

Milan Kundera sinh năm 1929 tại CH Czech, quốc tịch Pháp. Các tác phẩm đã xuất bản tại Việt Nam: Cuộc sống không ở đây, Điệu van giã từ, Nghệ thuật tiểu thuyết, Sự bất tử, Những di chúc bị phản bội, Bản nguyên.

Một nhà khoa học mất người yêu, vì anh thà nói dối triền miên để khỏi phải viết lời tựa cho một công trình vô vị (Sẽ không ai cười). Cô gái trong Chơi trò xin đi nhờ xe những tưởng sẽ chinh phục chàng trai vĩnh viễn bằng ảo tưởng về sự đoan trang, nhưng lại hoàn toàn thích hợp với vai cô gái lẳng lơ đi nhờ xe, và té ra sự thô bạo, trắng trợn lại là một bản ngã hiện thực khác của chính hai người.

Bác sĩ Havel (Bác sĩ Havel hai mươi năm sau), từng bước trút bỏ vai trò "kẻ trụy lạc hoàn lương" trước người vợ trẻ xinh đẹp, nổi tiếng và sôi sục máu ghen, trở lại làm kẻ phong tình tuyệt diệu trong đợt an dưỡng ngắn ngày. Anh chàng Edouard trong Edouard và Chúa khổ sở vì thèm muốn cô bạn gái xinh đẹp, cuối cùng lại được thỏa mãn với bà giáo độc thân cứng nhắc, chuyên rao giảng đạo lý... Có vai trò đặc biệt, Tranh biện có độ dài lớn nhất, kết cấu theo lối kịch 5 màn, đầy tính châm biếm về Don Juan trong thế giới hiện đại. Don Juan bị rút gọn thành một hình ảnh hài hước và thảm hại, và quan trọng hơn, Tranh biện trình bày một suy tư về thân phận con người, về sự thật nhiều mặt của con người...

T.Đ

(Nguồn: Báo Thanh Niên)

Xem thêm
Thông tin tác giả
Thông tin chi tiết
Tác giả Milan Kundera
Nhà xuất bản Nxb văn học
Nhà phát hành Nhã Nam
Giá bìa 125.000 vnđ
Khối lượng 374.00 gam
Ngôn Ngữ Tiếng Việt
Kích thước 13 x 20.5 cm
Ngày phát hành 02/08/2019
Số trang 332
Cuoc-thi-review-sach-topsach.vn
Nhận xét từ bạn đọc
Đánh giá trung bình
4.5/5
star star star star star>
0 vote
GỬI NHẬN XÉT CỦA BẠN
  • Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
  • Tiêu đề của nhận xét
Đăng nhập để nhận xét