Đất Và Người Tây Nguyên
Đất Và Người Tây Nguyên: Có thể nói, Tây Nguyên là vùng đất mới theo đúng nghĩa của nó. Lịch sử đã để lại, trong một thời gian dài, lãnh thổ này chỉ có những nhóm dân tộc bản địa cư trú chủ yếu dựa vào thiên nhiên. Người Việt (kinh) có mặt trên vùng đất Tây Nguyên khoảng gần 200 năm qua, họ chủ yếu tập trung ở An Khê (Gia Lai), Krông Pa (Dak Lăk) và các khu vực giáp ranh. Thời đó còn có một số thương nhân người Việt đã lên Tây Nguyên, họ len lỏi vào các buôn làng người dân tộc để trao đổi hàng hoá, một số đi ngược lên thượng nguồn các sông Thu Bồn, sông Ba... để đào đãi vàng, còn binh lính trú phòng thì khai khẩn đồn điền ở xung quanh đồn lũy. Có thể việc phát hiện ra Tây Nguyên là bắt đầu từ đấy. Dưới triều Nguyễn, Tây Nguyên được coi như là "miền Thượng du Bình Đinạh, Phú Yên, Khánh Hoà, BìnhThuận" phụ thuộc vào mặt hành chính vào các tỉnh duyên hải cùng tên. Ngày nay, Tây Nguyên gồm các tỉnh Gia Lai, KonTum, ĐakLăk, DakNông và Lâm Đồng với diện tích khoảng 56.119 km2. Đây là địa bàn chiến lược về kinh tế và quốc phòng đã được khẳng định từ lâu. Đặc biệt về mặt tự nhiên, rừng núi và cao nguyên này không chỉ bao gồm phần lãnh thổ của Việt Nam mà còn bao trùm lên cả một khu vực đất đai rộng lớn thuộc khu vực Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia. Tây Nguyên ngày nay còn là địa bàn tập trung những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể độc đáo, trong đó nghệ thuật Cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới. "Đất Và Người Tây Nguyên" là tập hợp bài viết của nhiều nhà nghiên cứu, nhà báo, nhà khảo cổ... viết về Tây Nguyên. Các bài viết tập trung nghiên cứu những vấn đề về lịch sử, văn hoá, xã hội của vùng lãnh thổ Tây Nguyên, đặc biệt giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Mục Lục: Lời giới thiệu Tây Nguyên và những vấn đề quan hệ trong khu vực Quyền sử dụng và quyền sở hữu đất đai của Tây Nguyên Chính sách của Pháp tại Cao nguyên miền Nam Chính sách ruộng đất của chính quyền Sài Gòn Vài nét về làng Tây Nguyên Gia đình mẫu hệ vùng Trương Sơn - Tây Nguyên Những thác nước ở Tây Nguyên Bác Hồ trong lòng đồng bào Tây Nguyên Quá trình diên cách tỉnh Dak Lak 100 năm Buôn Ma Thuột Văn hoá Lào ở Buôn Đôn Nhà đày Buôn Ma Thuột Một số vấn đề khảo cổ học ở Dak Nông Lịch sử hình thnàh tỉnh Dak Nông Dak Nông trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ Văn hoá dân gian Mnông Văn hoá ẩm thực của đồng bào Mnông Lâm Đồng qua các di tích khảo cổ học Nguyễn Thông với Đà Lạt Văn hoá trong quy hoạch kiến trúc đô thị Đà Lạt Đà Lạt 1953 Hoa văn "hình cá nhảy" trên đồ sứ hoa lam Địa danh Đà Lạt N'Trang Long Ký ức Đà Lạt Cát Tiên sẽ trở thành di sản văn hoá thế giới. v.v... Mời bạn đón đọc.
Xem thêmTác giả | Đỗ Thị Phần |
---|---|
Nhà xuất bản | Nxb Văn Hóa Sài Gòn |
Nhà phát hành | Fahasa |
Giá bìa | 125.000 vnđ |
Khối lượng | 500.00 gam |
Ngôn Ngữ | Tiếng Việt |
Kích thước | 16x24 cm |
Ngày phát hành | 02/08/2019 |
Số trang | 340 |
- Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
- Tiêu đề của nhận xét