Mười Tám Thôn Vườn Trầu
Click để xem bìa sau

Mười Tám Thôn Vườn Trầu

Tác giả: Trần Nhật Vy
Mười Tám Thôn Vườn Trầu Lượt xem: 258 người
Sách Văn học Trong Nước, Phóng sự, ký sự nổi tiếng VN
Mười Tám Thôn Vườn Trầu 0 Vote

Mười tám thôn vườn trầu

Mười tám thôn vườn trầu có một lịch sử hào hùng từ thuở mới khai sanh nhưng nay thì đang dần chìm vào quên lãng. Thanh niên trong vùng thì ngày càng ít biết về nghề trồng trầu. Người ăn trầu dần mất đi. Những nhà viết sử thì không thấy nói gì nhiều. Nếu có đề cập thì cũng chỉ thoáng qua một chút mà không đi sâu vô được cái gốc của vùng đất, không nói lên được cái thần của nơi mà nhiều đời, nhiều thế hệ dám hiên ngang đứng lên chống lại ngoại xâm. Cái gì đã khiến con người Mười tám thôn dám làm điều đó? Cái gì đã khiến dân Mười tám thôn dám đổ máu, hy sinh nhà cửa, đất đai để lao vô chỗ chết? Cái gì đã khiến Mười tám thôn trở thành vùng đất anh hùng mà trong từng tấc đất đều thấm đỏ máu người đi trước?

Mời bạn đón đọc.

Anh tâm sự: "Tôi chỉ là người viết báo bình thường nhưng cảm được nỗi đau của gia tộc, của nhiều người khác mà dành sức viết những gì mình có thể viết cho hậu thế biết thêm về Mười tám thôn vườn trầu".

Dù nhiều người đã viết về vùng đất Hóc Môn, nhưng tập sách của Trần Nhật Vy vẫn có nhiều nét mới về mặt tư liệu và ghi chép điền dã. Anh có lợi thế là quê mẹ Hóc Môn, Bà Điểm và khi vào đời, có thời gian công tác nhiều năm ở Bảo tàng Cách mạng (nay là Bảo tàng TP.HCM) nên anh có điều kiện sưu tầm, khảo cứu để viết nên tác phẩm này.

Khi quay về truyền thống lịch sử, Trần Nhật Vy đã nhấn mạnh đến sự kiện: Đêm 8 rạng ngày 9.2.1885 tại đây đã nổ ra cuộc khởi nghĩa do Phan Văn Hớn và Nguyễn Văn Quá lãnh đạo. Quần chúng khởi nghĩa đã giết chết tên tay sai đầu sỏ của Pháp là đốc phủ Trần Tử Ca, sau đó kéo xuống đánh Sài Gòn, nhưng giữa đường bị quân Pháp chặn lại. Dù cuộc khởi nghĩa thất bại nhưng trở thành truyền thống yêu nước của nhân dân vùng Hóc Môn, Bà Điểm.

Được biết, vào cuối những năm 30 thế kỉ XX, các hội nghị IV (1937), V (1938), VI (1939) của Ban chấp hành Trung ương Đảng được tổ chức tại đây. Từ các sự kiện này, tác giả đã liên hệ đến Nam kỳ khởi nghĩa và các nhân vật nổi tiếng gắn bó với vùng đất này như Đặng Thúc Liêng, Nguyễn An Ninh. Đặc biệt, các trang viết "Bước đầu tìm hiểu cuộc khởi nghĩa "Thập bát Phù Viên" đêm ngày 8 rạng 9-2-1885", tác giả đã tìm được tư liệu quý là bản cáo trạng về cuộc khởi nghĩa Vườn Trầu năm 1885 do Chánh thẩm tòa án hình sự R. Maisonneufve Lacoste viết báo cáo cho chính phủ Pháp.

Sống lại cùng người xưa và quá khứ hào hùng, tác giả tự sự: "Mười tám thôn vườn trầu có một lịch sử hào hùng từ thuở mới khai sanh nhưng nay thì đang dần chìm vào quên lãng. Thanh niên trong vùng thì ngày càng ít biết về nghề trồng trầu. Người ăn trầu dần mất đi. Những nhà viết sử thì không thấy nói gì nhiều. Nếu có đề cập thì cũng chỉ thoáng qua một chút mà không đi sâu vô được cái gốc của vùng đất, không nói lên được cái thần của nơi mà nhiều đời, nhiều thế hệ dám hiên ngang đứng lên chống lại ngoại xâm. Cái gì đã khiến con người Mười tám thôn dám làm điều đó? Cái gì đã khiến dân Mười tám thôn dám đổ máu, hy sinh nhà cửa, đất đai để lao vô chỗ chết? Cái gì đã khiến Mười tám thôn trở thành vùng đất anh hùng mà trong từng tấc đất đều thấm đỏ máu người đi trước?".

Có thể nói, những trang viết của Trần Nhật Vy thắm đượm tình yêu về vùng đất mình gắn bó.

(Báo phunuonline.com.vn giới thiệu ngày 13/5/2013)

N.K

Xem thêm
Thông tin tác giả
Thông tin chi tiết
Tác giả Trần Nhật Vy
Nhà xuất bản NXB Văn hóa - Văn nghệ
Nhà phát hành NXB Văn Hóa Văn Nghệ
Giá bìa 125.000 vnđ
Khối lượng 374.00 gam
Ngôn Ngữ Tiếng Việt
Kích thước 13 x 19 cm
Ngày phát hành 02/08/2019
Số trang 350
Cuoc-thi-review-sach-topsach.vn
Nhận xét từ bạn đọc
Đánh giá trung bình
4.5/5
star star star star star>
0 vote
GỬI NHẬN XÉT CỦA BẠN
  • Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
  • Tiêu đề của nhận xét
Đăng nhập để nhận xét