Hoá Học Dầu Mỏ Và Khí
Dầu mỏ được con người biết đến từ thời cổ xưa, đến thế kỷ XVIII, dầu mỏ được sử dụng làm nhiên liệu để đốt cháy, thắp sáng. Sang thế kỷ XIX, dầu được coi như là nguồn nguyên liệu chính cho mọi phương tiện giao thông và cho nền kinh tế quốc dân. Hiện nay, dầu mỏ đã trở thành nguồn năng lượng quan trọng nhất của mọi quốc gia trên thế giới. Khoảng 65 đến 70% năng lương sử dụng đi từ dầu mỏ, chỉ có 20 đến 22% năng lượng đi từ than, 5 đến 6% từ năng lượng nước và 8 đến 12% từ năng lượng hạt nhân.
Bên cạnh đó, hướng sử dụng mạnh mẽ và có hiệu quả nhất của dầu mỏ là làm nguyên liệu cho công nghiệp tổng hợp hoá dầu như: sản xuất cao su, chất dẻo, tơ sợi tổng hợp, các chất hoạt động bề mặt, phân bón,... thậm chí cả protein.
Ngoài các sản phẩm nhiên liệu và sản phẩm hoá học của dầu mỏ, các sản phẩm phi nhiên liệu như dầu mỡ bôi trơn, nhựa đường, hắc ín... cũng là một phần quan trọng trong sự phát triển của công nghiệp. Nếu không có dầu mỡ bôi trơn thì không thể có công nghiệp động cơ máy móc, là nền tảng của kinh tế xã hội.
Hiệu quả sử dụng dầu mỏ phụ thuộc vào chất lượng của các quá trình chế biến, trong đó các quá trình xúc tác giữ vai trò quan trọng. Theo các chuyên gia về hoá dầu ở Châu Âu, việc đưa dầu mỏ qua các quá trình chế biến sẽ nâng cao được hiệu quả sử dụng của dầu mỏ lên 5 lần, và như vậy tiết kiệm được nguồn tài nguyên quí hiếm này.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ dầu khí trên thế giới, dầu khí Việt Nam cũng đã được phát hiện từ những năm 1970 và đang trên đà phát triển. Chúng ta đã tìm ra nhiều mỏ chứa dầu với trữ lượng tương đối lớn như mỏ Bạch Hổ, Đại Hùng, mỏ Sư tử đen, mỏ Rồng ở Vùng Nam Côn Sơn; các mỏ khí như Tiền Hải (Thái Bình), Lan Tây, Lan Đỏ... Đây là nguồn tài nguyên quí để giúp nước ta có thể bước vào kỷ nguyên mới của công nghệ dầu khí. Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất với công suất 6,5 triệu tấn/ năm sắp hoàn thành và đang tiến hành dự án tiền khả thi nhà máy lọc dầu số 2 và số 3. Do vậy hiểu biết và áp dụng các khoa học, công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực hoá dầu là một đòi hỏi cấp bách cho sự nghiệp phát triển.
Tài liệu này nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản vè hoá học dầu mỏ và khí cho sinh viên, học viên cao học ngành công nghệ hữu cơ hoá dầu của trường Đại học Bách khoa Hà Nội và các trường khác. Các nội dung được sắp xếp thành hai phần chính: Hoá học dầu thô (từ chương I đến chương IV) và Hoá học các quá trình chế biến dầu (từ chương I đến chương IV) và Hoá học các quá trình chế biến dầu (từ chương V đến chương XV).
Mục lục:
Lời nói đầu
Phần thứ nhất: Hoá học dầu thô
Chương I. Nguồn gốc dầu mỏ và khí
Chương II. Thành phần hoá học và phân loại dầu mỏ
Chương III. Ứng dụng của các phân đoạn dầu mỏ
Chương IV. Các đặc trưng hóa lý và sự đánh giá chất lượng dầu mỏ
Phần thứ hai: Hoá học các quá trình chế biến dầu
Chương V. Quá trình cracking
Chương VI. Quá trình Reforming
Chương VII. Quá trình IZOME hoá
Chương VIII. Quá trình Polyme hoá
Chương IX. Quá trình ALKYL hoá
Chương X. Quá trình thơm hoá các ALCAN Và OLEFIN nhẹ
Chương XI. Quá trình pha trộn tạo sản phẩm
Chương XII. Quá trình Hydro hoá, Dehydro hoá
Chương XIII. Làm sạch các sản phẩm dầu mỏ
Chương XIV. Zeolit và vai trò xúc tác của nó trong lọc - hoá dầu
Chương XV. Sơ lược về dầu mỏ và khí của Việt Nam
Phục lục. Tài liệu tham khảo
Mời bạn đón đọc.
Xem thêmTác giả | Đinh Thị Ngọ |
---|---|
Nhà xuất bản | NXB Khoa học và kỹ thuật |
Nhà phát hành | NXB KHKT |
Giá bìa | 125.000 vnđ |
Khối lượng | 350.00 gam |
Ngôn Ngữ | Tiếng Việt |
Kích thước | 16 x 24 cm |
Ngày phát hành | 02/08/2019 |
Số trang | 268 |
- Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
- Tiêu đề của nhận xét