Những Người Khám Phá Thế Giới Bí Ẩn Einstein Và Freud

Những Người Khám Phá Thế Giới Bí Ẩn Einstein Và Freud

Những Người Khám Phá Thế Giới Bí Ẩn Einstein Và Freud Lượt xem: 382 người
Sách Chuyên Ngành, Sách khoa học, Sách nghiên cứu khoa học
Những Người Khám Phá Thế Giới Bí Ẩn Einstein Và Freud 0 Vote

Freud và Einstein tuy cùng nói tiếng Đức là tiếng mẹ đẻ của họ, nhưng những từ ngữ chuyên môn của mỗi người phát triển theo một hướng khác nhau, hoàn toàn tách biệt, tới mức đến lúc này có lẽ họ hầu như không thể dung hoà với nhau nữa. Mặc dù vậy Freud và Einstein vẫn có nhiều điểm đồng hợp chứ không phải như họ có thể đã hình dung. Nhiều năm trước đó, khi mỗi người bắt đầu sự nghiệp nghiên cứu của mình, cả hai người đều đã đạt tới tầm vóc chứng tỏ họ có chung một điểm mấu chốt. Đó là mỗi người đã nghiên cứu, khám phá một trong những vấn đề cốt lỏi nhất trong lĩnh vực của mình. Cả hai người đều vấp phải một trở ngại đã từng làm thất bại hết thảy các nhà nghiên cứu khác: Và mỗi người đã gặp một trở ngại. Đó là thiếu cứ liệu. Thế nhưng, thay vì rút lui do thiếu vắng cứ liệu, và hướng vào những lĩnh vực khác hay chấp nhận thất bại và ngừng nghiên cứu, thì cả hai ông vẫn tiếp tục quan sát, tìm tòi.

Suy cho cùng, quan sát là công việc của nhà khoa học. Đó chính là điều đã định hình phương pháp khoa học và đã thúc đẩy sự ra đời của cuộc cách mạng khoa học khoảng ba thế kỷ trước đó. Năm 1610, Galileo Galilei thông báo rằng khi nhìn vào một thiên văn mới sáng chế ông trông thấy 40 sao thuộc chùm sao Pleiades (Chùm Thất Tinh) mà trước đó người ta chỉ nhìn thấy 6 sao. Ông còn nhìn thấy 500 sao mới thuộc chùm sao Orion (Chùm Thiên Lang), và vô số các vì sao thuộc Dải Ngân Hà, và sau đó ông nhìn thấy các vệ tinh của Jupiter (Sao Mộc). Bắt đầy vào năm 1674, Antonius von Leeuwenhoek đưa tin: khi nhìn vào các vật thể trên trái đất, thông qua một dụng cụ quang học mới, ông trông thấy đến một triệu sinh thể sống trong một giọt nước, số các sinh thể sống trong lớp dử trắng ở lợi răng của ông nhiều hơn cả dân số của nước Hà Lan thống nhất. Sau đó ông còn phát hiện vô số những “sinh vật” này trong miệng của một ông già chẳng bao giờ đánh răng! Chúng bơi nhung nhúc, lanh lợi chưa từng thấy.

….Mặc dù Einstein và Freud tự họ không hoàn toàn khởi xướng cuộc cách mạng khoa học lần thứ hai này, những quả là học đã trình bày và biểu đạt nó tới một mức độ sâu rộng. Câu chuyện sau đây cho thấy bằng cách nào các nghiên cứu của hai ông đạt tới đỉnh cao chưa từng thấy – đó là thuyết tương đối, là thế giới vô thức. Bằng cách nào, những nghiên cứu của hai ông đã phần nào vô tình dẫn đến việc tạo lập hai ngành khoa học mới là vũ trụ và phân tậm học. Và trong trường hợp Einstein, bằng việc đưa ra một cung cách hoạt động khoa học mới khiến nó trở thành một phương pháp luận phổ quát xuyên suốt mọi ngành khoa học. Trong khi, với Freud, là một cung cách hoạt động khoa học khác, khiến nó trở thành một biệt lệ bao trùm, là lời giải cho câu hỏi về những gì dùng để đánh giá những hoạt động trí tuệ thăm dò vạn vật như một ngành khoa học. Đấy cũng là câu chuyện về những gì mà các bộ môn vụ trụ và phân tâm học đã cho phép chúng ta thăm dò cả hai vũ trụ bao la: Thế giới của các vì sao và thế giới nội tâm của con người.

Và trong vấn đề này, câu chuyện về Einstein và Freud, cũng như câu chuyện về Galileo và Leeuwenhoek, là chuyện về một cuộc cách mạng trong tư duy. Sự khác biệt giữa tầm nhìn của chúng ta về vũ trụ và tầm nhìn về vũ trụ của con người ở thế kỷ 19 hoá ra không phải là vấn đề cái gì đã làm cho từng kỷ nguyên vừa qua khác với những kỷ nguyên trước đó trong gần 300 năm. Đó là quá trình tầm nhìn ngày một xa hơn, sâu hơn và nhìn thấy nhiều hơn - về viễn cảnh và việc chúng ta quan sát được bao nhiêu. Ngược lại, đó là vấn đề về bản thân sự quan sát - về nhận thức và phương pháp quan sát. Thế thì nó còn là vấn đề tư duy về quan sát. Cũng như bất cứ khám phá nào khác, đây là cái đã làm thay đổi cách chúng ta cố làm cho sự tồn tại của mình có ý nghĩa trong thế kỷ 21 – cung cách chúng ta nghiên cứu các hoàn cảnh của chính mình với tư cách là một sinh vật có tri giác, theo một hệ thống chuẩn mực đặc biệt: Những sinh vật này là ai? Hệ thống chuẩn mực này là cái gì? Đó là những phương tiện khám phá mới mà một trăm năm sau chúng ta chỉ mới bắt đầu hiểu được ý nghĩa của nó: Chúng ta sẽ không khám phá được gì thêm nếu chúng ta chỉ biết nhìn, hay chỉ biết quan sát.

Mục lục:

Phần 1: Tinh thần chế ngự vật chất

Vũ trụ bao la

Thế giới con người: đầy bí ẩn

Đi tới cùng

Phần 2: Vật chất bao trùm

Bước nhảy vọt của niềm tin

Đi sâu vào thế giới con người

Phần 3: Giọt sương lung linh

Luận về hai ngành khoa học mới

Mời bạn đón đọc.

Xem thêm
Thông tin tác giả
Thông tin chi tiết
Tác giả Nguyễn Cảnh Lâm , Minh Đức
Nhà xuất bản Nxb Trẻ
Nhà phát hành Nghiêm Bích Hoan
Giá bìa 125.000 vnđ
Khối lượng 250.00 gam
Ngôn Ngữ Tiếng Việt
Kích thước 14.5x20.5 cm
Ngày phát hành 02/08/2019
Số trang 248
Cuoc-thi-review-sach-topsach.vn
Nhận xét từ bạn đọc
Đánh giá trung bình
4.5/5
star star star star star>
0 vote
GỬI NHẬN XÉT CỦA BẠN
  • Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
  • Tiêu đề của nhận xét
Đăng nhập để nhận xét