Bản Tường Trình Giấc Mơ Đi Vắng - Thơ
Click để xem bìa sau

Bản Tường Trình Giấc Mơ Đi Vắng - Thơ

Bản Tường Trình Giấc Mơ Đi Vắng - Thơ Lượt xem: 237 người
Sách Văn học Trong Nước, Thơ ca Việt nam
Bản Tường Trình Giấc Mơ Đi Vắng - Thơ 0 Vote

"Bản tường trình giấc mơ đi vắng" là tập thơ mới nhất của nhà thơ người Phú Yên sau gần 2 năm. Anh tự viết một tản văn ngắn để quảng bá thơ mình trong thời buổi kinh tế suy thoái.

Tập thơ mới của anh có tên Bản tường trình giấc mơ đi vắng dày 80 trang, gồm 32 bài thơ và 4 phụ bản do họa sĩ Nguyễn Thị Hiền vẽ. Giá mỗi tập thơ là 20 nghìn. "Cái giá này so với một ký thóc của nông dân thì hơi đắt, nhưng so với một ly cà phê của công chức thì khá rẻ", tác giả của Trong bóng người xưa hóm hỉnh.

Mời bạn đón đọc.

Thi ca không có quyền dửng dưng với buồn vui mỗi số phận, nếu không hòa nhịp được tiếng hân hoan thì chọn cách nâng đỡ tiếng thở dài.

Trong dòng chảy sôi động và gấp gáp của cuộc sống hôm nay, thi ca dường như đã trở nên lặng lẽ hơn. Những người làm thơ có ý thức buộc lòng phải tư duy lại về khả năng gắn kết của thi ca với thời cuộc, mà cách hữu hiệu nhất là phơi bày cảm xúc chân thật trước biết bao đổi thay ngày thường. Tôi tin nhà thơ Lê Thiếu Nhơn từng nung nấu suy nghĩ như vậy khi viết 32 bài thơ trong tập Bản tường trình giấc mơ đi vắng do NXB Thanh Niên vừa ấn hành.

Năm 29 tuổi, Lê Thiếu Nhơn nhận được Tặng thưởng của Hội nhà văn TP HCM cho tập thơ Trong bóng người xưa. Bây giờ bước qua tuổi 30, anh có được những tâm tình sâu sắc hơn và trĩu nặng hơn: "Bao nhiêu cánh chim qua đây không để lại giọng hót / Bao nhiêu bàn chân qua đây không kỷ niệm dấu giày / Bao nhiêu khuôn mặt qua đây không nghẹn ngào ánh mắt / Phải nói điều gì cứu chuộc nỗi âu lo?".

Thật sự, đã có lúc tôi và nhiều người đã ngồi yên trong sự im lặng đáng sợ. Thi ca không có quyền dửng dưng với buồn vui mỗi số phận, nếu không hòa nhịp được tiếng hân hoan thì chọn cách nâng đỡ tiếng thở dài. May mắn thay, nhà thơ Lê Thiếu Nhơn luôn khao khát chia sẻ đã biết cách đắn đo và day dứt chữ nghĩa: "Sợ đất đai khô cằn, cỏ dại đã ra hoa / Sợ lòng mình bơ vơ, tôi làm thơ ngợi ca trời rộng / Ngỡ được gửi một mắc lưới đến hy vọng thuyền chài / Nào hay phải góp cho trùng khơi một con sóng".

Chỉ 80 trang, nhưng Bản tường trình giấc mơ đi vắng có thể dắt độc giả vào miền rung động sâu xa. Bằng thái độ hướng thiện mạnh mẽ, phẩm chất tri thức trẻ của Lê Thiếu Nhơn bật dậy những câu thơ vừa gần gũi vừa xa vắng: "Tôi kỳ lạ chính mình giữa loay hoay lạ kỳ / Sao cứ thấy bàn tay chụp giựt đè lên bàn tay cặm cụi? / Lo cận thị cao độ, mỗi tuần tôi đo kính một lần / Người tốt bóng mờ bóng nhỏ vừa lầm lũi vừa vô tận trong mưa". Những ai biết vun đắp cho xã hội, chắc chắn sẽ tìm thấy chính mình qua băn khoăn thẩm mỹ của tác giả: "Tôi rời khỏi chiếc ghế nhiều vết bụi hôm qua / Thấy ánh mắt kẻ gian quán xá ngạo nghễ / Thấy ánh mắt người ngay đường phố e dè / Thấy ánh mắt thánh nhân cửa đền thành khẩn / Bất giác nghe lòng tự hỏi lòng / Mấy trang bản thảo từ máy tính / Có đủ an ủi ngọn lửa không?".

Bản tường trình giấc mơ đi vắng là tập thơ thứ 5 của Lê Thiếu Nhơn, nghĩa là anh làm thơ từ rất sớm, thành danh từ rất sớm, nhưng vẫn nuôi trong trái tim một ngọn lửa rực rỡ tình yêu thi ca: "Tôi làm thơ cho tôi thi thố con chim hót trong vườn / Con chim hót không cần ai thưởng thức / Không cần ông X thấy vui tai / Không cần bà Y thấy bổ ích / Con chim hót trời vẫn xanh, mây vẫn trắng / Tôi tình cờ nghe được giữa mùa đang chuyển động / Tôi tình cờ nghe được con chim hót về im lặng riêng mình!". Dù nhận diện mạch lạc sự bẽ bàng: "Đôi lúc định bỏ trốn chốn lợi danh / Thương mẹ ta nghèo, thương em ta khổ / Căn nhà nhỏ bốn bề bặt gió / Người ngồi nghe khuya khoắt quanh mình", nhưng người làm thơ can đảm vẫn dằn vặt: "Bài thơ lầm lũi giấc mơ tôi khép nép một suy tư / Trước khi làm công việc cụ thể, lẽ ra phải hỏi / Quê hương được gì, xứ sở được gì, cộng đồng được gì? / Còn tôi hỏi bản thân được gì? / Thì điều đó có phải là nỗi bất hạnh của dân tộc không?".

Tập thơ Bản tường trình giấc mơ đi vắng được viết trong một cảm xúc liền mạch, vì vậy đơn vị mỗi bài thơ có vẻ như không cần phân định nữa. Bởi lẽ, không khí bao trùm tác phẩm chính là sự thao thức của một người cầm bút trước đổi thay đất nước thời hội nhập. Tự vấn và giãi bày, nhà thơ Lê Thiếu Nhơn giúp người đọc soi rọi trắc ẩn và ngậm ngùi mỗi cá nhân. Tác giả khẳng khái chối từ loại thơ ru ngủ độc giả: "Thi ca cứ xôn xao điệu vần bên ngoài nhỏ nhoi số phận / Thì tôi xin trả chiều cho lơ đãng mây / Trả mây cho bạt ngàn gió / Trả gió cho thênh thang trời / Đôi chân bước lạc cõi người lênh đênh!" và hướng tới một tương lai cao cả hơn cho tất cả chúng ta: "Ba mươi tuổi chẳng còn nhiều ước vọng nữa / Tôi chỉ muốn viết một lá thư vỏn vẹn mấy dòng / Gửi chàng trai Việt thế kỷ sau giống tôi / Chúc mừng bạn là công dân một cường quốc!".

Nhà thơ Thanh Tùng

(Nguồn: Báo Vnexpress)

Xem thêm
Thông tin tác giả
Thông tin chi tiết
Tác giả Lê Thiếu Nhơn
Nhà xuất bản NXB Thanh Niên
Nhà phát hành Lê Thiếu Nhơn
Giá bìa 125.000 vnđ
Khối lượng 110.00 gam
Ngôn Ngữ Tiếng Việt
Kích thước 13x19 cm
Ngày phát hành 02/08/2019
Số trang 80
Cuoc-thi-review-sach-topsach.vn
Nhận xét từ bạn đọc
Đánh giá trung bình
4.5/5
star star star star star>
0 vote
GỬI NHẬN XÉT CỦA BẠN
  • Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
  • Tiêu đề của nhận xét
Đăng nhập để nhận xét