Quản Trị Chiêu Thị (Quản Trị Truyền Thông Tiếp Thị)

Quản Trị Chiêu Thị (Quản Trị Truyền Thông Tiếp Thị)

Quản Trị Chiêu Thị (Quản Trị Truyền Thông Tiếp Thị) Lượt xem: 281 người
Sách Kinh Tế, Sách marketing bán hàng
Quản Trị Chiêu Thị (Quản Trị Truyền Thông Tiếp Thị) 0 Vote
Thông tin tác giả Hoàng Thị Phương Thảo Hoàng Thị Phương Thảo Vào trang riêng của tác giả Xem tất cả các sách của tác giả Hoàng Trọng Hoàng Trọng Vào trang riêng của tác giả Xem tất cả các sách của tác giả Quản Trị Chiêu Thị (Quản Trị Truyền Thông Tiếp Thị): Chiến lược tiếp thị là nền tảng để xây dựng các kế hoạch và chương trình tiếp thị cụ thể, liên quan đến việc phân bổ các nguồn lực để đạt đến những mục tiêu tiếp thị đã xác định. Các thành phần cốt lõi của chiến lược tiếp thị bao gồm: lựa chọn thị trường mục tiêu và xây dựng phối thức tiếp thị phù hợp để đạt đến các mục tiêu tiếp thị xác định. Thị trường mục tiêu là phân khúc hay nhóm khách hàng tiềm năng chủ yếu mà công ty chọn để phục vụ. Bởi vì không phải tất cả các khách hàng trong toàn bộ thị trường của một loại sản phẩm đều có cùng những đặc trưng và nha cầu như nhau, cho nên việc lựa chọn một phân khúc xác định rõ sẽ giúp xác định những nhu cầu và đặc điểm cụ thể của sản phẩm, dịch vụ mà nhà tiếp thị phải đáp ứng tốt. Việc xác định phối phức tiếp thị phù hợp có nghĩa là ưa chọn một cách đúng đắn phối hợp của bốn thành phần: sản phẩm, giá cả, phân phối và chiêu thị để đáp ứng những nhu cầu, lợi ích giá trị và những đặc trưng khác của thị trường mục tiêu đã chọn. Thực hiện điều này một cách thành công đòi hỏi một sự hiểu biết sâu sắc về thị trường mục tiêu, sự am hiểu về các thuộc tính của mỗi thành phần trong phối thức tiếp thị, và sự nhạy bén với môi trường mà công ty đang hoạt động. Như đã đề cập ở trên,chiêu thị là một thành phần trong toàn bộ chương trình chung mà quản trị viên tiếp thị phải xây dựng, thực hiện và kiểm soát. Tuy nhiên, quản trị viên không thể ra những quyết định quan trọng trong thành phần này hoặc trong những lĩnh vực chính sách khác mà không xem xét ảnh hưởng của những quyết định này đối với những thành phần khác trong chiến lược tiếp thị, đặc biệt vì tiếp thị là một hệ thống những thành phần có tác động qua lại với nhau. Một chiến lựơc chiêu thị không thể hiệu quả nếu như nó không tính đến và không đáp ứng được môi trường trong đó kinh doanh sản phẩm diễn ra. Môi trường có thể làm tăng hoặc giới hạn những lựa chọn chiến lược, hoặc nó có thể hỗ trợ hoặc hạn chế sự thành công của một chiến lược đã có. Hơn nữa, môi trường không có ở trạng thái tĩnh, một trong những đặc trưng chủ yếu của nó là tính động. Môi trường liên tục thay đổi, cung cấp những cơ hội mới cho vài ngành kinh doanh, giới hạn triển vọng của một số ngành khác. Chúng ta có thể xem xét bối cảnh môi trường dưới hai mức độ, được xác định bởi mức độ công ty có thể điều khiển những yếu tố của môi trường. Ở mức độ thứ nhất là môi trường bên ngoài, môi trường mà bản thân công ty không điều khiển được. Những yếu tố của môi trường này có thể ảnh hưởng đáng kể đến phương hướng hoạt động của công ty. Ở mức độ thứ hai la môi trường hoạt động của công ty, môi trường mà công ty có thể điều khiển được một phần, bởi vì các hoạt động của công ty có thể ảnh hưởng hoặc thay đổi những yếu tố trong môi trường này. Những thay đổi này có thể xảy ra trong dài hạn, và ít khi xảy ra trong ngắn hạn. Kế hoạch chiêu thị là tài liệu mô tả vai trò của các hình thức thông tin trong việc đạt đến các mục đích tiếp thị của tổ chức. Chúng ta đã nhận diện các thành phần của chiêu thị, và mặc dù chúng ta chưa xem xét chúng một cách chi tiết. Tuy nhiên, hiển nhiên là chúng ta cần phải sử dụng chúng theo một cách hợp nhất để thông tin, giao tiếp với thị trường mục tiêu. Mỗi yếu tố của chương trình chiêu thị đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng làm cho chúng thích hợp hay không thích hợp với việc thực hiện những nhiệm vụ hay mục tiêu nào đó. Chương trình siêu thị hiểu quả nhất là một chương trình nhận ra được những ưu điểm và những giới hạn của các yếu tố này và sử dụng được một cách có hiệu quả các nguồn lực sẵn có. Ban giám đốc phân công các hoạt động chiêu thị cho các phòng ban và các cá nhân. Việc phân công trách nhiệm như vậy sẽ tạo nên những xung đột và sự không nhất quán nghiêm trọng trong hoạch định và thực hiện chương trình. Hai loại rủi ro đáng kể là về nội dung của nỗ lực chiêu thị và sự phối hợp thời gian giữa các hoạt động chiêu thị. Phần nội dung của các nỗ lực chiêu thị có thể thông tin đến người nhận những thông điệp mâu thuẫn nhau, phối hợp thời gian có thể làm cho nhiều phần của kế hoạch kém hiệu quả đáng kể vì sự chậm trể của các tài liệu cần thiết phục vụ hoạt động chiêu thị. Để giảm thiểu tối đa những rủi ro này trong khi cố gắng đạt được các mục tiêu chiêu thị một cách hiệu quả và hiệu năng, chúng ta phải có kế hoạch chêiu thị được xây dựng một cách cẩn thận. Mục Lục: Chương 1: Tiếp thị và chiêu thị Chương 2: Tổng quan quản trị chiêu thị Chương 3: Quá trình truyền thông Chương 4: Quá trình ra quyết định tiêu dùng Chương 5: Phân khúc thị trường và định vị Chương 6: Thiết lập các mục tiêu chiêu thị và ngân sách chiêu thị Chương 7: Quản trị quảng cáo Chương 8: Thông điệp quảng cáo Chương 9: Chiến lược phương tiện quảng cáo Chương 10: Phân tích phương tiện Chương 11: Chào bán hàng trực tiếp Chương 12: Phát triển chiến lược bán hàng Chương 13: Thực hiện chiến lược bán hàng Chương 14: Quản trị khuyến mãi Chương 15: Khuyến mãi với người tiêu dùng Chương 16: Khuyến mãi đối với người trung gian và nhân viên bán hàng Chương 17: Giao tế Chương 18: Đánh giá và điều khiển chương trình chiêu thị Chương 19: Khía cạnh xã hội của chiêu thị. Mời bạn đón đọc. Xem thêm
Thông tin tác giả
Thông tin chi tiết
Tác giả Hoàng Thị Phương Thảo , Hoàng Trọng
Nhà xuất bản Nxb Thống kê
Nhà phát hành KT Tuấn Minh
Giá bìa 125.000 vnđ
Khối lượng 760.00 gam
Ngôn Ngữ Tiếng Việt
Kích thước 16x24 cm
Ngày phát hành 02/08/2019
Số trang 614
Cuoc-thi-review-sach-topsach.vn
Nhận xét từ bạn đọc
Đánh giá trung bình
4.5/5
star star star star star>
0 vote
GỬI NHẬN XÉT CỦA BẠN
  • Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
  • Tiêu đề của nhận xét
Đăng nhập để nhận xét