Phía Sau Cuộc Chiến - Điều Tra Sâu Về Hồ Sơ Mật Của Lục Quân Mỹ
Tháng 2 năm 1968, một tháng trước cuộc thảm sát tai tiếng ở Mỹ Lai, một đơn vị lính Mỹ ở miền Trung Việt Nam đi càn qua một ngôi làng nhỏ, bắt được mười chín người dân không có vũ trang - bao gồm phụ nữ, trẻ em, thiếu niên và một người đàn ông lớn tuổi. Hôm đó, toán lính nhận được mệnh lệnh "giết sạch những gì di động". Họ dồn dân làng vào nơi trống trải rồi nã đạn. Sau vụ việc, thanh tra lục quân đội lấy lời khai có tuyên thệ của hàng tá binh sĩ, thu thập được nhiều chi tiết ám ảnh miêu tả lại cuộc thảm sát. Tuy nhiên, vụ việc bị chìm xuồng, không ai bị kết tội.
Những lời khai đó - và ghi nhận của hàng trăm cựu chiến binh Mỹ khác từng chứng kiến các vụ thảm sát, giết chóc, cưỡng hiếp, tra tấn - được Ban tham mưu lục quân Mỹ những năm 1970 đưa vào diện hồ sơ đặc biệt cần lưu trữ bí mật và cất kỹ suốt ba mươi năm. Giờ đây được giải mật, những hồ sơ thu thập các báo cáo về tội ác chiến tranh của quân đội Mỹ ở Việt Nam ít ai biết đã hé lộ với công chúng. Hồ sơ bao gồm cả những vụ việc đã được chứng minh liên can đến hơn 300 lời cáo buộc, liên đới đến thành viên mọi sư đoàn lớn từng tham gia cuộc chiến.
Năm 2005, nhà báo đoạt giải Pulitzer Deborah Nelson và nhà sử học quân sự Nicholas Turse cùng hợp tác tìm hiểu sự thật phía sau những chồng hồ sơ. Phía sau cuộc chiến miêu tả quá trình cả hai đi tìm câu trả lời từ những người bị cáo buộc phạm vào tội ác chiến tranh, từ những nhân chứng cáo buộc và cả các quan chức cấp cao đã che giấu sự thật.
Cùng với những cái nhìn chân thực gây sốc khác được tiết lộ về những hành động của binh lính Mỹ tham chiến ở Iraq và Afghanistan gần đây, Phía sau cuộc chiến nhìn thẳng vào những bí mật đen tối nhất về cuộc chiến ở Việt Nam.
Mời bạn đón đọc
Đó là một trong nhiều dòng tư liệu đã được Deborah Nelson cùng Nicholas Turse thu thập từ những nguồn khác nhau: các tài liệu giải mật về chiến tranh Việt Nam, những cuộc phỏng vấn cựu binh Mỹ, những cuộc gặp gỡ các dân thường Việt Nam vô tội may mắn thoát nạn trong những cuộc thảm sát của quân đội Mỹ...
Từ những tư liệu này, Deborah Nelson đã viết nên loạt phóng sự điều tra về tội ác chiến tranh của quân đội Mỹ tại Việt Nam trên tờ Los Angeles Times, sau đó tập hợp lại trong cuốn sách có tên Phía sau cuộc chiến. Bên cạnh những số liệu gây kinh ngạc về hiện thực của chiến dịch "Tìm diệt" là những phân tích sắc sảo đến tận gốc rễ về nguyên nhân những cuộc thảm sát dân thường của binh sĩ Mỹ và những kết luận có tính chất cảnh tỉnh của Nelson với quân đội Mỹ.
Tác giả Deborah Nelson hiện là giáo sư thỉnh giảng tại Trường báo chí Philip Merrill, thuộc Đại học Maryland. Trong hơn 30 năm làm báo, bà làm việc cho các tờ báo danh tiếng như Los Angeles Times, Washington Post, Seattle Times và Chicago Sun-Time với rất nhiều phóng sự điều tra sắc sảo gây tiếng vang trong dư luận.
L.Đ. (Nguồn Báo Tuổi trẻ)
“Biện pháp giết người số một của Sư đoàn 9 là quy định bắn nếu họ chạy. Không chỉ tù nhân hay người tình nghi, hay những người có vũ khí, mà là bất cứ ai.
Biện pháp giết người thứ hai là bắn tỉa. Một lính thuộc Lữ đoàn 2 đã được trao huân chương Chữ thập Công trạng vì đã sát hại hơn một trăm người Việt bằng cách bắn tỉa.
... Biện pháp giết người thứ ba là bẫy mìn treo...
... Biện pháp giết người thứ tư là "tai nạn" do máy bay trực thăng vũ trang hoặc pháo...".
Đó là một trong nhiều dòng tư liệu đã được nữ ký giả người Mỹ từng đoạt giải Pulitzer 1997 Deborah Nelson cùng cộng sự đáng tin là nhà nghiên cứu quân sự Nicholas Turse thu thập từ những nguồn khác nhau: Các tài liệu giải mật về chiến tranh Việt Nam, những cuộc phỏng vấn cựu binh Mỹ, cuộc gặp gỡ các dân thường Việt Nam vô tội may mắn sống sót trong những cuộc thảm sát của quân đội Mỹ... để viết nên loạt phóng sự điều tra về tội ác chiến tranh của quân đội Mỹ tại Việt Nam đăng trên tờ Los Angeles Times (2006).
"Phía sau cuộc chiến" (tên tiếng Anh là "War Behind Me: Vietnam Veterans Confront the Truth about U.S. War Crimes", xuất bản năm 2008) là tập hợp những bài báo này.
Sức nặng của hơn ba trăm trang sách nằm trong những số liệu gây kinh ngạc về hiện thực của cái gọi là chiến dịch "Tìm diệt", những đào bới sắc sảo đến tận gốc rễ về nguyên nhân những cuộc thảm sát dân thường của binh sĩ Mỹ; những cảnh tỉnh đanh thép của người viết với quân đội Mỹ, khi cuộc chiến tại Iraq đang ngày càng được nhiều người liên tưởng tới chiến tranh Việt Nam hơn ba mươi năm trước. Với khát vọng bóc đến tận cùng lớp vỏ của sự thật vốn được cả bộ máy quyền lực đồ sộ tinh vi che giấu, Nelson cùng những cộng sự mẫn cán lần theo từng cái tên nhỏ nhất, kiên nhẫn đứng trước những ngôi nhà đóng sập cửa và kìm nén trước những cựu binh một mực phủ nhận tội ác của mình.
Hành trình điều tra còn đưa nữ nhà báo xông xáo tới mảnh đất miền Trung Việt Nam, để tìm ra những "Mỹ Lai" khác, đến nay vẫn còn sống trong nỗi ám ảnh của những người dân. Từ bức tranh toàn cảnh về những Mỹ Lai còn chưa được biết đến này, "Phía sau cuộc chiến" đã phơi mở trước công chúng Mỹ nói riêng, thế giới nói chung cái nhìn bao quát mà cụ thể về chiến tranh Việt Nam từ một góc độ chân thực, đáng tin cậy, và hơn thế, là lời cảnh tỉnh về sự xói mòn của những giá trị nhân đạo trong những cuộc chiến vẫn chưa ngừng diễn ra trên thế giới.
B.A (Nguồn Báo Lao động)
Xem thêmTác giả | Deborah Nelson |
---|---|
Nhà xuất bản | Nxb Thông Tấn |
Nhà phát hành | Nhã Nam |
Giá bìa | 125.000 vnđ |
Khối lượng | 440.00 gam |
Ngôn Ngữ | Tiếng Việt |
Kích thước | 14x20.5 cm |
Ngày phát hành | 02/08/2019 |
Số trang | 340 |
- Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
- Tiêu đề của nhận xét