Hát - Tái bản 08/09/2014
Click để xem bìa sau

Hát - Tái bản 08/09/2014

Hát - Tái bản 08/09/2014 Lượt xem: 257 người
Sách Văn học Trong Nước, Tiểu thuyết việt nam
Hát - Tái bản 08/09/2014 0 Vote

Trần Nhã Thụy không phải là cái tên xa lạ với nhiều bạn đọc qua hàng loạt tác phẩm đã xuất bản. Với Hát, cuốn tiểu thuyết mới nhất, tác giả mượn cái nền âm nhạc, những câu hát của mọi thể loại, phản ánh hầu như mọi khía cạnh trong mối quan hệ giữa người và người. Trong đó, những tình bạn trân trọng, những tình yêu tiếc nuối, những yêu quý vô tư, những lợi dụng nực cười… xoay quanh cuộc sống của Kỷ, nhân vật chính, cũng là người kể chuyện. Kỷ là một người đàn ông ngoài bốn mươi, nghỉ công việc của một kĩ sư tại cơ quan nghiên cứu sau khi đã dành tiền gửi ngân hàng đủ sống qua ngày. Dịp tình cờ anh nghe được mẹ con nghệ nhân ca trù là bà Huệ và Xuân Nương hát trên phố. Anh thích, nảy ra ý định học hát ca trù. Câu chuyện mở đầu như thế. Và độc giả theo Kỷ, không phải học ca trù, không phải khám phá và học hỏi những giá trị nghệ thuật của bộ môn này, mà quan sát lại chính xã hội chúng ta đang sống.

Hát còn nhiều những nhân vật kệch cỡm, có thể chỉ hư cấu, những cái tên khác đi. Nhưng nếu là người tinh ý, độc giả sẽ nhận ra những điều quen quen. Tác giả đã đưa vào tiểu thuyết những sự kiện từng nóng một thời trong xã hội như chữa bệnh cho cụ rùa, MV Anh không đòi quà, những nhà ngoại cảm… Anh cũng đưa vào rất nhiều những câu hát, những lời nhạc từ mọi thể loại để làm nền và đưa lối cảm xúc, hoặc để phê phán. Truyện mở đầu bằng một bài ca trù, cũng kết thúc bằng những lời ca trù.

Kẻ ở lại người đi ngàn dặm cách

Để lòng ai nặng mối tình say

Ba vạn sáu ngàn ngày là mấy

TT - ​Nếu xem truyện là một bài hát thì có thể đấy là một bản ballad, với tiếng guitar thùng của một gã du ca, về những ngọn cỏ khô được gió thổi bay trên thảo nguyên cuộc sống.

Nhưng Hát - tiểu thuyết của Trần Nhã Thụy - là một quãng ngân trong đời Kỷ - một kỹ sư nông nghiệp và dịch giả không chuyên. Anh lạc lõng khỏi một gia đình đơn giản. Anh thất bại về tình dục. Anh yêu ca trù và những bài hát như yêu một mặt nước đầy, tiếng nước chảy để thấy mình căng tràn, mình nổi và trôi. Anh vẫn hoạt động, vẫn gặp gỡ, vẫn cố sống, nhưng có vẻ những hoạt động ấy cứ chết dần.

Sự thiếu hụt sự sống từ anh lan dần qua cả những nhân vật khác nối kết với anh một cách tình cờ hay đơn giản chỉ lọt vào tầm nghĩ của anh. Những nhân vật xốc nổi nhất hoạt động trong mọi lĩnh vực như Sinh, tài cán kinh doanh và luôn biết cách hưởng thụ; như Hoàng, ngơ ngác bước vào đời sống như cô đào trẻ Xuân Nương... đều có vị nhàn nhạt, rời rã, như thể một lớp bụi phủ quanh họ. Kỷ hoang mang đi trong không khí ấy.

Từ chối một cuộc hôn nhân, Kỷ làm nảy sinh một cuộc hôn nhân tồi tệ khác; tránh xa những rắc rối của học thuật, anh bị biến thành kẻ hám danh; mê một khúc ca trù, anh bị cuốn vào một cuộc bắt cóc... “Xã hội gì mà ai nấy cũng nhàu nát, ai nấy đều thấy ray rứt, ăn năn?” - Kỷ đã tự nhủ với mình như thế.

Cay đắng và không ít hài hước, tác giả đã sử dụng khá nhiều tư liệu thời sự làm nền trong tiểu thuyết. Từ phong trào cởi đồ “anh không đòi quà”, chuyện con rùa hồ Gươm đến người dân cầm cây hướng dẫn xe cộ chạy, từ các tổ chức trí thức đến chuyện nóng lạnh bất động sản. Người đọc thấy một bối cảnh quen được dựng từ tin tức mình nhận.

Trong sách, cuộc sống được nhìn và soi từ cặp mắt của đàn ông, những nhân vật nữ có đấy, nhiều nữa là khác, nhưng cứ lặn đi, mất biệt, rất ít điều để dựng nên chính xác chân dung họ. Nỗi ham muốn của giống đực tràn ra từ các ẩn ức sống đã xâm chiếm và làm nhòa bóng dáng người nữ.

Dù có là người phụ nữ như Lý, như Trinh cố khẳng định mình, biết cách tận dụng ưu thế của mình trong thế giới đàn ông hay bị động như cô nhân viên matxa, một người bạn học cũ... thì càng xoay trở, qua những trang sách, họ càng mất đi hình dáng. Họ nhạt nhòa, hóa hơi trong thế giới đàn ông nghiệt ngã và buồn tẻ ấy.

Câu hát “ba vạn sáu ngàn ngày là mấy” cứ trở đi trở lại trong đầu nhân vật chính, đó là một nhắc nhở rằng đời sống là một câu hát ngắn. Viết về Hát là viết về một đời sống được ngân lên, dù buồn bã, thất vọng. Vì thế tuy tác giả viết về Hát nhưng người đọc đừng tìm những lý giải, cảm nhận âm nhạc bác học hay đột phá trong sách.

Những bài hát xuất hiện trong sách cũng chỉ là những đôi cánh mở, mỏng manh, để bay về phía sống. Như Kỷ, khi đã trôi trên ranh sống chết, vẫn còn mơ hồ lẩm nhẩm: “Trăm năm ba vạn sáu ngàn ngày/Chỉ thoáng qua mường tượng gió bay”.

“Ba vạn sáu ngàn ngày là mấy chốc”, mà dễ gì ta có tới trăm năm, bao lối rẽ đang rình rập chờ, cứ thế hát tràn trề thôi, “Có bao nhiêu nát tan/Ðội lên đầu mà hát” - như câu thơ của Hoàng Hưng mà Hát mượn đặt ở đầu cuốn sách.

TP - Cầm một cuốn sách, người kiên nhẫn sẽ bắt đầu từ trang 1. Nhưng với tôi, tôi đọc Hát bắt đầu từ… bìa cuối bởi sự tò mò với lời đề từ: Có bao nhiêu nát tan/ Đội lên đầu mà hát của nhà thơ Hoàng Hưng để xem thử cái nát tan cuối cùng là điều gì. Và tôi bắt gặp cái chết ở khúc kết.

Con người ta, ai cũng nghĩ về cái chết, nhưng có người sợ, có người không. Chết ở bìa cuối này lại đang được bàn đến. Cách thức về cái chết. Khi đó, nên đến bên họ và hát. Nhà văn bày cho tôi/chúng ta như vậy.

Rồi giở lại, bắt đầu từ đầu. Hát của Trần Nhã Thụy mở ra trước mắt người đọc một khoảng rộng mênh mông. Không đi vào sự chi tiết của từng nhân vật, từng câu chuyện cụ thể, Trần Nhã Thụy đưa đến nhiều khoảng đời của nhiều nhân vật. Nhưng ở đây, nhân vật khiến tôi chú ý và dõi theo đôi lúc muốn hụt hơi là Kỷ. Đọc một đoạn đời của Kỷ thôi thì có cần phải mệt theo như vậy không? Kỷ đam mê bất ngờ với ca trù. 

Kỷ bất lực với tình yêu. Kỷ thờ ơ với công việc. Kỷ rời ra khỏi mối quan hệ của gia đình. Kỷ sống, tham dự vào tất tần tật những gì đang xảy ra trong xã hội. Những hội hè, bạn bè, cuộc nhậu, gái gú… Tất tật, cái gì Kỷ cũng có. Hẹn hò, tán tỉnh, nhảm nhí, vớ vẩn, nghiêm túc, đàng hoàng, hội họp, tán gẫu, phét lác, tử tế… Cái gì, Kỷ cũng dự phần. Ngay cả cái đàng hoàng với mẹ con cô bé hát ca trù, Kỷ cũng có. Rồi cũng chính với họ, cái thờ ơ, bàng quang. Kỷ cũng có nốt. Cái cuối cùng là tình yêu với Lý, Kỷ cũng nồng nàn rồi cay đắng. Tưởng thế sẽ đọng lại chút gì nơi Kỷ, thì cũng chỉ là cái thờ ơ về cái chết. Thờ ơ. Dửng dưng. Đó là Kỷ. 

Nên sống cùng với Kỷ trong Hát chỉ một quãng ngắn thời gian, dễ phát bực, phát điên. Kiểu của Kỷ, thà tốt hoặc xấu gì thì làm ơn mà sống, chứ kiểu dùng dằng rất sâu này, khiến người đọc phải nín thở theo từng hành động của nhân vật mà hoặc thở phào hoặc lên cơn đau tim.

Làm người, mà sao Kỷ lại thờ ơ ơ hờ đến thế? Hátkhông nói đến điều gì đã làm tổn thương Kỷ. Hát chỉ đưa ra cho mình thấy một nhân vật, sống trong thời đại của chúng ta. Bình thường như mỗi ngày vẫn gặp.

Đơn giản nhưng hằng hà sa số đang sống. Hát không đào sâu cuốc bẫm cái thế giới nội tâm phức tạp như kiểu nhân vật của kiểu tiểu thuyết tâm lí, đọc xong khiến người ta ậm à ậm ạch. Hát dắt người ta đi theo nhân vật. Nhìn nhân vật sống, nhìn nhân vật đi, theo nhân vật như kiểu thám tử lẽo đẽo sau lưng đối tượng được thuê theo dõi. Thành thử cứ đi coi vậy thôi, chứ đố hề biết nhân vật đang nghĩ gì trong đầu. Vô hình trung, người viết đặt người đọc trở thành một nhân vật theo dõi cái thằng nhân vật do nhà văn nhào nặn ra. Họ bị kéo vào cuộc chơi của người cầm bút lúc nào không hay.

Đi cùng Kỷ, cảm nhận được cái cô độc của anh. Kỷ sống bình thường. Rất bình thường. Nhưng cái cảm xúc của Kỷ không bình thường. Cảm giác anh đã bị triệt tiêu mất mọi cảm xúc. Thảng hoặc, nó trồi lên, lóng lánh, chuẩn bị thăng hoa… thì lý trí của anh với sự dửng dưng đời thường trở về. Và một cái tặc lưỡi, anh bỏ qua cô bé Xuân Nương, bỏ qua Lý, bỏ qua cái chết của người cha, bỏ qua những bữa nhậu anh em trong gia đình… Không, thực ra không phải bỏ qua. Mà cảm xúc tự nó chìm xuống. Kiểu, cuộc đời mà, làm sao mình quan tâm hết được, làm sao mình níu giữ được, làm sao làm sao… để rồi cuối cùng rồi trôi tuột. 

Kỷ không thể dang tay cứu vớt một cuộc đời, một số phận, một mối tình. Tất cả rồi trôi đi theo kiểu mỗi số phận có một phần lịch sử. Mà Kỷ cũng chỉ là một tí tẹo của lịch sử. Kỷ không làm được gì. Thông thường trong các tiểu thuyết tâm lý thì các nhân vật sẽ tự vấn day dứt sao mình không làm thế này làm thế kia để cứu vớt cuộc đời, và nhà văn sẽ để họ cất lên những tiếng kêu như những dấu hỏi xoáy vào cuộc đời vang lên. Trần Nhã Thụy thì không, người viết hình như không định để cho nhân vật của mình ra tuyên ngôn. Kỷ đến trong cuộc đời, ra khỏi cuộc đời của Hát chỉ một đoạn. 

Ý nói tôi đang sống thế. Đơn giản thế. Ơ thờ thế. Vô vị thế. Đâu có gì ghê gớm đâu. Mà, cả xã hội này bây giờ toàn như thế. Cả xã hội này đang thế. Kỷ hay Kỷs đang mỗi ngày đến rồi biến mất, đâu cần ai biết đâu cần ai hay. Mà cũng không ai biết ai hay. Một xã hội đang lỏng dần các mối quan hệ. Mỗi con người đang tự chịu trách nhiệm với cá nhân riêng biệt của mình. Tự chịu cả cảm xúc sống của mình. Thế thôi. Và xã hội ấy đang vỡ ra từng mảnh của mỗi con người cá nhân. Không trách, không phiền. Nhưng buồn. Dẫu buồn thì cũng không thể thay đổi được xã hội. Con người buồn thì kinh tế vẫn phải đi lên, trái đất vẫn quay. Chả để làm gì… Nhưng buồn vì vẫn cứ buồn quá thể.

Nên người viết đã để Kỷ hát một mình. Hát cho tới khi chạm đến cái chết. Hát như một cách khám phá mình, tìm ra một phần nhỏ con người mình đang bị khuất lấp mà thích thú với nó, như tìm ra một người xa lạ trong chính bản thể mình để chia sẻ chăng?

Để đi đến cái chết, con người ta có bạn đồng hành… 

Xem thêm
Thông tin tác giả
Thông tin chi tiết
Tác giả Trần Nhã Thụy
Nhà xuất bản Nxb Hội Nhà Văn
Nhà phát hành Phương Nam
Giá bìa 125.000 vnđ
Khối lượng 308.00 gam
Ngôn Ngữ Tiếng Việt
Kích thước 13 x 20.5 cm
Ngày phát hành 02/08/2019
Số trang 300
Cuoc-thi-review-sach-topsach.vn
Nhận xét từ bạn đọc
Đánh giá trung bình
4.5/5
star star star star star>
0 vote
GỬI NHẬN XÉT CỦA BẠN
  • Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
  • Tiêu đề của nhận xét
Đăng nhập để nhận xét