Đức GiêSu Trước Khi Có Kitô Giáo
“… Sự khác biệt ý nghĩa phẩm tính giữa thời gian với thời gian Đức Giêsu được diễn ra rất đúng trong bài dụ ngôn ngắn trong Luc 7, 31 - 35 (Mt 11, 16 - 19). Ta sẽ so sánh những người của thế hệ này với ai? Họ có thể được so sánh với ai?
Họ có thể được so sánh với đám trẻ con ngồi ở quảng trường mà cự nhau rằng: “Chúng tôi thổi sáo mà chúng không nhảy múa, chúng tôi hát đám tang mà chúng không khóc”.
Quả thật, Gioan Tẩy giả đã đến, Ngài không ăn bánh, không uống rượu, thì các ngươi nói “Ông ấy điên khùng”.
Con Người đã đến, Người ăn, Người uống, thì các ngươi lại nói: “Kìa một kẻ ăn nhậu, một kẻ say sưa, bạn của bọn thu thuế và bọn tội lỗi”. Song Đấng không ngoan đã được con cái thừa nhận là công chính.
Gioan sinh hoạt trong khung cảnh điêu linh tang tóc. Còn Đức Giêsu thì sinh hoạt trong khung cảnh hoan hỉ, nhảy múa, tiệc tùng. Cách sống của Gioan đặt biệt biểu thị bằng sự ăn chay hãm mình, còn cách xử sự của Đức Giêsu thì tham dự lễ lạc, vui vẻ. Mà như thế không phải là tương phản. Cả hai lối sống đều diễn tả công việc của Đấng khôn ngoan (nghĩa là của Thiên Chúa), nhưng diễn tả về những thời gian khác nhau và những cảnh ngộ khác nhau. Thời Gioan thực sự là thời bi ai, thời Đức Giêsu là thờ hoan hỉ.
Ở thời Gioan, kẻ hối cải bắt buộc phải hãm mình và đền tội. Ở Đức Giêsu, kẻ hối cải được đón tiếp, được mời dự tiệc (Lc 14, 15) được coi là một kho tàng châu bau hoặc một viên ngọc vô giá vừa tìm được, mà để giữ lấy, người ta vui vẻ hy sinh mọi thứ trên đời (Mt 13, 44).
Thời Gioan là thời mà “con người có thể được tha thứ, một sự tha thứ với điều kiện dự phồng, một sự tha tứ được buộc liền với nghi lễ thanh tẩy. Thời Đức Giêsu là thời mà con người được tha thứ ngay trong hiện tại, một sự tha thứ thực sự không cần đến nghi thức thanh tẩy ở sông Giođan. Tính chất mới của thời Đức Giêsu là tính chất triệt để: Người ta khống chế “đổ rượu mới vào bình cũ” (những định thức Tôn giáo cũ kỹ) “người ta không thể vá được một miếng dạ mới lên một cái áo cũ” (Mc 2, 21 - 22 ss). Dầu kẻ lớn nhất trong “những người nam do bà kia sinh ra” (Gioan Tẩy giả), từ đây cũng hết thời không còn thích hợp nữa (Lc 7, 28 ss).
Sự đoạn tuyệt với quá khứ, hoàn toàn, dứt khoát. Quá khứ đã chết. Thiên hạ đã lập ra thời đại mới.
Thời đại Gioan và thời đại Đức Giêsu khác nhau. Gioan loan báo sự phán xét của Thiên Chúa, còn Đức Giêsu thì tiên báo sự cứu độ của Thiên Chúa. Gioan sống trong viễn tượng một tai hoạ lớn. Đức Giêsu sống trong viễn tượng huy hoàng của Nước Thiên Chúa. Gioan tiên báo tin dữ, Đức Giêsu tiên báo tin mừng.
Cũng như tất cả các vị tiên tri, Đức Giêsu cũng hiểu được các dấu hiệu của thời đại lúc đó, hẳn là sự thành công trong cuộc hoạt động của Người giữa những người nghèo và những người bị áp bức, sự thành công trong cuộc giải phóng. “Nếu bằng ngón tay của Thiên Chúa mà ta đuổi được ma quỷ, vì như thế, các người nhận thấy rằng Nước Chúa đã đến giữa các ngươi” (Lc 11, 20).
Đến cả sự kiện này là quyền năng của Thiên Chúa hành động trong Đức Giêsu và các môn đồ, làm cho nổ lực của Người và các môn đồ thành công trong cuộc giải phóng những kẻ sống trong đau thương, sự kiện này - đối với Đức Giêsu là một dấu hiệu của những ý định sâu xa của Thiên Chúa.
Đức tin có quyền lực khiến người ta làm được điều không thể làm được. Các đạo binh của Thiên Chúa chiếm được đất của nước quỷ vương. Cuộc chiến thắng lúc đó không còn xa. Nước Thiên Chúa lúc đó đã hé lộ rồi, đã nắm lấy lũ quỷ rồi, đã sẳn sàng tràn ngập chúng khắp mọi phía. Nước Thiên Chúa ở tương lai và cuộc hoạt động giải phóng của Đức Giêsu lúc đó, là hai biến cố đồng thời. Nước Chúa, quyền hành tương lai, đã gây ảnh hưởng trên hoàn cảnh hiện tại…” (Trích Một thời gian mới)
Mục lục:
Dẫn nhập
Lời dịch của bản tiếng Pháp
Phần I. Cảnh hoang tàn
Chương I: Một nhãn quan mới
Chương II: Sứ ngôn của Gioan Tẩy giả
Phần II: Thực tiễn
Chương III: Người nghèo khổ và kẻ bị áp bức
Chương IV: Chữa lành
Chương V: Việc tha thứ
Phần III: Tin mừng
Chương VI: Nước Thiên Chúa
Chương VII: Nước Chúa và tiền bạc
Chương VIII: Nước Chúa và uy danh
Chương IX: Nước Chúa và quyền hành
Chương X: Một “Thời gian” mới
Chương XI: Nước Chúa đến
Chương XII: Chính trị và tôn giáo
Chương XIII: Sự cố đền thờ
Chương XIV: Sự cám dỗ của bạo lực
Chương XV: Vai trò của sự đau khổ và sự chết
Chương XVI: Một con người nổi lên
Chương XVII: Ra trước toà
Chương XVIII: Lòng tin ở Đức Giêsu
Mời bạn đón đọc.
Xem thêmTác giả | Vương Đình Bích |
---|---|
Nhà xuất bản | Nxb Tôn Giáo |
Nhà phát hành | Hoàng Mai |
Giá bìa | 125.000 vnđ |
Khối lượng | 300.00 gam |
Ngôn Ngữ | Tiếng Việt |
Kích thước | 14.5x20.5 cm |
Ngày phát hành | 02/08/2019 |
Số trang | 272 |
- Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
- Tiêu đề của nhận xét