Viện Trợ Phi Chính Phủ Ở Việt Nam - Con Cá Hay Cần Câu
Viện Trợ Phi Chính Phủ Ở Việt Nam - Con Cá Hay Cần Câu: Việt Nam là một quốc gia đang phát triển và không nằm ngoài trào lưu chung của quốc tế về dòng vận động viện trợ của chính phủ. Từ hơn nửa thế kỷ qua, đặc biệt từ thập kỷ 80 của thế kỷ XX đến nay, viện trợ phi chính phủ vào Việt Nam tăng nhanh về số lượng lẫn tính phong phú về nội dung phục vụ. Vậy Việt Nam đang nằm trong thế hệ hoạt động nhân đạo nào? Thế hệ thứ hai (nhân đạo + phát triển) hay thế hệ thứ ba (nhân đạo + phát triển có hệ thống và bền vững)? Làm sao xác định được hệ tiêu chí để đánh giá về sự xây dựng được môi trường tiếp nhận và sử dụng viện trợ phù hợp với yêu cầu phát triển thì điều đó là do những nguyên nhân bên ngoài hay bởi của chúng ta - những người tuy là chủ thể nhưng lại chưa tạo ra được một môi trường phi chính phủ năng động và chuyên nghiệp? Hiện tại và trong tương lai gần, cần làm gì để phân tích được sự kết hợp có thể giữ lý thuyết giáo dục phát triển của viện trợ phi chính phủ quốc tế với những đặc thù trong môi trường kinh tế - xã hội của Việt Nam? Những giải pháp trước mắt nào có thể thực hiện để thu hút viện trợ phi chính phủ quốc tế với ý nghĩa "chia sẻ" hơn là có thể "xin - cho"? Kể cả một khía cạnh khác cũng không nằm ngoài trào lưu chung, cần được xem xét và dự báo: tại Việt Nam đang hình thành những dấu hiệu đầu tiên của loại hình tổ chức phi chính phủ trong nước; và nếu xét từ việc tổ chức phi chính phủ là một thành tố của cấu trúc xã hội dân sự thì liệu có nên giả định về một mô thức "xã hội phi chính phủ" có thể xuất hiện ở Việt Nam? Những tổ chức phi chính phủ trong nước sẽ được xã hội yêu cầu những tố chất gì để phát triển vai trò của họ, hoà chung với đà vận động tăng tiến của các tổ chức phi chính phủ phương Nam? Sự gắn kết giữa các tổ chức phi chính phủ quốc tế với tổ chức phi chính phủ của Việt Nam sẽ biểu hiện như thế nào để đem lại kết quả bền vững là tiền viện trợ giúp cjo người dân nghèo tự cải thiện được đáng kể đời sống và vị trí của họ trong xã hội chứ không chỉ thể hiện qua những dự án ngắn hạn? Mục Lục: Lời nói đầu Lời cảm ơn Bảng viết tắt Phần một: Tổ chức phi chính phủ và tương lai của xã hội phi chính phủ trên thế giới Chương 1: Hoạt đọng của tổ chức phi chính phủ trên thế giới Chương 2: Những khuynh hướng và tương lai của xã hội phi chính phủ trên thế giới Phần hai: Viện trợ phi chính phủ nước ngoài và tương lai xã hội phi chính phủ ở Việt Nam Chương 1: Hoạt động tiếp nhận và sử dụng viện trợ phi chính phủ Chương 2: Những bài học tham khảo về hiệu quả của viện trợ phi chính phủ nước ngoài tại TP. Hồ Chí Minh Chương 3: Dự báo viện trợ phi chính phủ nước ngoài vào TP. Hồ Chí Minh đến năm 2010 Chương 4: Quy hoạch vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài và hướng đến dự án có tính bền vững tại TP. HCM. Mời bạn đón đọc.
Xem thêmTác giả | Phạm Chí Dũng |
---|---|
Nhà xuất bản | Nxb Thông Tấn |
Nhà phát hành | Thành Nghĩa |
Giá bìa | 125.000 vnđ |
Khối lượng | 320.00 gam |
Ngôn Ngữ | Tiếng Việt |
Kích thước | 14,5x20,5 cm |
Ngày phát hành | 02/08/2019 |
Số trang | 296 |
- Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
- Tiêu đề của nhận xét