Họ Trở Thành Nhân Vật Của Tôi
Họ Trở Thành Nhân Vật Của Tôi:
Tác giả viết ngay trong lời đề từ: Tất cả những con người vốn tự mình sáng tạo ra cả một thế giới nhân vật, lần này chính họ lại trở thành nhân vật trong tay người khác.
Tức là trong tay Hồ Anh Thái, các nhà văn, nghệ sĩ được thành một nhân vật - là chính họ, nhưng được nhìn từ những góc khác nhau của con mắt nhà văn.
Tác giả viết chân dung theo cách giản dị của mình, đoạn kể, đoạn đối thoại. Họ đối thoại với nhau về nghề, về đời văn, về một cuốn sách, về một người bạn, hoặc đơn giản là những câu chuyện đời thường, những chi tiết hành xử, câu nói... từ đó mà hiện lên đầy đủ thông tin về nhân vật, cá tính của họ.
Thể loại chân dung thường cho thấy tình cảm của người viết và người được viết. Trong tập sách này cũng không ngoại lệ.
Một bức chân dung đầy đủ, không quá lời, và tất nhiên, nó khác với các hình chân dung người khác vẽ. Sự ưu ái, nếu cần nói, là ở chính những nhân vật mà Hồ Anh Thái chọn, là chính các nhà văn, họa sỹ nghệ sỹ này, chứ không phải người kia, người khác. Thấy rõ cái tình âu yếm của tác giả viết về những người bạn nhà văn, nghệ sĩ của mình, không chỉ trong những thán phục ngầm ẩn, mà đặc biệt trong cách chọn từ để nói những ý không phải là ca ngợi về người mình đang viết.
"Họ trở thành nhân vật của tôi" được chia làm 3 phần:
- Phần một: Họ trở thành nhân vật của tôi (chân dung)
- Phần hai: Những nét ký họa (chân dung ký họa)
- Phần ba: Chốc lát những bến bờ (ghi chép về những chuyến đi tới miền đất và con người gắn với những sự kiện văn chương nghệ thuật)
Mời bạn đón đọc.
Sự phân chia ở phần 1 và 2 chỉ có tính chất tương đối. Tác giả kể lại những kỷ niệm và cảm nhận của mình về các nhà văn, nhà thơ Tô Hoài, Ma Văn Kháng, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Thị Minh Thái, Ý Nhi, Lê Minh Khuê, Nguyễn Thế Hoàng Linh, Việt Linh, Lê Dung, Chí Trung, Trần Đại Thắng, Nguyễn Ngọc Thuần, Aziz Nesin, George Evans, Bodil Malmsten, Maxine Hong Kingston, G.Emerson, S.Lidman...
Tác giả sử dụng nhiều thủ pháp khác nhau, có thể là đối thoại, cảm nhận, hoặc những trao đổi về văn chương, qua đó ta hiểu sâu hơn chuyện "bếp núc" của họ khi sáng tác hoặc các thói quen, suy nghĩ về nghề văn v.v...Nhờ vậy, dù đọc nhiều nhưng độc giả không thấy "ngán".
Về phần 3, đúng như tên gọi "Chốc lát những bến bờ" là những ghi chép về những nơi mà tác giả đã đặt chân đến, được viết theo thể du ký. Đó là những chuyến đi về đất Phật ở Ấn Độ, Ba Tư, hoặc sang Lào, Hàn Quốc... Dù địa danh nào, tác giả cũng khai thác ở góc độ văn hóa vì theo ông, "văn hóa là cuộc gặp gỡ con người với con người".
Thực hiện tập sách này, nhà văn Hồ Anh Thái cho biết: "Ở Liên hoan Tác gia quốc tế Toronto tháng 10/1998, một nghệ sĩ nhiếp ảnh người Pháp, anh Mathieu Bourgois, đi lang thang qua mười ngày Liên hoan, chụp ảnh các nhà văn tham dự. Anh sắp sửa cho xuất bản một tập sách ảnh các nhà văn trên thế giới. Tất cả những con người ấy, vốn tự mình sáng tạo ra cả một thế giới nhân vật, nhưng lần này chính họ lại trở thành nhân vật trong tay người khác. Cũng như vậy, tôi bước đầu có bộ sưu tập những người đã trở thành nhân vật của tôi".
Nhờ quan sát và có ý thức thu thập tài liệu nên tập sách này ngoài yêu tố văn học, còn giàu các thông tin liên quan đến nhân vật hoặc vùng đất mà tác giả đã dến.
Phúc Hiền
Xem thêmTác giả | Hồ Anh Thái |
---|---|
Nhà xuất bản | Nxb Trẻ |
Nhà phát hành | NXB Trẻ |
Giá bìa | 125.000 vnđ |
Khối lượng | 550.00 gam |
Ngôn Ngữ | Tiếng Việt |
Kích thước | 13 x 20 cm |
Ngày phát hành | 02/08/2019 |
Số trang | 544 |
- Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
- Tiêu đề của nhận xét