Mạc Can - Tạp Bút
Click để xem bìa sau

Mạc Can - Tạp Bút

Tác giả: Mạc Can
Mạc Can - Tạp Bút Lượt xem: 190 người
Sách Văn học Trong Nước, Phóng sự, ký sự nổi tiếng VN
Mạc Can - Tạp Bút 0 Vote

Hãy tìm tôi giữa cánh đồng

(

Hãy tìm tôi giữa cánh đồng

( Ngày 30-04-2007)

Tản văn của Đông Vy giống như những câu chuyện trong các tập Hạt giống tâm hồn. Phía sau những câu chữ không làm dáng, có ẩn chứa một ý tưởng để người đọc phải suy ngẫm. Như khi nhìn chiếc lá rơi: “Chỉ những chiếc lá ở cạnh nhau mới thấy đau với khoảng trống khi chiếc lá ngay cạnh mình rơi xuống! Bởi thế hãy quan tâm đến những người xung quanh”. Hay khi nghe một tiếng ve kêu: “Ve sầu tượng trưng cho tình bạn. Nó không bao giờ ca hát một mình...”.

Cuộc sống không phải chỉ gồm những vấn đề, những sự việc to lớn như con voi hay quả núi. Cuộc sống còn gồm cả những con cá rô nhỏ xíu ở trong ao, cây kim giây nhỏ bé trên mặt đồng hồ... Đông Vy đã chọn viết về những điều nhỏ bé đó. Vì theo cô: “Cuộc đời bắt đầu từ những điều nhỏ bé, thời gian bắt đầu từ một giây. Và nhân loại, chẳng phải bắt đầu từ trẻ con đó sao?”.

Giữa mùa hè nóng bức này, nếu bạn không có điều kiện đi nghỉ mát ở vùng biển hay vùng núi, bạn có thể tìm đọc cuốn Hãy tìm tôi giữa cánh đồng. Bạn sẽ có cảm tưởng một ngọn gió mát lành đang thổi về và đặc biệt nó sẽ giúp bạn chợt nhận ra một mùi hương nào đó, đã từ lâu vẫn lẩn khuất trong trí nhớ của bạn.

Thanh Trịnh

LỊCH SỬ TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC

(Ngày 01-04-2007)

Derk Bodde, nhà nghiên cứu triết học người Mỹ, dịch giả và đồng thời cũng là học trò của Phùng Hữu Lan, đánh giá về công trình này khi chuyển ngữ sang tiếng Anh: “Trong các tác phẩm viết về thời kỳ này, bộ sách của Phùng Hữu Lan hẳn là hoàn bị nhất và trong nhiều phương diện người ta có thể hy vọng đây là một trong những bộ sách tốt nhất”. Và ông đánh giá công việc của mình: “Khi đa số chúng ta cho rằng cái di sản văn hóa Hy Lạp và La Mã vẫn là tiêu biểu của thế giới, thì khoa học so sánh các nền văn minh càng cần thiết hơn bao giờ hết, không chỉ để hiểu các nền văn hóa nước ngoài mà còn để hiểu chính nền văn hóa của chúng ta, ngõ hầu chúng ta có được sự khách quan”.

Trong khi người châu Âu và Mỹ, muốn dùng công trình của Phùng Hữu Lan làm “chìa khóa” để đi vào tìm hiểu văn hóa Trung Quốc, thì chúng ta, “người láng giềng” của nền văn hóa vĩ đại này, mãi đến hôm nay mới tiếp cận được di sản của Phùng Hữu Lan. Tuy nhiên, trong học thuật và triết lý, nhận ra vấn đề không bao giờ là quá muộn. Do vậy, khi cầm bản dịch này trên tay, độc giả đã tìm cho mình một hướng đi cẩn trọng, để hiểu được văn hóa Trung Quốc.

Là một người say mê với văn hóa Trung Quốc, dịch giả Lê Anh Minh được biết đến khi tham gia biên soạn và dịch hàng loạt tác phẩm có giá trị như: Triết giáo Đông phương (đồng chủ biên), Kinh Dịch và cấu hình tư tưởng Trung Quốc (đồng chủ biên), Lịch sử văn minh và các triều đại Trung Quốc (đồng chủ biên), Chu dịch đại truyện v.v... Hơn thế, trong bản dịch này ngoài chú thích của Phùng Hữu Lan và Derk Bodde, còn có sự “đóng góp” của chính dịch giả để cho bản dịch không những trong sáng hơn, mà còn giúp bạn đọc dễ hiểu hơn.

Trong triết lý, vấn đề quan trọng là biết đặt câu hỏi: “Một câu hỏi đúng quan trọng hơn một câu trả lời cho câu hỏi sai”. Vậy khi đọc bộ sách này rồi tự đặt câu hỏi, biết đâu, chúng ta sẽ tìm ra những câu hỏi mới, đôi khi quan trọng hơn câu trả lời (mà nếu có câu trả lời thì càng tốt), cho chính chúng ta.

Lê Tân

LỊCH SỬ TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC

(Ngày 01-04-2007)

Derk Bodde, nhà nghiên cứu triết học người Mỹ, dịch giả và đồng thời cũng là học trò của Phùng Hữu Lan, đánh giá về công trình này khi chuyển ngữ sang tiếng Anh: “Trong các tác phẩm viết về thời kỳ này, bộ sách của Phùng Hữu Lan hẳn là hoàn bị nhất và trong nhiều phương diện người ta có thể hy vọng đây là một trong những bộ sách tốt nhất”. Và ông đánh giá công việc của mình: “Khi đa số chúng ta cho rằng cái di sản văn hóa Hy Lạp và La Mã vẫn là tiêu biểu của thế giới, thì khoa học so sánh các nền văn minh càng cần thiết hơn bao giờ hết, không chỉ để hiểu các nền văn hóa nước ngoài mà còn để hiểu chính nền văn hóa của chúng ta, ngõ hầu chúng ta có được sự khách quan”.

Trong khi người châu Âu và Mỹ, muốn dùng công trình của Phùng Hữu Lan làm “chìa khóa” để đi vào tìm hiểu văn hóa Trung Quốc, thì chúng ta, “người láng giềng” của nền văn hóa vĩ đại này, mãi đến hôm nay mới tiếp cận được di sản của Phùng Hữu Lan. Tuy nhiên, trong học thuật và triết lý, nhận ra vấn đề không bao giờ là quá muộn. Do vậy, khi cầm bản dịch này trên tay, độc giả đã tìm cho mình một hướng đi cẩn trọng, để hiểu được văn hóa Trung Quốc.

Là một người say mê với văn hóa Trung Quốc, dịch giả Lê Anh Minh được biết đến khi tham gia biên soạn và dịch hàng loạt tác phẩm có giá trị như: Triết giáo Đông phương (đồng chủ biên), Kinh Dịch và cấu hình tư tưởng Trung Quốc (đồng chủ biên), Lịch sử văn minh và các triều đại Trung Quốc (đồng chủ biên), Chu dịch đại truyện v.v... Hơn thế, trong bản dịch này ngoài chú thích của Phùng Hữu Lan và Derk Bodde, còn có sự “đóng góp” của chính dịch giả để cho bản dịch không những trong sáng hơn, mà còn giúp bạn đọc dễ hiểu hơn.

Trong triết lý, vấn đề quan trọng là biết đặt câu hỏi: “Một câu hỏi đúng quan trọng hơn một câu trả lời cho câu hỏi sai”. Vậy khi đọc bộ sách này rồi tự đặt câu hỏi, biết đâu, chúng ta sẽ tìm ra những câu hỏi mới, đôi khi quan trọng hơn câu trả lời (mà nếu có câu trả lời thì càng tốt), cho chính chúng ta.

Lê Tân

(Thứ Tư, 02/05/2007) Ngũ tử cướp cái Những con tò he nặng tình đất nước

TTO

(Thứ Tư, 02/05/2007) Ngũ tử cướp cái Những con tò he nặng tình đất nước

TTO - Một cô gái trẻ bên cạnh một ông già. Những con tò he dân dã giữa đường Nguyễn Huệ khu trung tâm thành phố Hồ Chí Minh hoa lệ nhà cao cửa rộng. Xưa và nay. Tân tiến và cổ xưa. Những người muôn năm cũ, Hồn ở đâu bây giờ?

Cô gái ấy không có ý tiến thân bằng con đường du học, vào làm ở những công ty tập đoàn đa quốc gia nhà cao cửa rộng, chính ông già nặn tò he bình thường dân dã ngồi bên vệ đường làm cô chú ý, cô có ý định hướng đời mình vào việc bảo tồn loại hình nghệ thuật bình dân cổ xưa ấy.

Không phải là hiếm những con người ấy trong thời đại ngày nay, nhưng thật sự cũng không phải là có nhiều lắm. Trong thời buổi cơ chế thị trường, cơm áo gạo tiền như thế này, đâu có nhiều những người trẻ tuổi tự làm “già” mình đi với một công việc như thế, một công việc âm thầm lặng lẽ, không ai biết tới, chẳng thu nhập được gì, không làm nên danh giá gì. Nhưng cô gái không “già” đi chút nào, trái lại ngày càng trẻ trung tươi tắn, lòng vô tư thanh thản, không một chút nặng lòng với danh lợi, bức tranh cô vẽ ông già nặn tò he được đánh giá cao thay vì bán lấy tiền lại dành tặng cho người trong tranh, với ý nghĩa hình ảnh ông già được sống mãi trong gia đình họ hàng thân tộc, và ý nghĩa lớn hơn là làm sống lại nghề nặn tò he ấy, truyền thống ngành nghề cổ xưa ấy.

Một tập truyện có nhiều nhân vật ở mọi thành phần lứa tuổi, nhiều công việc, nhiều cảnh trí chuỵên mới chuyện cũ, những đoạn đối thoại thú vị, những bài vè dân dã hài hước vui nhộn, những đoạn tư liệu đáng giá có nét riêng, hành động tự nhiên không tô vẽ. Cốt truyện có những hoàn cảnh éo le gay cấn cũng có cảnh sinh hoạt bình thường giản dị. Một tiểu thuyết ngắn nhưng có độ “dài” cần thiết về chất liệu, sự kiện.

Năm chàng trai cô gái có ngành nghề hoàn cảnh gia đình số phận khác nhau nhưng có một nguyện vọng mục đích quyết tâm giống nhau, đã làm thành một nhóm “ngũ tử” thực hiện quyết tâm nguyện vọng của mình. Và như lời đề dẫn của truyện, “khi cả năm quân tốt cùng màu đen hoặc đỏ về được một nhà, nhà ấy có quyền bắt đầu cuộc chơi theo cách của mình”. Và năm chàng trai cô gái ấy, qua bao nhiêu thăng trầm, rốt rồi “ở hiền gặp lành”, tròi cũng có mắt trả công xứng đáng cho tấm lòng hướng thiện của họ.

Một quyển truyện đáng giá, xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Luật chơi tam cúc – ngũ tử cướp cái là khi cả năm quân tốt cùng màu đen hoặc đỏ về được một nhà, nhà ấy có quyền bắt đầu cuộc chơi theo cách của mình. Dưới đây là chuyện năm quân tốt trong một ván bài văn chương! Những trùng hợp về nhân danh, địa danh, sự kiện và số liệu… chỉ là ngẫu nhiên, nằm ngoài chủ quan của người kể chuyện.

Nhà văn LÊ VĂN THẢO

Xem thêm
Thông tin tác giả
Thông tin chi tiết
Tác giả Mạc Can
Nhà xuất bản Nxb Trẻ
Nhà phát hành NXB Trẻ
Giá bìa 125.000 vnđ
Khối lượng 400.00 gam
Ngôn Ngữ Tiếng Việt
Kích thước 14x20 cm
Ngày phát hành 02/08/2019
Số trang 326
Cuoc-thi-review-sach-topsach.vn
Nhận xét từ bạn đọc
Đánh giá trung bình
4.5/5
star star star star star>
0 vote
GỬI NHẬN XÉT CỦA BẠN
  • Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
  • Tiêu đề của nhận xét
Đăng nhập để nhận xét