Chuyện Đời Đại Sứ

Chuyện Đời Đại Sứ

Chuyện Đời Đại Sứ Lượt xem: 298 người
Sách Văn học Trong Nước, Phóng sự, ký sự nổi tiếng VN
Chuyện Đời Đại Sứ 0 Vote

 

Chuyện đời đại sứ

300 trang sách của Chuyện đời đại sứ (kể cả ảnh tư liệu) đã tái hiện phần nào lịch sử hiện đại của Việt Nam khoảng 60 năm trở lại, thông qua số phận của một con người. Sách kể lại những chuyện thú vị của ông như: chứng kiến đảo chính ở Chile, Angola, làm MC trong buổi gặp gỡ với đoàn doanh nhân Mỹ, đón tiếp Chủ tịch Cuba Fidel Castro và tổng thống Pháp Mitterrand, tham gia chương trình giải quyết nhân đạo, hợp pháp cho nhiều người Việt Nam đoàn tụ...

Trong 7 tháng trời, Nguyễn Thị Ngọc Hải đã có nhiều buổi tiếp xúc, trò chuyện với nhân vật của mình, xem các ghi chép trong sổ tay, nhật ký quan sát, tìm hiểu bối cảnh, nghiên cứu sách báo

Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hải là tác giả của nhiều tập ký sự nhân vật như: Phạm Xuân Ẩn, tên người như cuộc đời (Giải A cuộc vận động viết tiểu thuyết và ký về đề tài "Vì tình yêu cuộc sống" của Bộ Công An và Hội Nhà văn Việt Nam, giải A Văn học 10 năm, 1995-2005, của Bộ Công An và Hội Nhà văn Việt Nam ), Đại tướng Mai Chí Thọ, Trần Quốc Hương - người chỉ huy tình báo, Tôi chết bắt đầu một thế giới sống (tác phẩm được Giải thưởng văn xuôi, Hội nhà văn Việt Nam 1997), Sốc văn hóa (tản văn)...

Mời bạn đón đọc.

 

Tại buổi này, ông Vũ Hắc Bồng xúc động chia sẻ, ông là bạn cùng chiến trường với cha của nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Hải và biết bà từ những năm nữ tác giả này mới 7 - 8 tuổi. "Sau ngần ấy năm, giờ chính Ngọc Hải là người thực hiện cuốn sách về cuộc đời tôi. Trong 7 tháng, chúng tôi đã có sự phối hợp rất tốt để thực hiện các cuộc phỏng vấn và gom góp tài liệu. Ngọc Hải rất chịu khó tìm tòi, không chịu dùng những gì bày sẵn mà còn đào sâu vào vấn đề. Cuốn sách ra đời là một niềm hạnh phúc lớn với tôi", ông nói.

Có mặt tại buổi giao lưu, nhà văn Xuân Cang nhận xét, có những cuốn sách lịch sử dày hàng nghìn trang nhưng chỉ là minh họa lại sự kiện, sự việc, nhưng có những cuốn sách ở thể loại này mà khi đọc nó, người ta khám phá những điều mới mẻ, những bí mật... và cuốn Chuyện đời đại sứ thuộc dạng thứ hai.

Ông Vũ Hắc Bồng có 20 năm là Giám đốc Sở Ngoại vụ TP HCM (1982 - 2001). Ông tên thật là Đậu Đình Phức, bí danh Hắc Bồng là quả bưởi đen theo cách nói của người Nghệ An. Hắc Bồng từng là người lính trẻ sau đó trải qua nhiệm vụ khác nhau. Đến năm 1969, ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh cử làm đại sứ nước Cộng hòa Ghine. Từ đó, Vũ Hắc Bồng trở thành nhà ngoại giao chuyên nghiệp. Ông lần lượt được cử làm đại sứ Việt Nam tại các nước: Mali, Mauritania, Chilê, Angola...

Do có cơ hội đi nhiều châu lục, tiếp xúc, gặp gỡ, làm việc với nhiều nguyên thủ quốc gia, ngoại trưởng, các tổ chức, phái đoàn quốc tế... Cuộc đời Vũ Hắc Bồng được chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử và thế giới ở thế kỷ 20.

300 trang sách của Chuyện đời đại sứ (kể cả ảnh tư liệu) đã tái hiện phần nào lịch sử hiện đại của Việt Nam khoảng 60 năm trở lại, thông qua số phận của một con người. Sách kể lại những chuyện thú vị của ông như: chứng kiến đảo chính ở Chile, Angola, làm MC trong buổi gặp gỡ với đoàn doanh nhân Mỹ, đón tiếp Chủ tịch Cuba Fidel Castro và tổng thống Pháp Mitterrand, tham gia chương trình giải quyết nhân đạo, hợp pháp cho nhiều người Việt Nam đoàn tụ...

Nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Hải ký tặng sách cho độc giả. Trong 7 tháng, bà có nhiều buổi tiếp xúc, trò chuyện với nhân vật của mình, cũng như xem các ghi chép trong sổ tay, nhật ký của nhân vật và nghiên cứu sách báo, tư liệu để hoàn thành "Chuyện đời đại sứ".

Năm 2000, Vũ Hắc Bồng được Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình trao hàm đại sứ (một trong 10 cán bộ ngoại giao đầu tiên được là đại sứ suốt đời).

Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hải là tác giả của nhiều tập ký sự nhân vật như: Phạm Xuân Ẩn, tên người như cuộc đời (Giải A cuộc vận động viết tiểu thuyết và ký về đề tài "Vì tình yêu cuộc sống" của Bộ Công An và Hội Nhà văn Việt Nam, giải A Văn học 10 năm, 1995-2005, của Bộ Công An và Hội Nhà văn Việt Nam ), Đại tướng Mai Chí Thọ, Trần Quốc Hương - người chỉ huy tình báo, Tôi chết bắt đầu một thế giới sống (tác phẩm được Giải thưởng văn xuôi, Hội nhà văn Việt Nam 1997), Sốc văn hóa (tản văn)...

Thoại Hà.

Thời kỳ sau chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Nghi thức ngoại giao đầu tiên đời anh bộ đội trẻ tuổi Vũ Hắc Bồng là cái bắt tay "thằng Tây" khi ở rừng ra, chờ đoàn xe của Pháp chở về trạm tiếp nhận. Anh ở Phái đoàn QĐND trong Ban Thi hành hiệp định đình chiến Nam Bộ, làm việc với đoàn Pháp trong thời hạn 300 ngày thực hiện tập kết.

Nhiều cái đầu tiên

Từ chiến khu Dương Minh Châu, lên đến đường cái tỉnh lộ 13 đã có sẵn xe GMC của Pháp đón đưa về Dầu Tiếng rồi đi Phụng Hiệp. Sau 10 năm kháng chiến gian khổ, đây là lần gặp rất nhiều cái đầu tiên: Lần đầu ra đường nhựa một cách công khai, đi trên đường cái quan, lên xe của Pháp đưa đón, lần đầu tiên thay bộ bà ba đen để mặc quân phục mới, áo quần đại cán, cổ Tôn Trung Sơn miền Bắc gửi qua đường máy bay Pháp chuyển... Chân đi giày vải, đầu có mũ cứng. Một bộ duy nhất, không có để thay đổi. Lần đầu ăn trưa với Tây có cốc chén ly tách, muỗng nĩa, không có đũa.

"Đừng xúc miếng to, nó rơi, trăm con mắt nó nhìn mình. Nhớ mẹo nhỏ cụ Hồ dặn cán bộ ngoại giao, ra nước ngoài lần đầu, ăn chậm chậm, xem người ta ăn thế nào mình làm thế. Nghệ thuật học hỏi ngay phía đối phương. Còn về nói năng, biết ít, hãy tiết kiệm nói..." - ông Bồng nhớ lại "bữa tiệc ngoại giao" đầu tiên, dù lúc đó chưa là người chính thức của ngoại giao mà là quân đội biệt phái sang.

Thời hạn 300 ngày

Phái đoàn đóng ở Phụng Hiệp, Cần Thơ. Nơi họp là khu nhà gỗ do phía Pháp dựng ngay đầu kênh 7 ở thị trấn. Có hai cụm, một cho phía Việt Nam, một cho phía Pháp. Các phòng không trang trí, đoàn nào tự đem đồ ăn thức uống của mình. Trước cuộc họp, có nghi thức là hai đoàn xếp hàng đi qua đội danh dự gồm mỗi bên 10 lính cảnh vệ. Trưởng đoàn QĐND Việt Nam là Phạm Hùng, phía Pháp là Đại tá Le Duque, Chỉ huy trưởng vùng đồng bằng đóng tại Cần thơ.

Các cuộc họp tập trung hai việc chính: Một là từng bước tập kết lực lượng vũ trang ra miền Bắc đúng thời hạn 300 ngày; hai là đoàn Việt Nam luôn phản đối, tố cáo Pháp và chính quyền Sài Gòn bắt bớ trả thù những người kháng chiến cũ.

 

Tỉnh đội Hải Dương 1948. Ông Vũ Hắc Bồng (mặc quần soọc, cầm mũ cối đứng giữa) và người bạn thân Nguyễn Chất (áo đen, bên cạnh).

Tình hình lúc đó rất phức tạp, trước khi Hiệp định Genève ký 13 ngày, Mỹ đã đưa Ngô Đình Diệm về làm thủ tướng, viện trợ trực tiếp cho Pháp ký các hiệp định giao cả quyền hành chính, chính trị, quân sự cho Mỹ và Thủ tướng Diệm. Từ đó Ngô Đình Diệm mới dám tuyên bố từ chối hiệp thương tổng tuyển cử, tổ chức trưng cầu dân ý, phế truất Bảo Đại để mình lên làm tổng thống, bắt đầu những trang diệt cộng và trả thù đẫm máu ở miền Nam.

Nhiệm vụ của Phái đoàn QĐND Việt Nam trong Ban Thi hành hiệp định đình chiến Nam Bộ lúc này phải tố cáo những hành vi đàn áp đó. Các cuộc họp ngày nào cũng diễn ra cảnh "đấu đá" căng thẳng gay gắt. Đồng bào các tỉnh phải giả vờ đi chợ bằng thuyền để gặp phái đoàn, cung cấp tình hình thực tế các địa phương, tố cáo chính quyền lập danh sách những người đi tập kết, dân phải giấu giếm khai chồng con chết, đi làm ăn xa, đi lính cộng hòa ở đâu không liên lạc với gia đình, không ai biết. Có nơi chính quyền gắn biển ở nhà các gia đình có người đi tập kết để tạo lý do bắt bớ, giết hại. Có loại ghét nhau trả thù, lợi dụng xã hội rối ren. "Dù ai có nói gì thì lịch sử còn nguyên đó không thể xóa đi những vi phạm nhân quyền khủng khiếp nhất khi Mỹ bắt đầu nuôi dưỡng Ngô Đình Diệm và cách hành xử ở miền Nam" - ông Bồng nhớ lại giai đoạn quá xa nhưng không thể quên trong cuộc đời hơn 80 năm của mình.

Sẻ chia gian khó

Phái đoàn đã đưa nhiều trường hợp như thế để đấu tranh trên bàn ngoại giao. Ông Phạm Hùng là người phát ngôn, ông Nguyễn Kim Cương làm phiên dịch. Phía Pháp đuối lý nhưng họ lảng tránh trách nhiệm vì đã biết rõ số phận của mình. Tâm trạng của kẻ thất thế, ở chiến trường thì vừa thua to, trên chính trường thì Mỹ đang ép và ráo riết thế chân. Các cuộc họp kéo dài mãi cho đến năm 1955, thời kỳ 300 ngày kết thúc. Đơn vị của ông Bồng chuẩn bị ra Bắc, chia tay bà con Phụng Hiệp, Cần thơ.

Họ đón cái tết cuối cùng ở Nam Bộ. Cơ quan tổ chức cuộc trưng bày hình ảnh và tư liệu về miền Bắc xây dựng trong hòa bình, miền Nam trong chiến đấu. Đơn vị cho dân dỡ nhà của phái đoàn để ai lấy được gì thì đem về dùng. Người dân lưu luyến, âu lo nhưng vẫn hy vọng hai năm sẽ gặp lại.

Tình cảm của người dân Nam Bộ khiến ông Bồng không bao giờ quên, là giai đoạn để lại trong ông nhiều cảm xúc nhất trong những ngày đầu làm ngoại giao, sống cùng với dân một nhà, gian khổ và yêu thương. "Họ cũng rất nghèo nhưng chia sẻ, nằm đất, nhường giường cho bộ đội của phái đoàn. Vợ chồng tôi may còn có chiếc giường 1 m đã mục nát, nhà bên cạnh nơi vợ chồng anh Hoàng Văn Lợi ở thì còn khổ hơn, không có giường. Vợ ông Lợi lại cao hơn chồng, hai người nằm co trong cái nong để phơi lúa, khoai".

Công việc hối hả, chạy đua với thời hạn 300 ngày. Tiếp dân, ai cũng bồn chồn trước cảnh sắp xa đồng bào ở lại trong gian khổ đau thương.

Tập kết ra Bắc

Phái đoàn rời Phụng Hiệp, không đi tàu thủy như số đông người đi tập kết. Vợ ông Bồng, bà Phạm Thị Cúc, có thai, không chờ được phải đi trước cũng bằng tàu thủy. Ông Bồng đi với đoàn bằng máy bay. Ông còn nhớ trên chuyến bay nhà binh Pháp, đi từ Sóc Trăng. Đó là chiếc máy bay ném bom hai thân B36, không ghế. Chỉ có băng dài cho lính nhảy dù. Không ăn uống nước nôi gì. Tự lo lấy. Lương thực chuẩn bị là loại bánh kẹp. Nước đun sôi để nguội đổ vào can như can dầu. Cán bộ ta hầu hết chưa đi máy bay bao giờ.

"Ông bà Phạm Hùng ôm đứa con trai đầu lòng, bé Hà lúc đó mới đầy năm. Nay cậu ấy là giám đốc Sở Thương mại, có thời kỳ là phó chủ tịch tỉnh Bình Dương" - ông nhớ lại.

Tiễn đoàn là các sĩ quan trong phái đoàn. Viên trung tá Pháp đọc danh sách, bắt tay ông Phạm Hùng. Đơn giản. Rồi đi. Tạm biệt Nam Bộ anh dũng và gian truân, chưa biết bao giờ trở lại.

Đại sứ Vũ Hắc Bồng (tên thật là Đậu Đình Phức, sinh năm 1927 tại Nghệ An) được phong hàm đại sứ đợt đầu tiên vào năm 2000. Ông từng tham gia nhiều sự kiện trong các hoạt động quốc tế thi hành Hiệp định Genève; là vị đại sứ nhận lệnh ký cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đi làm đại sứ ở các nước châu Phi. Ông cũng là người chứng kiến cuộc đảo chính đẫm máu ở Chile năm 1973. Từ năm 1982 đến 2002, ông làm giám đốc Sở Ngoại vụ TP.HCM. Sau đó, ông làm cố vấn cho Bộ Ngoại giao cho đến khi chính thức nghỉ hưu vào năm 2006. Cũng trong năm này, ông được Chính phủ Chile trao tặng huy chương Bernardo O'Higgins hạng Gran Cruz, huy chương cao quý nhất Chile dành tặng cho người nước ngoài.

NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI

Xem thêm
Thông tin tác giả
Thông tin chi tiết
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hải
Nhà xuất bản NXB Văn hóa - Văn nghệ
Nhà phát hành NXB Văn Hóa Văn Nghệ
Giá bìa 125.000 vnđ
Khối lượng 330.00 gam
Ngôn Ngữ Tiếng Việt
Kích thước 13 x 20 cm
Ngày phát hành 02/08/2019
Số trang 264
Cuoc-thi-review-sach-topsach.vn
Nhận xét từ bạn đọc
Đánh giá trung bình
4.5/5
star star star star star>
0 vote
GỬI NHẬN XÉT CỦA BẠN
  • Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
  • Tiêu đề của nhận xét
Đăng nhập để nhận xét