Thơ Tản Đà - Tác Phẩm Và Lời Bình

Thơ Tản Đà - Tác Phẩm Và Lời Bình

Thơ Tản Đà - Tác Phẩm Và Lời Bình Lượt xem: 286 người
Sách Văn học Trong Nước, Phê bình văn học trong nước
Thơ Tản Đà - Tác Phẩm Và Lời Bình 0 Vote

Thơ Tản Đà - Tác Phẩm Và Lời Bình: Giữa bầu trời nhiều mây những năm 10, Tản Đà xuất hiện như một ngôi sao lạ. Ông bước vào văn đàn trong lốt y phục khác người nên không lẫn với loại văn nhân xưa mà cũng không lẫn với các nhà bỉnh bút khác ở Đông Dương tạp chí và Nam Phong tạp chí. Người ta chào đón ở ông một hiện tượng tân kỳ. Tản Đà không còn là một "văn nhân" kiểu xưa, những người "hay chữ" giỏi làm văn, để người khác xin chữ, dùng văn để thù ứng, xướng hoạ, ghi chép những ngẫu hứng cho vào văn tập, thi tập, cất giữ cho con cháu đời sau. Tản Đà tuy là người tuyên bố "đem văn chương bán phố phường" vẫn chưa phải là loại "văn sĩ, nghệ sĩ" suy nghĩ về ngề nghiệp và sáng tác giống như các nhà văn hiện đại. Loại hình nhà văn như vậy là một hiện tượng lịch sử ngắn ngủi chỉ tồn tại trên hai chục năm đầu thế kỷ liên quan với bước đầu tiếp xúc với văn học Châu Âu, với việc một số nhà nho bỏ bút lông, cầm bút sắt tập viết các thể loại văn học mới. Kích thích sự ra đời hiện tượng đó, trước hết phải là tình hình một số nhà nho học tiếng Pháp, hiểu và thích văn chương Pháp. Nhưng có lẽ còn quan trọng hơn là sự xuất hiện một công chúng văn học mới, công chúng văn học đô thị. Công chúng văn học mới với thị hiếu đô thị của họ, với phương tiện thông tin báo chí, nhất là với đồng tiền đã thay đổi vị trí xã hội của văn học và cũng thay đổi luôn cả tính chất văn học. Văn học mất dần tính chất cao đạo của "văn" theo quan niệm cổ truyền mà thành "văn nghệ" và đồng thời thành hàng hoá trao đổi giữa các tác giả và công chúng qua những thiết chế trung gian là nàh xuất bản, toà báo. Ý thức về quan hệ giữa nội dung và hình thức, chú ý đến cái hay, cái đẹp nghệ thuật thì đã có từ lâu. Trong luận ngữ đã đặt ra vấn đề quan hệ giữa "văn" và "chất", giữa "văn" và "đạt". Về sau nội đòi hỏi về nghệ thuật càng nhiều hơn. Một nước phát triển Nho học sớm, chăm lo việc mở mang học hành thi cử như nước ta đã có mấy trăm năm, người đi học trau dồi cách viết văn cho thành kỹ xảo, nhưng do quan niệm văn ngự trị nên văn vẫn gắn với đạo lý, vẫn mang chức năng giáo huấn mà không thành văn nghệ để phát triển độc lập với nghệ thuật, tư tưởng. Tản Đà thuộc thế hệ nhà văn đầu tiên quan niệm một cách khac. Họ viết tuồng, làm thơ, viết báo, viết truyện đã có ý thức lập một sự nghiệp văn học, không phụ thuộc vào thi đỗ làm quan, một sự nghiệp khác với chuyện "trước thư lập ngôn" của các nhà nho xưa. Thứ văn chương mà họ viết không nhằm vào việc giáo hoá. Viết văn như họ chưa thành một nghề, nhưng từ công việc đó cũng có thể kiểm tra tiền tài và cinh quang. Nếu không quan niệm khác trước như vậy, một cậu ấm như Tản Đà không dám bỏ quê nhà đi viết tuồng, diễn tuồng, không dám ngông nghênh đem văn chương đi "bán phổ thông" và viết theo cách Tản Đà. Mục Lục: Tác phẩm: Tứ tuyệt - Yết hậu Bát cú Trường thiên Lục bát Song Thất Thơ tự do Dân ca. Lời bình: Thi sĩ Tản Đà Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu Về nội dung "tính giao thời" khi nghiên cứu sáng tác của Tản Đà Tính dân tộc và tính hiện đại, truyền thống và cách tân qua nhà thơ Tản Đà Thơ văn Tản Đà một cái nhìn chung Công của thi sĩ Tản Đà Tản Đà, một ảo thuật gia về chữ, âm thanh và nhạc điệu Tản Đà và thơ mới Nghệ thuật văn thơ Tản Đà Nghệ thuật thơ Tản Đà Ngôn ngữ trong thơ Tản Đà Ngôn ngữ trong thơ Tản Đà Về bài thơ "tống biệt" Tiếp tục tìm hiểu bài thơ "thề non nước" của Tản Đà Bàn thêm về ý nghĩa bài thơ "thề non nước". Mời bạn đón đọc.

Xem thêm
Thông tin tác giả
Thông tin chi tiết
Tác giả Tuấn Thành , Vũ Nguyễn
Nhà xuất bản Nxb văn học
Nhà phát hành Đông Tây
Giá bìa 125.000 vnđ
Khối lượng 320.00 gam
Ngôn Ngữ Tiếng Việt
Kích thước 16x24 cm
Ngày phát hành 02/08/2019
Số trang 260
Cuoc-thi-review-sach-topsach.vn
Nhận xét từ bạn đọc
Đánh giá trung bình
4.5/5
star star star star star>
0 vote
GỬI NHẬN XÉT CỦA BẠN
  • Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
  • Tiêu đề của nhận xét
Đăng nhập để nhận xét