Chẳng Cũng Khoái Ru
(Thứ Sáu, 11/04/2008) Giữ tâm không bệnh
Ảnh: T.T.D.
Ảnh: T.T.D.
Đọc Chẳng cũng khoái ru? của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, quả thật rất khoái. Khoái bút pháp rất giản dị nhưng chứa đầy "pháp vị” của tác giả (Thở không chỉ là thở, Nói không được…). Khoái cách "bắt mạch cho toa" một cách hóm hỉnh nhưng thật thân tình (Ngon và lành).
Thích những điều ông viết tưởng như nhẹ tênh mà thấm sâu tận gốc rễ nội tại (Có nghệ thuật ngủ…). Thích cách viết dung dị, đời thường, nhưng ẩn chứa những trăn trở, lo lắng khiến người đọc cũng phải suy ngẫm, bâng khuâng (Cho bệnh nhân, Bệnh và hoạn…, Một cách nhìn mới).
Hơn nữa, những gì ông muốn trao đổi với bạn đọc lúc nào cũng được trình bày bằng một ấn phẩm rất giản dị, vừa đủ xinh, chữ in to đẹp. Nội dung lại được chia ra thành tiểu phẩm ngắn. Đọc không quá "no" mắt, lại không "chật" đầu.
Qua các tiểu phẩm của ông, ta nhận ra bệnh tình của thân và tâm mình, không ít thì nhiều, cũng từ "ba nghiệp sáu căn" mà bệnh (Ai biểu già chi), cũng tại những định kiến, ái kiến mà khổ (Ưng vô sở trụ), cũng ngờ ngợ, lớ quớ mà lầm (Bác sĩ nhà quê). Nói tóm lại, những điều Đỗ Hồng Ngọc viết không lạ, nhất là với những ai đã từng đọc nhiều tác phẩm khác của ông (Già ơi… chào bạn!, Những người trẻ lạ lùng, Nghĩ từ trái tim, Thư gửi người bận rộn, Như thị…).
Ta hiểu ta có thể đã gặp, ta biết rất rõ, nhưng sao các tác phẩm của ông ta đều thấy cần thiết để đọc, cần thiết "bị” nhắc nhở, cần thiết nghe ông "kê bệnh cho toa" mà không thấy nhàm chán chút nào.
Đọc Đỗ Hồng Ngọc để cười sảng khoái, để được thực tập và nhất là để nhận rõ thân có thể bệnh nhưng tâm không được bệnh. Giữ tâm an vui sẽ điều trị được thân bệnh một cách nhẹ nhàng, hiệu quả. Thế "chẳng cũng khoái ru"?
Lệ Tâm
(Thứ Sáu, 11/04/2008) Giữ tâm không bệnh
Ảnh: T.T.D.
Ảnh: T.T.D.
Đọc Chẳng cũng khoái ru? của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, quả thật rất khoái. Khoái bút pháp rất giản dị nhưng chứa đầy "pháp vị” của tác giả (Thở không chỉ là thở, Nói không được…). Khoái cách "bắt mạch cho toa" một cách hóm hỉnh nhưng thật thân tình (Ngon và lành).
Thích những điều ông viết tưởng như nhẹ tênh mà thấm sâu tận gốc rễ nội tại (Có nghệ thuật ngủ…). Thích cách viết dung dị, đời thường, nhưng ẩn chứa những trăn trở, lo lắng khiến người đọc cũng phải suy ngẫm, bâng khuâng (Cho bệnh nhân, Bệnh và hoạn…, Một cách nhìn mới).
Hơn nữa, những gì ông muốn trao đổi với bạn đọc lúc nào cũng được trình bày bằng một ấn phẩm rất giản dị, vừa đủ xinh, chữ in to đẹp. Nội dung lại được chia ra thành tiểu phẩm ngắn. Đọc không quá "no" mắt, lại không "chật" đầu.
Qua các tiểu phẩm của ông, ta nhận ra bệnh tình của thân và tâm mình, không ít thì nhiều, cũng từ "ba nghiệp sáu căn" mà bệnh (Ai biểu già chi), cũng tại những định kiến, ái kiến mà khổ (Ưng vô sở trụ), cũng ngờ ngợ, lớ quớ mà lầm (Bác sĩ nhà quê). Nói tóm lại, những điều Đỗ Hồng Ngọc viết không lạ, nhất là với những ai đã từng đọc nhiều tác phẩm khác của ông (Già ơi… chào bạn!, Những người trẻ lạ lùng, Nghĩ từ trái tim, Thư gửi người bận rộn, Như thị…).
Ta hiểu ta có thể đã gặp, ta biết rất rõ, nhưng sao các tác phẩm của ông ta đều thấy cần thiết để đọc, cần thiết "bị” nhắc nhở, cần thiết nghe ông "kê bệnh cho toa" mà không thấy nhàm chán chút nào.
Đọc Đỗ Hồng Ngọc để cười sảng khoái, để được thực tập và nhất là để nhận rõ thân có thể bệnh nhưng tâm không được bệnh. Giữ tâm an vui sẽ điều trị được thân bệnh một cách nhẹ nhàng, hiệu quả. Thế "chẳng cũng khoái ru"?
Lệ Tâm
Xem thêmTác giả | Đỗ Hồng Ngọc |
---|---|
Nhà xuất bản | Nxb Văn Nghệ TP.HCM |
Nhà phát hành | Fahasa |
Giá bìa | 125.000 vnđ |
Khối lượng | 240.00 gam |
Ngôn Ngữ | Tiếng Việt |
Kích thước | 17x17 cm |
Ngày phát hành | 02/08/2019 |
Số trang | 188 |
- Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
- Tiêu đề của nhận xét