Con Người Toàn Diện Hạnh Phúc Toàn Diện
Click để xem bìa sau

Con Người Toàn Diện Hạnh Phúc Toàn Diện

Con Người Toàn Diện Hạnh Phúc Toàn Diện Lượt xem: 239 người
Sách Chuyên Ngành, Sách tôn giáo, Sách về Phật Giáo
Con Người Toàn Diện Hạnh Phúc Toàn Diện 0 Vote

Con người toàn diện, Hạnh phúc toàn diện là tuyển tập các bài viết của tác giả Nguyễn Thế Đăng trên Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo.

                         

Cuốn sách dành cho những ai lưu tâm đến hạnh phúc trong cuộc sống hiện tại.

Cuốn sách gồm 3 phần: Phần 1: Những che chướng đối với thực tại như thể và dụng của tâm, tánh không, nhân duyên... như là những tri thức, những nhận định căn bản để sống hạnh phúc. Phần 2: Đời sống là nghệ thuật, nêu những quan điểm tích cực về xã hội, về cuộc sống như là động cơ thúc đẩy cuộc sống hiền thiện. Phần 3: Sống an vui, như một đạo đức học căn bản để tạo cuộc sống thiện hiền, an lạc. Muôn loài và cả đạo Phật đều đi tìm hạnh phúc, đều hướng đến mục đích cuối cùng là hạnh phúc toàn diện, sống an vui. Đi hết hai trăm trang sách để ta biết được đâu là bản tánh của tâm thức, từ đó, tránh được ba sai lầm (tà kiến) lớn nhất của đời người là tri giác sai lầm, suy tư sai lầm và kiến thức sai lầm. Đọc để có cái nhìn khách quan về thực tại, từ nhu cầu, đạo đức con người đến xây dựng xã hội hài hòa. Cuối cùng, đi đến kết thúc để tìm ra câu trả lời "đâu là an vui giữa đời thực". Thông tin về tác giả:

Tác giả Nguyễn Thế Đăng là một nhà tu, thuộc thế hệ thứ ba của Tổ Khai sơn chùa Tây Tạng ở Bình Dương là Thiền sư Nhẫn Tế (1988 - 1945). Tổ vốn thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 40, từng sang Ấn Độ, Nepal và Tây Tạng tham bái và tu học. Tại Tây Tạng, ngài được chân truyền pháp môn Mật tông, sau đó ngài trở về Việt Nam thành lập môn phái Mật tông Tây Tạng. Trong gần 8 năm qua, tác giả Nguyễn Thế Đăng đã viết cả trăm bài đăng trên Văn Hóa Phật Giáo. Tuần san và Nguyệt san Giác Ngộ cũng đã đăng nhiều chục bài của tác giả, đó là chưa kể các báo điện tử như giacngo.vn, thuvienhoasen, phattuvietnam.net, vanhoaphatgiaoblog.com, sangdaotrongdoi.vn... mỗi báo cũng đã đăng hàng chục bài. Trích đoạn sách hay:

Không thể nói hết về nhân quả vì nhân quả là tất cả đời sống trước mắt, quá khứ và tương lai. Học hỏi nơi đời sống là học hỏi nhân quả nơi đời sống. Sống là tác động lên hệ thống nhân quả của cá nhân và xã hội theo chiều hướng tốt hơn, đúng hơn và đẹp hơn. Cái thiện bao trùm toàn bộ cuộc sống con người, có mặt ở mọi ngóc ngách của đời sống. Ở đây chúng ta chỉ nói về sự cho. Cho là một điều thiện và cái đối nghịch với nó, trộm cướp là cái xấu, cái ác. Thế nên việc cho được gọi là việc từ thiện. Phật giáo là con đường của sự thiện, từ những sự thiện có thể tìm thấy ở bất cứ nơi đâu đến sự thiện tối hậu. Đó là con đường của sự thiện, nghĩa là con đường của hạnh phúc. Hạnh phúc vừa tự thân đồng thời hạnh phúc cho người khác. Hạnh phúc của Phật giáo không phải là một hạnh phúc tĩnh tại, không hành động. Nhưng làm sao có thể vừa hành động vừa giải thoát? Hành động là karma, là nghiệp. Dù là hành động tốt, nghiệp tốt, vẫn là sự trói buộc. Làm thế nào để hành động, nghĩa là tạo ra nghiệp, mà vẫn giải thoát khỏi ‘cái ta đang hành động tốt', vẫn tự do và hạnh phúc? Làm thế nào để có được sự đồng thời hạnh phúc của chính mình và của người khác? Chẳng phải cái gì chúng ta cho đi thì cái ấy mất mát nơi chúng ta sao? Có thể nào có thứ hạnh phúc mà càng cho đi thì càng có nhiều thêm? Nhưng với Phật giáo, hạnh phúc thật sự thì phải như vậy. Như thế mới nói đến chuyện lợi mình lợi người và đồng thời hạnh phúc cho cả hai bên. Tình thương thì nằm ngoài mọi khoa học, vì chẳng có ngành khoa học nào cân đo đong đếm được tình thương nơi một con người. Công thức E=mc2 nổi tiếng chỉ có thể tạo ra năng lượng từ những lò phản ứng nguyên tử, nó không thể tạo ra tình thương. Nhưng tình thương lại là cái làm cho con người có nhiều tình người hơn, hoàn thiện hơn, là nền tảng để con người sống, để có xã hội con người. Tình thương thì nằm ngoài mọi khoa học, nhưng nằm trong Phật giáo. Con người ngày nay rất tiến bộ về vật chất và về ý thức, nhưng về mặt tinh thần hay tâm linh thì yếu kém. Một bằng chứng: chưa bao giờ dân số trái đất đông như thế, nhưng cũng chưa bao giờ những nhà văn hóa lớn, là tiếng nói và lương tâm của một thời đại, và những vị thánh của tất cả các tôn giáo, lại thiếu thốn đến thế. Để phục hưng con người, chúng ta cần phục hưng ý thức về tội lỗi, vì ý thức về tội lỗi là cái để tự hoàn thiện mình, để tự điều chỉnh mình (điều thân và điều tâm, nói theo Phật giáo), để đưa thân khẩu ý tầm thường và nhiều lầm lỗi thành một thân khẩu ý hoàn thiện. Sự phục hưng ấy sẽ không chỉ ảnh hưởng ở đời sống tinh thần, mà còn ở đời sống ý thức, cho đến đời sống thân xác vật chất. Xã hội chỉ có và càng có tính người khi xã hội có và càng có ý thức về tội lỗi. Nhưng chẳng lẽ cuộc đời này và các đời sau nữa chỉ là chuyện vay trả, trả vay, dù là vay trả trả vay toàn là nghiệp tốt? Đạo Phật không những chỉ dạy đạo làm người (nhân đạo) là "chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành" (các điều ác chớ làm, các điều thiện hãy làm), mà còn dạy con đường giải thoát giác ngộ. Bởi thế sau hai câu trên, Đức Phật dạy câu cuối cùng: "Tự tịnh kỳ ý" (Hãy tịnh hóa tâm ý mình). Chúng ta không chỉ tránh tội lỗi, làm điều tốt lành, mà còn khảo sát, tìm kiếm đến tận cội nguồn của tội lỗi để nhổ gốc nó. Cội nguồn của tội lỗi nằm trong tâm ý. Để hết sạch tội lỗi che chướng chúng ta, làm chúng ta vô minh u tối, chúng ta cần tịnh hóa tâm ý mình. Chính tâm ý quyết định chúng ta sống trong phiền não khổ đau hay trong an lạc giải thoát.

Mời bạn đón đọc.

Xem thêm
Thông tin chi tiết
Tác giả Phùng Hà (Tuyển Chọn Và Biên Soạn) , Nguyễn Thế Đăng
Nhà xuất bản Nxb Từ điển Bách khoa
Nhà phát hành Thái Hà
Giá bìa 125.000 vnđ
Khối lượng 308.00 gam
Ngôn Ngữ Tiếng Việt
Kích thước 13 x 20.5 cm
Ngày phát hành 02/08/2019
Số trang 268
Cuoc-thi-review-sach-topsach.vn
Nhận xét từ bạn đọc
Đánh giá trung bình
4.5/5
star star star star star>
0 vote
GỬI NHẬN XÉT CỦA BẠN
  • Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
  • Tiêu đề của nhận xét
Đăng nhập để nhận xét