Bút Pháp Của Ham Muốn

Bút Pháp Của Ham Muốn

Tác giả: Đỗ Lai Thúy
Bút Pháp Của Ham Muốn Lượt xem: 339 người
Sách Văn học Trong Nước, Phê bình văn học trong nước
Bút Pháp Của Ham Muốn 0 Vote

Nhưng cuộc sống đâu chỉ có xã hội và lịch sử. Cho dù xã hội, lịch sử có quan trọng như thế nào thì con người vẫn sống cuộc sống của từng cá nhân với những ham muốn tự nhiên, ham muốn bản thể hình thành từ thời thơ ấu của từng cá thể, mà thiếu nó, con người không còn là người, hoặc là con người bệnh hoạn.

Công trình của Đỗ Lai Thuý gồm hai phần, phần giới thiệu về phân tâm học nghệ thuật và phần nghiên cứu bút pháp của sự ham muốn, nhưng phần sau là chính. Công trình này, có thể gọi là thi pháp học phân tâm học, bởi phân tâm học là góc độ nghiên cứu, còn mục đích khám phá của tác giả là bút pháp, là thế giới nghệ thuật của thi sĩ. Đối tượng nghiên cứu trong tập sách gồm hai phần: sáng tác của nữ sĩ huyền thoại Hồ Xuân Hương, Nguyễn Gia Thiều, Bà Huyện Thanh Quan và sáng tác của các thi sĩ tài danh hiện đại Xuân Diệu, Hoàng Cầm, Chế Lan Viên.

- "Phân tâm học không phải là một văn bản. Đó là tiền văn bản. Nó không lời mà sinh ra lời. Nhà phân tâm học không phải chỉ lý giải một văn bản của vô thức đã có sẵn, anh ta vừa lý giải vừa sản sinh ra nó" - Jacques Lacan.

Mục lục:

Đỗ Lai Thuý và bút pháp của ham muốn (Trần Đình Sử)

Đi tìm thực chất thơ Hồ Xuân Hương

Hồ Xuân Hương cọ tình vào đá

Nguyễn Gia Thiều đối thoại với bóng

Bà Huyện Thanh Quan đi dọc những đèo ngang

Đi tìm ẩn ngữ thơ Hoàng Cầm

Chế Lan Viên tháp Chàm bốn mặt

Đáp lời con quái Sphinx hay ngọn nguồn sáng tạo thơ Xuân Diệu

Tranh bìa của Kadinsky.

Mời bạn đón đọc.

Ngày 11.9, Hội đồng chung khảo giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội đã họp phiên cuối cùng và đã chọn được 3 tác phẩm xuất sắc để trao giải.

Ngày 11.9, Hội đồng chung khảo giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội đã họp phiên cuối cùng và đã chọn được 3 tác phẩm xuất sắc để trao giải.

Ba tác phẩm đã được các giám khảo bỏ phiếu cao nhất gồm "Bút pháp của ham muốn", tập tiểu luận phê bình của Đỗ Lai Thúy (11/12 phiếu), "Một mình một ngựa", tiểu thuyết của Ma Văn Kháng (9/12 phiếu) và "Nhẫn thạch", tiểu thuyết của Atiq Rahimi (Pháp), bản dịch của Nguyên Ngọc (9/12 phiếu).

Riêng về thể loại thơ, hai tác phẩm được đề cử  là Trà nguội của Đặng Thị Thanh Hương; Phố đồng thảo của Chu Hồng Tiến không nhận được đủ số phiếu quá bán, cũng tức là chưa thuyết phục được hội đồng chung khảo.

Hội Nhà văn Hà Nội quyết định để trống giải thưởng ở thể loại thơ và mong chờ sự khởi sắc trong năm tới. Lễ trao giải thưởng dự kiến sẽ được tổ chức vào trung tuần tháng 10.2009.

H.M.A

(Nguồn: Báo Lao động)

Tập Bút pháp của ham muốn của Ðỗ Lai Thúy (Song Thủy Bookstore và NXB Tri Thức ấn hành) có lẽ cần phải được xem như một hiện tượng của phê bình văn học VN hiện nay.

Tập Bút pháp của ham muốn của Ðỗ Lai Thúy (Song Thủy Bookstore và NXB Tri Thức ấn hành) có lẽ cần phải được xem như một hiện tượng của phê bình văn học VN hiện nay.

Cả sáu tác gia văn học có mặt trong tập sách này (ba tác gia cổ điển: Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Gia Thiều; ba tác gia hiện đại: Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hoàng Cầm) đều được Ðỗ Lai Thúy soi chiếu một cách nhất quán từ ánh sáng của phân tâm học.

Ðỗ Lai Thúy sử dụng phân tâm học để làm hiển lộ cơ chế vô thức sinh thành tác phẩm, nhưng bên cạnh đó vẫn chú ý đến đặc sắc về tư duy nghệ thuật, phong cách, ngôn ngữ của tác giả như một sản phẩm của cái tôi ý thức.

Và vì thế, sáu gương mặt nổi bật của văn học VN đã được vẽ lại theo một cách cụ thể hơn và độc đáo hơn so với những gì chúng ta đã biết về họ từ trước. Một Hồ Xuân Hương "cọ tình vào đá", một Nguyễn Gia Thiều "đối thoại với bóng", một Bà Huyện Thanh Quan "đi dọc những đèo Ngang", một Chế Lan Viên phân thân giữa con người thời cuộc và con người bản thể... Tất cả đã được bày ra trên Bút pháp của ham muốn.

Trước một tác giả đầy lý tính như Chế Lan Viên, tưởng như phân tâm học chẳng có việc gì để làm, thì Ðỗ Lai Thúy vẫn có được một "tháp Chàm bốn mặt" để lý giải rất thuyết phục sự khác nhau, sự đối lập nhau gay gắt (trong cùng một thời điểm) giữa một Chế Lan Viên đầy tự tin của Ánh sáng và phù sa và một Chế Lan Viên đầy hoài nghi của Di cảo thơ.

Hay nhất trong Bút pháp của ham muốn có lẽ là bài viết Ði tìm ẩn ngữ thơ Hoàng Cầm. Những ám ảnh tình dục, chất gợi dục ở tập thơ Về Kinh Bắc của Hoàng Cầm là điều khá nhiều tác giả đã nhận ra, nhưng không mấy người cắt nghĩa nó một cách thấu đáo.

Tới Ðỗ Lai Thúy, từ cái tam giác cha - con - mẹ trong mặc cảm Oedipus và những trường hợp chuyển vị của nó, ông đã tìm thấy ẩn ngữ trong thơ Hoàng Cầm, thấy cả kết cấu bề chìm của Về Kinh Bắc, điều rất hiếm trong thơ VN nói chung nếu xét ở đơn vị tập thơ.

Với tập Bút pháp của ham muốn, có lẽ Ðỗ Lai Thúy đã bộc lộ sự ham muốn bút pháp của mình: từ tác phẩm của các tác gia cổ điển và hiện đại kể trên, ông sáng tạo nên tác phẩm thứ hai, loại tác phẩm vừa là khoa học vừa thấm đẫm tính văn chương.

Về điểm này có thể nói một cách thật ngắn gọn: đây là một thứ của hiếm trong phê bình văn học VN nói chung - viết phê bình mà "có văn" vốn không có mấy người.

Hoài Nam

(Nguồn: Báo Tuổi Trẻ)

Xem thêm
Thông tin tác giả
Thông tin chi tiết
Tác giả Đỗ Lai Thúy
Nhà xuất bản NXB Tri thức
Nhà phát hành Nghiêm Bích Hoan
Giá bìa 125.000 vnđ
Khối lượng 330.00 gam
Ngôn Ngữ Tiếng Việt
Kích thước 13 x 20.5 cm
Ngày phát hành 02/08/2019
Số trang 280
Cuoc-thi-review-sach-topsach.vn
Nhận xét từ bạn đọc
Đánh giá trung bình
4.5/5
star star star star star>
0 vote
GỬI NHẬN XÉT CỦA BẠN
  • Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
  • Tiêu đề của nhận xét
Đăng nhập để nhận xét