Utopi - Một Miếng Để Đời (Tiểu Thuyết): "Điện thoại. Tôi nhấc máy. Đầu kia tiếng Dương Tường: - Vũ Bão chết rồi. Tôi bàng hoàng. Lặng đi. Một lúc sau, Tường: - Ông ấy theo một toà báo đi Quảng Ninh. Ô tô về đến Uông Bí thì bị... Vẫn giọng trầm khàn của Tường: - Đưa về nhà lạnh Việt Xô rồi. Buồn quá. Bạn bè đi nhiều quá. Mạc Lân, rồi Cao Nhị, rồi Vũ Bão... Cái chết thật đột ngột, không thể nghĩ bạn mình đã chết. Không thể nghĩ Vũ Bão đi bất ngờ thế. Hai tuần trước tôi còn gặp Vũ Bão. Trong đám tang Mạc Lân. Vẫn như những lần trước gặp nhau, khoẻ mạnh. Nhanh nhẹn. Hài hước. Và vẫn đầy ắp các dự định. Cũng bởi Văn Chinh nói với tôi: Bây giờ chúng em chỉ có thể hỏi thăm sức khoẻ anh. Vũ Bảo cười: nó nói thế là có lợi cho mình, chứ đi nhậu quả là sợ. Rồi anh khoe với tôi vừa hoàn thành một quyển tiểu thuyết khoảng 300 trang viết về một người bán thịt chó. Anh này đến một đất nước nào đó và mở cửa hàng thịt chó. Món thịt chó của anh ta đã chinh phục cả nước anh cư trú. Từ cụ già tới em bé, từ đàn ông tới đàn bà, từ triều đình tới thảo dân, tất cả đều mê mệt thịt chó khoái khẩu của anh. Đến mức người ta tôn anh lên hàng đệ nhất thế gian. Chuyện anh chủ hiệu thịt chó lên ngôi mới lắm sự tức cười... Tôi không thể không cười và bái phục trí tưởng tượng bất kham của người bạn ngót tám chục của tôi. Chỉ Vũ Bão mới có thể nghĩ ra những điều phi thường như vậy. Vũ Bão là người sinh ra để cười. Mỗi tế bào trong người anh đều muốn được cười. Cười trong tác phẩm. Cười trong cuộc đời. Cười như một đứa trẻ. Và cười như một ông lão lõi đời giễu tất cả. Xin kể ra đây một chuyện cười đáng yêu của anh. Cách đây vài năm, Hội Nhà Văn Hải Phòng giao lưu với anh chị em Hội Văn Nghệ Hà Nội Hải Phòng. Các nhà thơ hai thành phố thay nhau hào hứng đọc thơ đối đáp. Thật khó mà cắt được niềm thi hứng đang bừng bừng dâng lên ấy. Vũ Bão đứng dậy, mặt mũi rất rụt rè khiêm tốn: - Thưa các bạn. Tôi là người viết văn xuôi, không có thơ để đọc. Vậy tôi xin độc một truyện ngắn. Trong khi tôi đọc nếu có bạn nào không chú ý nghe là tôi xin phép đọc lại từ đầu...". Mời bạn đón đọc.
(Thứ Sáu, 18/05/2007)
Tâm huyết đời văn của một người thích đùa
(Utopi một miếng để đời, tiểu thuyết của Vũ Bão)
(Thứ Sáu, 18/05/2007)
Tâm huyết đời văn của một người thích đùa
(Utopi một miếng để đời, tiểu thuyết của Vũ Bão)
TT - Tác phẩm cuối cùng của nhà văn Vũ Bão (1932-2006 - ảnh) là cuốn tiểu thuyết có nhan đề bắt đầu bằng chữ U. Khi vào nghề văn ông đã đề cho mình kế hoạch là sẽ đặt tên các sách mình viết ra theo đủ 24 chữ cái tiếng Việt.
Và tùy nội dung từng cuốn, có thể không lần lượt đặt tên theo thứ tự chữ cái, nhưng ông đã có các tên sách từ A đến X. Cuốn Utopi này ông bổ sung vào vần U còn thiếu.
Vũ Bão sẽ viết tiếp một cuốn đặt tên theo vần Y nữa là xong dự định của mình. Nhưng cuốn sách có nhan đề bắt đầu bằng chữ Y ấy của nhà văn Vũ Bão không bao giờ có nữa từ trưa 30-4-2006, ông ra đi trên đường dự hợp long cầu Bãi Cháy trở về Hà Nội. Utopi một miếng để đời được khởi viết tháng 2-2006, viết xong tháng 4-2006 và bây giờ được in ra dịp giỗ đầu nhà văn vào thứ bảy này (3-4 Đinh Hợi).
Utopi gợi nhớ Utopia, tên một tác phẩm của Thomas More viết năm 1516, mô tả một xã hội không có thật, từ đó Utopia có nghĩa là “không tưởng”. Utopi của Vũ Bão là thủ đô của vương quốc Balođixtan theo chế độ quân chủ lập hiến. Thái tử Balođixtan nhân một lần du lịch nước Nam xứ Á châu đã được thưởng thức món thịt chó tại một nhà hàng ở thôn Chè, xã Trà Thủy, huyện Sông Trà, tỉnh Trà Lý và đâm ra mê mẩn. Về nước, thái tử bèn mời anh thợ thịt chó Phạm Thế Hệ sang xứ Balođixtan để phổ biến món ăn có một không hai này. Thế là câu chuyện bắt đầu mở ra theo bước chân và hành trình ra nước ngoài của anh thợ giết chó thôn Chè.
Có chuyện “đem chuông đi đấm xứ người” giới thiệu món mộc tồn “quốc hồn quốc túy” ra thế giới, khiến không chỉ hoàng gia Balođixtan khoái khẩu, mà cả hoàng gia xứ Sayuđi được thết tiệc cũng thấy ngon đến mức mời anh thợ Phạm Thế Hệ sang xứ mình để làm “cầy tơ 15 món”. Có chuyện hội bảo vệ chó quốc tế cử đoàn chuyên gia đến xứ Balođixtan thanh sát việc thảm sát chó và kế hoạch đối phó làm thất bại chuyến thanh sát đó của hoàng gia Balođixtan.
Có chuyện xứ Balođixtan thanh bình, thái tử không muốn làm quốc vương, họp hành ít, lễ hội không vẽ vời, cái gì lợi được cho dân thì làm cho dân, đem cho dân. Có chuyện nội bộ hoàng gia dòng họ Đamua trị vì xứ Balođixtan với lời nguyền không được hôn nhân ngoại tộc, nếu không bỏ được lời nguyền này thì dòng họ sẽ suy tàn, vương quốc sẽ suy sụp. Có chuyện tình yêu bất ngờ giữa anh chàng Phạm Thế Hệ thôn Chè và cô công chúa Mamen Đamua xứ Balođixtan, mặc dù nàng đã có chồng, và nàng sẽ theo chàng về VN với tư cách trông coi việc xây cất ngôi chùa ở thôn Chè - món quà của thái tử tặng anh thợ thịt chó...
Tạo được một cốt truyện như thế là Vũ Bão thoải mái vung bút trong sở trường hoạt kê, u-muya của mình. Có thể nói Utopi một miếng để đời bất ngờ trở thành cuốn sách cuối đời của Vũ Bão lại là tác phẩm tập đại thành làm nổi rõ nhất cái chất văn Vũ Bão. Ông viết như tất cả bao nhiêu quan sát, chiêm nghiệm cuộc sống hơn 70 năm làm người trải qua bao khổ cực, gian truân, nếm trải bao nỗi bi hài dồn cả vào đấy.
Viết về món ngon dân tộc thì tha thiết, đằm thắm, đọc mỗi câu mỗi chữ mà như thấy phả cả hương thơm vào miệng vào lòng. Viết về cái xứ không tưởng thì mỗi cái nhìn của nhân vật ở ngoài lại dội về những liên tưởng ở trong, và ước mong cho Utopi là hiện thực ở xứ mình. Cho nên Phạm Thế Hệ là tên thật của Vũ Bão được lấy làm tên nhân vật chính. Cho nên ở vương quốc Balođixtan (distance - nơi xa, phương xa) quốc vương mang tên Sangxông Đamua nghĩa là “Bài ca tình yêu” (Chanson d’Amour), còn thái tử có tên Ghita Đamua là “Cây đàn tình yêu” (Guitare d’Amour).
Vũ Bão đã dồn cả tâm huyết đời văn của mình vào cuốn sách này. Một tác phẩm chất chứa nhiều điều, nói được nhiều điều. Nhưng vẫn là rất Vũ Bão: văn rất hoạt, đọc rất gây cười, rất lôi cuốn, chuyện như đùa, như giỡn, như chơi, để đọc xong rồi, cười rồi thì thấy thấm cùng nhà văn một nỗi buồn trầm lặng.
Và bây giờ thì mời bạn cùng đến Utopi, thủ đô xứ Balođixtan từ cái làng Chè đã nổi tiếng và quen thuộc trong văn Vũ Bão, để khi gấp lại 274 trang sách sẽ hiểu “một miếng để đời” của nhà văn ra đi ở tuổi 75 để lại cho đời là gì.
PHẠM XUÂN NGUYÊN
(VTV1 Ngày 26/9/2007) Utopi gợi nhớ tên một tác phẩm của Thomas More viết năm 1516, mô tả một xã hội không có thực, từ đó Utopia có nghĩa là “không tuởng”. Utopia của Vũ Bão là thủ đô của vương quốc Balođixtan theo chế độ quân chủ lập hiến.
Quán thịt chó ở làng quê tình cờ đuợc vị Thái tử Thái tử Balođixtan ghé thăm. Anh chủ quán bỗng nhiên đổi đời: Đuợc mời xuất ngoại, sang xứ lạ làm đặc sản: quốc hồn, quốc túy. Anh đã làm cho vị thái tử và hoàng tộc biết đến miếng ngon “sống ở trên đời”. Bao nhiêu tình tiết bi hài đã diễn ra tại chuyến đi đó: chuyện chàng trai làng Chè, tên Phạm Thế Hệ với món thịt chó khoái khẩu đã làm lay động cả hoàng gia Balođixtan, rồi cả hoàng gia sứ Sayuđi đuợc thết tiệc cũng thấy ngon đến mức mời anh Phạm Thế Hệ sang xứ mình để làm “cầy tơ 15 món”. Chuyện Hội bảo vệ chó Quốc tế cử đoàn chuyên gia đến xứ Balođixtan thanh sát việc thảm sát chó và kế hoạch đối phó làm thất bại chuyến thanh sát đó của hoàng gia Balođixtan.
"Utopi - một miếng" để đời có chuyện xứ Balođixtan thanh bình,thái tử không muốn làm quốc vương, họp hành ít, lễ hội không vẽ vời, cái gì lợi đuợc cho dân thì làm cho dân, đem cho dân. Có chuyện nội bộ hoàng gia dòng họ Đamua trị vì xứ Balođixtan với lời nguyền không đuợc hôn nhân ngoại tộc, nếu không bỏ đuợc lời nguyền này thì dòng họ sẽ suy tàn, vương quốc sẽ suy sụp. Rồi chuyện tình yêu bất ngờ giữa anh chàng Phạm Thế Hệ thôn chè và cô công chúa Mamen Đamua xứ Balođixtan, mặc dù nàng đã có chồng, và nàng sẽ theo chàng về Việt nam với tư cách trông coi việc xây cất ngôi chùa ở thôn Chè-món quà của Thái tử tặng anh thợ thịt chó… "Utopi - một miếng để đời" - bất ngờ trở thành cuốn sách cuối đời của Vũ Bão lại là tác phẩm tập thành làm nổi rõ nhất cái chất của văn Vũ Bão. Phạm Thế Hệ chính là tên thật của nhà văn Vũ Bão đuợc lấy làm tên nhân vật chính.
Balođixtan - nghĩa là nơi xa, phương xa. Quốc vương mang tên Sangxong Đamua nghĩa là Bài ca tình yêu còn Thái tử có tên Ghita Đamua nghĩa là Cây đàn tình yêu.. Những ẩn dụ, những điều tưởng tượng nhưng lại thật rất thật. Một tác phẩm chất chứa, nói đuợc nhiều điều, nhưng vẫn rất là Vũ Bão: văn rất hoạt, rất gây cuời, rất lôi cuốn, như đùa, như giỡn, như chơi, để đọc rồi cuời thì thấy thấm cùng nhà văn một nỗi buồn trầm lặng..
Như ở trong các truyện ngắn, bút ký, tản văn của Vũ Bão, cái cười của ông trong tiểu thuyết này khi dí dỏm, lúc sảng khoái, lúc giễu nhại, nhưng dư vị để lại thật chua xót, tiếc nuối. Đây là cái tiếc nuối cần thiết của những tấm lòng thiết tha với con người và xứ sở, kỳ vọng vào một xã hội ngày càng tốt đẹp và văn minh hơn” - Đó cũng là những gì mà hội đồng chung khảo xét tặng giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội dành cho cuốn tiểu thuyết này.
(VTV1 Ngày 26/9/2007) Utopi gợi nhớ tên một tác phẩm của Thomas More viết năm 1516, mô tả một xã hội không có thực, từ đó Utopia có nghĩa là “không tuởng”. Utopia của Vũ Bão là thủ đô của vương quốc Balođixtan theo chế độ quân chủ lập hiến.
Quán thịt chó ở làng quê tình cờ đuợc vị Thái tử Thái tử Balođixtan ghé thăm. Anh chủ quán bỗng nhiên đổi đời: Đuợc mời xuất ngoại, sang xứ lạ làm đặc sản: quốc hồn, quốc túy. Anh đã làm cho vị thái tử và hoàng tộc biết đến miếng ngon “sống ở trên đời”. Bao nhiêu tình tiết bi hài đã diễn ra tại chuyến đi đó: chuyện chàng trai làng Chè, tên Phạm Thế Hệ với món thịt chó khoái khẩu đã làm lay động cả hoàng gia Balođixtan, rồi cả hoàng gia sứ Sayuđi đuợc thết tiệc cũng thấy ngon đến mức mời anh Phạm Thế Hệ sang xứ mình để làm “cầy tơ 15 món”. Chuyện Hội bảo vệ chó Quốc tế cử đoàn chuyên gia đến xứ Balođixtan thanh sát việc thảm sát chó và kế hoạch đối phó làm thất bại chuyến thanh sát đó của hoàng gia Balođixtan.
"Utopi - một miếng" để đời có chuyện xứ Balođixtan thanh bình,thái tử không muốn làm quốc vương, họp hành ít, lễ hội không vẽ vời, cái gì lợi đuợc cho dân thì làm cho dân, đem cho dân. Có chuyện nội bộ hoàng gia dòng họ Đamua trị vì xứ Balođixtan với lời nguyền không đuợc hôn nhân ngoại tộc, nếu không bỏ đuợc lời nguyền này thì dòng họ sẽ suy tàn, vương quốc sẽ suy sụp. Rồi chuyện tình yêu bất ngờ giữa anh chàng Phạm Thế Hệ thôn chè và cô công chúa Mamen Đamua xứ Balođixtan, mặc dù nàng đã có chồng, và nàng sẽ theo chàng về Việt nam với tư cách trông coi việc xây cất ngôi chùa ở thôn Chè-món quà của Thái tử tặng anh thợ thịt chó… "Utopi - một miếng để đời" - bất ngờ trở thành cuốn sách cuối đời của Vũ Bão lại là tác phẩm tập thành làm nổi rõ nhất cái chất của văn Vũ Bão. Phạm Thế Hệ chính là tên thật của nhà văn Vũ Bão đuợc lấy làm tên nhân vật chính.
Balođixtan - nghĩa là nơi xa, phương xa. Quốc vương mang tên Sangxong Đamua nghĩa là Bài ca tình yêu còn Thái tử có tên Ghita Đamua nghĩa là Cây đàn tình yêu.. Những ẩn dụ, những điều tưởng tượng nhưng lại thật rất thật. Một tác phẩm chất chứa, nói đuợc nhiều điều, nhưng vẫn rất là Vũ Bão: văn rất hoạt, rất gây cuời, rất lôi cuốn, như đùa, như giỡn, như chơi, để đọc rồi cuời thì thấy thấm cùng nhà văn một nỗi buồn trầm lặng..
Như ở trong các truyện ngắn, bút ký, tản văn của Vũ Bão, cái cười của ông trong tiểu thuyết này khi dí dỏm, lúc sảng khoái, lúc giễu nhại, nhưng dư vị để lại thật chua xót, tiếc nuối. Đây là cái tiếc nuối cần thiết của những tấm lòng thiết tha với con người và xứ sở, kỳ vọng vào một xã hội ngày càng tốt đẹp và văn minh hơn” - Đó cũng là những gì mà hội đồng chung khảo xét tặng giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội dành cho cuốn tiểu thuyết này.
Xem thêmTác giả | Vũ Bão |
---|---|
Nhà xuất bản | Nxb Hội Nhà Văn |
Nhà phát hành | Đông A DC |
Giá bìa | 125.000 vnđ |
Khối lượng | 340.00 gam |
Ngôn Ngữ | Tiếng Việt |
Kích thước | 13,5x20,5 cm |
Ngày phát hành | 02/08/2019 |
Số trang | 312 |
- Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
- Tiêu đề của nhận xét