Trịnh Công Sơn - Vết Chân Dã Tràng
Trong nền âm nhạc Việt nam, Trịnh Công Sơn được xem là một trong những nhạc sĩ viết lời ca hay nhất, là phù thuỷ của ngôn ngữ. Gần nửa thế kỷ sáng tạo, Trịnh Công Sơn đã để lại cho nền âm nhạc Việt Nam một di sản đồ sộ trên 300 ca khúc. Ca từ của ông đích thực là thơ. Một kiểu thơ lãng mạn, trữ tình, giàu chất hiện sinh, siêu thực mang đậm dấu ấn Thiền, có giá trị lớn về nội dung và nghệ thuật.
Về nội dung ca từ của Trịnh Công Sơn, hầu hết các bài nghiên cứu đều nhận định “Thân phận con người và tình yêu” là hai chủ đề nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của ông. Thân phận con người của ông thường mang những cặp phạm trù đối lập sống/chết; buồn/vui; hạnh phúc/khổ đau. Ông ám ảnh phận người mong manh, chóng tàn. Tình yêu với người nữ của Trịnh Công Sơn là thứ tình yêu sương khói, lãng đãng, dở dang. Còn tình yêu con người trong ông, là tình yêu thương nhân loại không bó hẹp màu da, chính kiến. Tuy nhiên, trong các bài viết chỉ mới đề cập đến nhưng chưa nêu thành một hệ thống và đào sâu.
Nhận xét ngôn ngữ ca từ trong âm nhạc Trịnh công Sơn hầu hết đều khẳng định Trịnh Công Sơn là một thi sĩ, ca từ của ông đích thực là thơ. Một kiểu thơ lãng mạn, trữ tình, giàu chất hiện sinh, siêu thực mang đậm dấu ấn Thiền, Phật, có giá trị lớn về nội dung trong lòng Văn hoá Việt nam, khẳng định những đóng góp to lớn và có ý nghĩa cách tân của ca từ Trịnh Công Sơn trong nền ngôn ngữ thơ ca Việt Nam. Ngôn ngữ Trịnh Công Sơn đã tạo thành một trường phái ngôn ngữ mang phong cách Trịnh.
Tóm lại, trên cơ sở tiếp thu kết quả nghiên cứu của các công trình đi trước, bài viết này hệ thống lại, đào sâu thêm, mở rộng hơn nữa, nhằm góp phần khẳng định giá trị nội dung và nghệt thuật ca từ Trịnh Công Sơn trong dòng văn hoá Việt Nam, dưới góc nhìn văn học.
Mục lục:
Trang trọng đôi lời cùng bạn đọc
Lời mở đầu của tác giả
Phần 1:
Quá trình nghiên cứu
Trịnh Công Sơn tiếng hát dã tràng
Vết chân dã tràng ngàn năm in dấu
Trịnh Công Sơn và chiến tranh Việt Nam
Trịnh Công Sơn người tình của cuộc sống
Trịnh Công Sơn người ca thơ
Thay lời kết luận
Tài liệu tham khảo
Phần 2:
Phụ lục 1: Danh mục các tập nhạc Trịnh Công Sơn
Phụ lục 2: Danh mục ca khúc Trịnh Công Sơn
Phụ lục 3: Văn bản ca từ Trịnh Công Sơn
Phụ lục 4: Hình ảnh, thủ bút Trịnh Công Sơn.
Mời bạn đón đọc.
Không phải ngẫu nhiên mà buổi giới thiệu 4 cuốn sách mới tại Trung tâm Ngôn ngữ văn hóa Đông Tây lại rôm rả đến vậy.
Không phải ngẫu nhiên mà buổi giới thiệu 4 cuốn sách mới tại Trung tâm Ngôn ngữ văn hóa Đông Tây lại rôm rả đến vậy.
Hai nhà thơ Anh Ngọc và Trần Ninh Hồ, nhân vật chính của Ngày thơ đầu đông dường như quên cả giới thiệu thơ mình - hai tập "Gửi lại thời gian", "Nhớ và quên" - để say sưa với nhạc Trịnh Công Sơn và thơ Bùi Giáng. Duyên cớ chính là hai tập sách "Bùi Giáng trong cõi người ta" và "Trịnh Công Sơn vết chân dã tràng" (NXB Lao động).
Trịnh Công Sơn vết chân dã tràng" ra đời khi số trang viết về nhạc Trịnh đã quá nhiều. Đây cũng là thách thức với tác giả trẻ Nguyễn Thị Thanh Thúy (bút danh Ban Mai) - giảng viên Trường Đại học Quy Nhơn, nơi mà Trịnh Công Sơn từng theo học khóa đầu tiên của trường. Cuốn sách là sự tu chỉnh, bổ sung đề tài luận văn thạc sỹ "Thân phận con người và tình yêu trong ca từ Trịnh Công Sơn" mà chị dày công thực hiện. Ca từ nhạc Trịnh được Ban Mai khảo cứu, nhìn nhận như một tác phẩm văn học, với các mục "Trịnh Công Sơn và chiến tranh Việt Nam", "Trịnh Công Sơn người tình của cuộc sống", "Trịnh Công Sơn người ca thơ"…
Sách gồm hai phần lớn: phần I là nghiên cứu, tiểu luận của tác giả về thân phận con người và tình yêu trong ca từ Trịnh Công Sơn, phần II "văn bản hóa" 242 ca khúc của Trịnh Công Sơn. Đây gần như là một trong những nghiên cứu đầu tiên về ca từ của nhạc Trịnh được thực hiện một cách công phu.
Đặng Thủy (Nguồn: Báo Hà Nội Mới)
Xem thêmTác giả | Ban Mai |
---|---|
Nhà xuất bản | Nxb Lao động |
Nhà phát hành | Đông Tây |
Giá bìa | 125.000 vnđ |
Khối lượng | 570.00 gam |
Ngôn Ngữ | Tiếng Việt |
Kích thước | 14.5x20.5 cm |
Ngày phát hành | 02/08/2019 |
Số trang | 484 |
- Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
- Tiêu đề của nhận xét