Hồn Chữ Việt - Tái bản 12/06/2006

Hồn Chữ Việt - Tái bản 12/06/2006

Tác giả: Đăng Học
Hồn Chữ Việt - Tái bản 12/06/2006 Lượt xem: 371 người
Sách Chuyên Ngành, Sách mỹ thuật - hội họa, Sách giáo khoa mỹ thuật
Hồn Chữ Việt - Tái bản 12/06/2006 0 Vote
Thông tin tác giả Đăng Học Tên thật: Vũ Đăng Học Pháp danh: Nguyên Đăng Sinh ngày: 25/11/1982 Quê quán: Quy NhơnNguyên quán: Hải Dương *Kỷ lục gia Việt Nam Đã xuất bản: Hồn chữ Việt Thư pháp Việt Kinh Pháp ... Vào trang riêng của tác giả Xem tất cả các sách của tác giả Hồn Chữ Việt: Chữ viết, một bước tiến hoá vượt bậc của con người, được biết đến như những phương tiện căn bản để lưu trự thông tin, duy trì các truyền thống văn hoá, những quá trình lịch sử và các nền văn minh của nhân loại. Qua nghiên cứu cho thấy khoảng năm, sáu nghìn năm trước đây, từ những hình ảnh đơn sơ dần dần được tối giản đi để trở thành những hệ thống ký tự có ý nghĩa. Như chữ viết Cổ Ai Cập tại lưu vực sông Nin, chữ viết Mai-a ở vùng Trung Mỹ, và chữ Hán ở vùng lưu vực sông Hoàng Hà. Đây là ba trường hợp chữ viết được sáng tạo độc lập nhau xa xưa hơn cả. Như thế chữ viết đã được hình thành từng bước rồi từ từ trở lên hoàn thiện hơn. Mỗi quốc gia, mỗi nền dân tộc, mỗi nền văn hoá, đều có hệ thống chữ viết riêng. Bằng nhiều cách khác nhau, những chữ viết ấy đã được trau chuốt tìm tòi sáng tạo để tăng thêm giá trị, trở thành những tác phẩm nghệ thuật được trân trọng. Hình thức đó được gọi là thư pháp. Bàn về thư pháp tại Việt Nam, hầu hết mỗi khi nhắc đến thư pháp thì ai cũng liên tưởng đến hình ảnh Ông Đồ trong thơ Vũ Đình Liên. Hình ảnh ông đồ già là một đặc trưng tiêu biểu của thư pháp Việt Nam thời trước. Vì hơn một ngàn năm giặc Tàu đô hộ đất nước ta, nền văn hoá của người Việt hầu hết bị ảnh hưởng bởi nền văn hoá đậm chất Trung Hoa. Cho nên ngay cả chữ viết lẫn ngôn ngữ cũng không ngoại lệ. Người Việt đã dựa trên nền tảng chữ Hán mà nghĩ ra thể loại chữ Nôm cho mình, nhưng chữ Nôm thì lại phức tạp hơn cả chữ Hán. Cho nên thư pháp dường như chỉ phổ biến ở những bậc danh sĩ, những bậc tu hành, những cụ đồ hay chữ dành cả đời vì chữ nghĩa. Cùng với thư pháp chữ Hán truyền thống, các thầy đồ lại tìm tòi thêm cách thức khác để thích nghi với thể loại chữ viết mới này. Họ dùng những cây bút tre, hay gỗ bản to để viết chữ rong, biến những con chữ thành hình ảnh lạ mắt thú vị. Hoặc viết chữ quốc ngữ mô phỏng chữ Hán theo dạng hình tròn hình vuông thường được thấy trên những câu đối những tấm hoàng phi trong chùa... Mục Lục: Lời mở đầu Tác phẩm Thư pháp chữ Việt sự hình thành và phát triển Tác phẩm Tên gọi quốc tế cho thư pháp Việt Nam Tác phẩm Thư pháp Việt và những lý luận cơ bản Cách cầm cọ Tác phẩm Thư pháp một chữ ngàn cân Tác phẩm Hướng dẫn thực hiện nghệ thuật chữ Việt Thời trang tư pháp Hoa và chữ Hòn non bộ Thiệp tư pháp Tâp thơ cái nhìn Đồng hồ Tiên Tổ Lời tri âm. Mời bạn đón đọc. Xem thêm
Thông tin tác giả
Thông tin chi tiết
Tác giả Đăng Học
Nhà xuất bản Nxb Văn Nghệ TP.HCM
Nhà phát hành Quang Minh
Giá bìa 125.000 vnđ
Khối lượng 500.00 gam
Ngôn Ngữ Tiếng Việt
Kích thước 20x28 cm
Ngày phát hành 02/08/2019
Số trang 150
Cuoc-thi-review-sach-topsach.vn
Nhận xét từ bạn đọc
Đánh giá trung bình
4.5/5
star star star star star>
0 vote
GỬI NHẬN XÉT CỦA BẠN
  • Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
  • Tiêu đề của nhận xét
Đăng nhập để nhận xét