Bản Lĩnh Người Làm Giám Đốc (Tái Bản 2016)
Click để xem bìa sau

Bản Lĩnh Người Làm Giám Đốc (Tái Bản 2016)

Tác giả: Nguyễn Duy
Bản Lĩnh Người Làm Giám Đốc (Tái Bản 2016) Lượt xem: 240 người
Sách Kinh Tế, Sách quản trị hay
Bản Lĩnh Người Làm Giám Đốc (Tái Bản 2016) 0 Vote

“Kẻ lao tâm trị người, kẻ lao lực bị người trị” là câu nói nổi tiếng từ thời phong kiến, hầu như ai cũng biết. “Kẻ lao tâm” ở đây chỉ nhà lãnh đạo, chỉ huy, còn “kẻ lao lực” ở đây chỉ người bị lãnh đạo. Về mặt khách quan, đây là sự phân công xã hội được hình thành do rất nhiều yếu tố. Ai cũng muốn làm lãnh đạo để chỉ huy, chỉ đạo người khác, song không phải muốn làm lãnh đạo là có thể làm được. 

Làm một người lãnh đạo không dễ. Vấn đề quan trọng nhất để lãnh đạo thành công là năng lực quản lý người khác. Người nào đứng trước sự việc ngang trái hoặc kẻ ngang ngược mã vẫn bình tĩnh, gặp biến cố lớn không kinh hoàng, thì có thể làm lãnh đạo được. Người nào can đảm, giữ vững lập trường, có năng lực giao tiếp rộng, có thể đững mũi chịu sào thì có thể làm lãnh đạo bậc trung. Người nào biết người, đánh giá người không sai (không lẫn), dùng người không quá khắc nghiệt, có đủ các năng lực ở trên thì có thể làm lãnh đạo cao cấp.

Sự phân chia cấp bậc lãnh đạo phần lớn phụ thuộc vào tố chất bên trong. Tuy có sự may mắn, được cất nhắc, nhưng vấn đề quan trọng nhất đảm bảo bạn có thể đứng vững trên cương vị lãnh đạo là: một là, bạn phải biết người; hai là, bạn phải biết dùng người; ba là, bạn phải biết quản lý con người và công việc. Ba việc này không thể thiếu với nhà lãnh đạo. 

Những nội dung của “Bản lính người làm giám đốc” được thể hiện qua ba phần:

Phần thứ nhất: Năng lực thứ nhất: Biết người

Sự vĩ đại của nhà lãnh đạo là ở tố chất giỏi nhìn nhận, xét đoán người. Quan sát hành động, lắng nghe lời nói của người khác, biết tính nết, hiểu suy nghĩ của họ, xét trình độ thẩm mỹ của họ, đó là 5 mặt cần khảo sát tỉ mỉ, rõ ràng. Biết người thì không thể đánh giá sai về người đó, tránh được nhiều bất lợi trong công việc

Phần thứ hai: Dùng người

Dùng người là một môn khoa học, đồng thời cũng là một môn nghệ thuật. Điểm then chốt nhất là phát hiện nhân tài, thu phục nhân tài, phát huy nhân tài, đãi ngộ nhân tài.

Phần thứ ba: Biết quản lý

Quản lý theo đúng nghĩa của từ này không phải là sự giám sát chặt chẽ mà là đào tạo bồi dưỡng tinh thần chủ động sáng tạo, đặc biệt là ý thức tự giác của cấp dưới. Nếu cấp dưới tự giác chấp hành quy định, kỷ luật của công ty thì bạn là người biết quản lý, bởi vì, đối với người tự giác, bạn không cần quản lý.

Xem thêm
Thông tin tác giả
Thông tin chi tiết
Tác giả Nguyễn Duy
Nhà xuất bản Nxb Lao động
Nhà phát hành PandaBooks
Giá bìa 125.000 vnđ
Khối lượng 242.00 gam
Ngôn Ngữ Tiếng Việt
Kích thước 14.5 x 20.5 cm
Ngày phát hành 02/08/2019
Số trang 224
Cuoc-thi-review-sach-topsach.vn
Nhận xét từ bạn đọc
Đánh giá trung bình
4.5/5
star star star star star>
0 vote
GỬI NHẬN XÉT CỦA BẠN
  • Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
  • Tiêu đề của nhận xét
Đăng nhập để nhận xét