Vespa Du Ký: Từ Roma Đến Sài Gòn
Click để xem bìa sau

Vespa Du Ký: Từ Roma Đến Sài Gòn

Vespa Du Ký: Từ Roma Đến Sài Gòn Lượt xem: 264 người
Sách Văn học Nước Ngoài, Phóng sự, ký sự nước ngoài
Vespa Du Ký: Từ Roma Đến Sài Gòn 0 Vote

Xe Vespa là một phương tiện nhẹ nhàng, đơn giản, không yêu cầu cao, có thể theo bạn đi đến bất kỳ nơi đâu, nhưng bạn nghĩ sao nếu phiêu lưu qua mọi vùng đất trên thế giới bằng một chiếc xe Vespa? Nếu chưa từng thử, bạn có thể tìm đọc cuốn sách Vespa du ký: Từ Roma đến Sài Gòn của tác giả Giorgio Beetinelli để một lần được trải nghiệm cảm giác kỳ lạ đó.

Vespa du ký: Từ Roma đến Sài Gòn kể lại chuyến đi đầu tiên của Giorgio Bettinelli trên chiếc Vespa PX 125 phân phối, vượt qua 24,000km, từ Roma đến Sài Gòn. Câu chuyện bắt đầu từ khi Giorgio Bettinelli được tặng một chiếc Vespa cũ. Vào thời điểm đó, tác giả chưa bao giờ lái một chiếc xe hai bánh. Nhưng đây thực sự là một "tiếng sét ái tình" và kể từ giây phút đó, Bettinelli bắt đầu những hành trình của cuộc đời mình trên chiếc Vespa. Trong lần "tập lái xe máy đầu tiên" của mình, ông đã đi qua Indonesia, Bali, Giava và Sumatra. Sau đó, ông quyết định về Italia để bắt đầu hành trình từ Roma tới Sài Gòn.

Bắt đầu chuyến đi một mình vào cuối tháng 7 năm 1992, trong vòng 7 tháng, trải qua 24,000km từ Italia đến Việt Nam, ông đã đặt chân đến Istanbul, Teheran, sa mạc Beluchistan, Calcutta, Rangoon, Hà Nội và đi qua 10 quốc gia là Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Pakistan, Ấn Độ, Băng-la-đét, My-an-ma, Thái Lan, Lào và cuối cùng là Việt Nam. Trong suốt hành trình, ông đã phải đương đầu với những chặng đường gập ghềnh, những con người khó tính và sự mệt mỏi kéo dài nhưng hơn tất cả đó là chuyến đi của những cuộc gặp gỡ không thể nào quên, những cảnh vật đáng nhớ và cả sự tự do không giới hạn. "Cả đêm phóng xe trên đường cao tốc, mặc dù đáng lẽ ra tôi không được phép đi vào với một chiếc xe 125 phân khối. Vặn ga liên tục ở mức tối đa, trong khi ngấu nghiến cơn gió ấm vờn quanh mặt, tôi dần lấy lại tinh thần và nhận thấy chiếc Vespa đã qua cơn sốc."

Từ chuyến phiêu lưu đó, ông đã cho ra đời Vespa du ký: Từ Roma đến Sài Gòn. Ấn tượng bởi hành trình đặc biệt, bởi phương tiện kỳ lạ nhưng hơn tất cả Vespa du ký: Từ Roma đến Sài Gòn là một tác phẩm mang đậm tính nhân văn, khắc họa nhiều nét địa lý, lịch sử và hiện thực mà chỉ khi chứng kiến tận mắt người ta mới có thể kể lại được. Nền của cuốn sách là một Châu Á bí ẩn, phồn thịnh, kỳ diệu và vui tươi. Nổi bật trong cuốn sách là hình ảnh mạnh mẽ và dịu dàng của chiếc Vespa - giờ đây đã trở thành một phần không thể thiếu của tác giả. Trong hành trình của mình, tác giả khó tránh khỏi những cuộc ẩu đả, phải ứng biến với các trò ma mãnh tại các quán hàng ven đường, thậm chí đau lưng rã rời trên những chặng đường trắc trở, nhưng cũng nhờ cuộc hành trình mà tác giả có thêm bạn đồng hành tốt bụng và khám phá ra nhiều điều mới lạ.

Vespa du ký: Từ Roma đến Sài Gòn là cuốn sách không thể bỏ qua của những người ham mê du lịch, khám phá và có tình yêu sâu sắc với xe Vespa. Cuốn sách không chỉ dừng lại là một cuốn nhật ký hành trình bởi nó vừa chân thật, vừa hấp dẫn lại vừa nhân văn, mạo hiểm. Mỗi vùng đất, mỗi con người tác giả từng đi qua, từng gặp gỡ đều được kể lại và miêu tả sống động. Thông qua cuốn sách, hình ảnh chiếc xe Vespa cũng gần gũi, thân thương hơn bao giờ hết. Đặc biệt, cuốn sách còn là "tấm bản đồ thu nhỏ" từ Roma đến Sài Gòn, là cây cầu nối liền hai nền văn hóa, hai thành phố ở hai đất nước cách xa nhau 24,000km. Cuối cùng, cuốn sách là món quà, là sự thỏa mãn cho những cái đầu sục sôi, những trái tim nhiệt huyết và những đôi bàn chân đam mê xê dịch. Với riêng BẠN, hãy đọc Vespa du ký: Từ Roma đến Sài Gòn và cảm nhận!

Mời bạn đón đọc.

Giorgio Beetinelli ghi lại những trải nghiệm văn hóa, địa lý, con người trên chuyến phiêu lưu đặc biệt của mình qua cuốn sách ‘Vespa du ký: Từ Roma đến Sài Gòn'.

"Vespa du ký: Từ Roma đến Sài Gòn" kể lại chuyến đi đầu tiên của Giorgio Bettinelli trên chiếc vespa từ Roma đến TP HCM. Câu chuyện bắt đầu khi Giorgio Bettinelli được tặng một chiếc vespa cũ. Dù chưa bao giờ lái xe hai bánh, ông đã quyết định du lịch khám phá các vùng đất bằng chính phương tiện đặc biệt này. Trong lần du ngoạn đầu tiên, ông đi qua các hòn đảo Bali, Giava và Sumatra của Indonesia. Sau đó, Giorgio Beetinelli quyết định về Italy để bắt đầu hành trình từ Roma tới Sài Gòn.

Bắt đầu chuyến đi một mình từ cuối tháng 7/1992, trong vòng bảy tháng, Beetinelli trải qua 24.000 km, đi qua chín quốc gia là Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Pakistan, Ấn Độ, Bangladesh, Myanmar, Thái Lan, Lào và cuối cùng tới Việt Nam. Giorgio Bettinelli cũng đã qua thủ đô Hà Nội trước khi đến điểm dừng của hành trình là TP HCM.

Cuốn sách không đơn thuần là một nhật ký hành trình. Mỗi vùng đất, mỗi con người tác giả từng đi qua, từng gặp gỡ đều được kể lại và miêu tả sống động, trong đó khắc hoạ nhiều nét địa lý, lịch sử và hiện thực. Cuốn sách được coi là "tấm bản đồ thu nhỏ" từ Roma đến TP HCM, là cây cầu nối liền hai nền văn hóa, hai thành phố ở hai đất nước cách xa nhau 24.000 km.

Trong hành trình dài, Giorgio Beetinelli gặp không ít khó khăn - những trò ma mãnh tại các quán hàng ven đường, những vấn đề về sức khỏe trên chặng đường dài đầy trắc trở... nhưng cũng nhờ chuyến đi mà tác giả có thêm không ít bạn đồng hành tốt bụng và khám phá nhiều điều mới lạ.

Giorgio Bettinelli là một nhà văn, nhà báo Italy có niềm đam mê mãnh liệt với du lịch khám phá và được coi là "gã khùng" của "tôn giáo vespa". Sau chuyến đi tới Việt Nam, hành trình của ông với vespa còn được nối dài với hàng trăm nghìn cây số. Ông đã đi từ Alaska đến Patagonia (chín tháng, 36.000 km), từ Melbourne tới Cape Town (một năm, 52.000 km), từ Chile đi Tasmania (ba năm, 144.000 km). Cuộc đời phiêu bạt của Giorgio Bettinelli khép lại với chuyến đi vòng quanh Trung Quốc trong 18 tháng, vượt qua 39.000 km. Năm 2008, ông bất ngờ qua đời vì một cơn bạo bệnh ở Trung Quốc.

***

Trích đoạn trong "Vespa du ký: Từ Roma đến Sài Gòn"

"Vào thời điểm đầu tháng Ba năm 1993 đó, khi tôi dựng vespa trước cửa hàng giải khát và tìm lại trong ký ức sự hoà trộn hương vị của mình, Việt Nam vẫn chưa phải là một điểm đến du lịch 'thời thượng'.

(...)

Trên đường phố Sài Gòn (bây giờ mang tên Thành phố Hồ Chí Minh, dù người dân nơi đây vẫn tiếp tục dùng tên gọi Sài Gòn) mới chỉ có ít người ngoại quốc qua lại, Tây ba lô và 'lữ khách' nhiều hơn là khách du lịch theo đúng nghĩa của nó, những người mà dù muốn hay không, ai trong số họ cũng có hội chứng thị dâm khôi hài sáng ngời lên trong đôi mắt. Số lượng người nước ngoài còn ít hơn nữa ở Hà Nội, thủ đô của nước Việt Nam thống nhất, hay ở những ngôi làng dọc theo 2.000 cây số đường biển từ Hà Nội tới đồng bằng sông Cửu Long, chặng đường mà tôi đã mất hai tuần để đi qua trước khi cán đích cuối cùng trong cuộc hành trình trên chiếc xe hai bánh, và chắc chắn đôi mắt tôi cũng long lanh chứng thị dâm một cách vô thức.

Bi kịch của chiến tranh và tiếng vang khó sánh kịp (có lẽ là không thể sánh kịp) của nó trên báo chí quốc tế, trong điện ảnh, công luận và tâm trí của ít nhất hai thế hệ người phương Tây đã khiến Việt Nam trở thành một quốc gia đặc biệt, mang những ý nghĩa hình tượng và ẩn ý giàu cảm xúc mà chắc chắn không đất nước nào có được, đã thần thoại hoá con người Việt Nam, ít ra là trong mắt tôi, gán cho họ tính cách kiên cường và khả năng chịu đựng vô hạn.

Người Việt Nam thân thiện như thế đấy, họ sẵn sàng cởi mở với số người ngoại quốc ít ỏi tình cờ gặp mặt, sau tất cả nỗi đau họ phải gánh chịu không chỉ trong chiến tranh chống Mỹ mà cả trong cuộc chiến chống Pháp để giành độc lập; cứ như thể họ không còn chút thù hận nào với người phương Tây, thậm chí còn luôn vui vẻ mỉm cười với họ, ngay khi có cơ hội, chứ không phải cười nhạo họ; người Việt Nam vui tươi như thế đấy, họ có khát khao cháy bỏng được vui chơi và lãng quên thay vì ngồi trong xó xỉnh để gặm nhấm những vết thương... Đây chính là những điều khiến tôi ngỡ ngàng nhất qua mỗi lần tiếp xúc với họ và nó càng làm tăng thêm ý nghĩa thần thoại sẵn có của dân tộc này.

Khi đã uống cạn lon bia thứ hai và hút xong điếu thuốc thứ tư, tôi quay phải, quay trái chào từ biệt với nụ cười hơi bối rối của một con người đang hạnh phúc. Tôi ngó qua tấm bản đồ Sài Gòn trong quyển South East Asia on a Shoestring và khởi động chiếc vespa đi về phía ga tàu gần nhất, nơi tôi biết có thể tìm thấy một vài khách sạn giá rẻ....".

(Báo vnexpress.net giới thiệu ngày 29/7/2013)

Song Ngư

Dân Việt - "Vespa du ký: Từ Roma đến Sài Gòn" kể lại chuyến đi đầu tiên của Giorgio Bettinelli trên chiếc Vespa PX 125 phân phối, vượt qua 24000km, từ Roma đến Sài Gòn.

Xe Vespa là một phương tiện nhẹ nhàng, đơn giản, không yêu cầu cao, có thể theo bạn đi đến bất kỳ nơi đâu, nhưng bạn nghĩ sao nếu phiêu lưu qua mọi vùng đất trên thế giới bằng một chiếc xe Vespa? Nếu chưa từng thử, bạn có thể tìm đọc cuốn sách "Vespa du ký: Từ Roma đến Sài Gòn" của tác giả Giorgio Beetinelli để một lần được trải nghiệm cảm giác kỳ lạ đó.

"Vespa du ký: Từ Roma đến Sài Gòn" kể lại chuyến đi đầu tiên của Giorgio Bettinelli trên chiếc Vespa PX 125 phân phối, vượt qua 24,000km, từ Roma đến Sài Gòn. Câu chuyện bắt đầu từ khi Giorgio Bettinelli được tặng một chiếc Vespa cũ. Vào thời điểm đó, tác giả chưa bao giờ lái một chiếc xe hai bánh. Nhưng đây thực sự là một "tiếng sét ái tình" và kể từ giây phút đó, Bettinelli bắt đầu những hành trình của cuộc đời mình trên chiếc Vespa. Trong lần "tập lái xe máy đầu tiên" của mình, ông đã đi qua Indonesia, Bali, Giava và Sumatra. Sau đó, ông quyết định về Italia để bắt đầu hành trình từ Roma tới Sài Gòn.

Bắt đầu chuyến đi một mình vào cuối tháng 7.1992, trong vòng 7 tháng, trải qua 24000km từ Italia đến Việt Nam, ông đã đặt chân đến Istanbul, Teheran, sa mạc Beluchistan, Calcutta, Rangoon, Hà Nội và đi qua 10 quốc gia là Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Pakistan, Ấn Độ, Bangladet, Myanma, Thái Lan, Lào và cuối cùng là Việt Nam. Trong suốt hành trình, ông đã phải đương đầu với những chặng đường gập ghềnh, những con người khó tính và sự mệt mỏi kéo dài nhưng hơn tất cả đó là chuyến đi của những cuộc gặp gỡ không thể nào quên, những cảnh vật đáng nhớ và cả sự tự do không giới hạn. "Cả đêm phóng xe trên đường cao tốc, mặc dù đáng lẽ ra tôi không được phép đi vào với một chiếc xe 125 phân khối. Vặn ga liên tục ở mức tối đa, trong khi ngấu nghiến cơn gió ấm vờn quanh mặt, tôi dần lấy lại tinh thần và nhận thấy chiếc Vespa đã qua cơn sốc."

Từ chuyến phiêu lưu đó, ông đã cho ra đời "Vespa du ký: Từ Roma tới Sài Gòn". Ấn tượng bởi hành trình đặc biệt, bởi phương tiện kỳ lạ nhưng hơn tất cả "Vespa du ký: Từ Roma tới Sài Gòn" là một tác phẩm mang đậm tính nhân văn, khắc hoạ nhiều nét địa lý, lịch sử và hiện thực mà chỉ khi chứng kiến tận mắt người ta mới có thể kể lại được. Nền của cuốn sách là một Châu Á bí ẩn, phồn thịnh, kỳ diệu và vui tươi.

Nổi bật trong cuốn sách là hình ảnh mạnh mẽ và dịu dàng của chiếc Vespa - giờ đây đã trở thành một phần không thể thiếu của tác giả. Trong hành trình của mình, tác giả khó tránh khỏi những cuộc ẩu đả, phải ứng biến với các trò ma mãnh tại các quán hàng ven đường, thậm chí đau lưng rã rời trên những chặng đường trắc trở, nhưng cũng nhờ cuộc hành trình mà tác giả có thêm bạn đồng hành tốt bụng và khám phá ra nhiều điều mới lạ.

Cuốn sách không chỉ dừng lại là một cuốn nhật ký hành trình bởi nó vừa chân thật, vừa hấp dẫn lại vừa nhân văn, mạo hiểm. Mỗi vùng đất, mỗi con người tác giả từng đi qua, từng gặp gỡ đều được kể lại và miêu tả sống động. Thông qua cuốn sách, hình ảnh chiếc xe Vespa cũng gần gũi, thân thương hơn bao giờ hết.

Đặc biệt, cuốn sách còn là "tấm bản đồ thu nhỏ" từ Roma đến Sài Gòn, là cây cầu nối liền hai nền văn hóa, hai thành phố ở hai đất nước cách xa nhau 24,000km. Cuối cùng, cuốn sách là món quà, là sự thỏa mãn cho những cái đầu sục sôi, những trái tim nhiệt huyết và những đôi bàn chân đam mê xê dịch.

Với riêng BẠN, hãy đọc "Vespa du ký: Từ Roma đến Sài Gòn" và cảm nhận!

(Báo danviet.vn giới thiệu ngày 30/7/2013)

Minh Minh

PNO - Du lịch qua nhiều vùng đất và viết sách là thú vui của nhiều người. Với nhà văn, nhà báo Giorgio Beetinelli là chuyến đi không giống ai bởi ông "đơn thân độc mã" trên chiếc xe Vespa.

Do đó, tập sách có tựa Vespa du ký: Từ Roma tới Sài Gòn (nguyên tác In Vespa: Da Roma a Saigon), NXB Thế Giới vừa ấn hành qua bản dịch của Bích Ngọc và Thu Trang.

Câu chuyện bắt đầu từ khi Giorgio Bettinelli được tặng một chiếc Vespa cũ. Và trên chiếc Vespa đó, ông đã vượt qua 24.000km, từ Roma đến Sài Gòn. Mỗi vùng đất, mỗi con người mà tác giả từng đi qua, từng gặp gỡ đều được kể lại và miêu tả sống động. Bắt đầu chuyến đi một mình vào cuối tháng 7.1992, trong vòng 7 tháng, ông đã đặt chân đến Istanbul, Teheran, sa mạc Beluchistan, Calcutta, Rangoon, Hà Nội và đi qua 10 quốc gia là Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Pakistan, Ấn Độ, Băng-la-đét, My-an-ma, Thái Lan, Lào và cuối cùng là Việt Nam.

Trong suốt hành trình đó, ông đã phải đương đầu với những chặng đường gập ghềnh, sự mệt mỏi nhưng điều thú vị là được khám phá những cảnh vật đáng nhớ và trải nghiệm sự tự do không giới hạn. Ông cho biết có lúc: "Cả đêm phóng xe trên đường cao tốc, mặc dù đáng lẽ ra tôi không được phép đi vào với một chiếc xe 125 phân khối. Vặn ga liên tục ở mức tối đa, trong khi ngấu nghiến cơn gió ấm vờn quanh mặt, tôi dần lấy lại tinh thần và nhận thấy chiếc Vespa đã qua cơn sốc."

Qua chuyến phiêu lưu này, Giorgio Bettinelli đã khắc hoạ nhiều nét địa lý, lịch sử và hiện thực mà ông đã chứng kiến. Chẳng hạn, ông cảm nhận khi đến Việt Nam: "Người Việt Nam thân thiện như thế đấy, họ sẵn sàng cởi mở với số người ngoại quốc ít ỏi tình cờ gặp mặt, sau tất cả nỗi đau họ phải gánh chịu không chỉ trong chiến tranh chống Mỹ mà cả trong cuộc chiến chống Pháp để giành độc lập; cứ như thể họ không còn chút thù hận nào với người phương Tây, thậm chí còn luôn vui vẻ mỉm cười với họ, ngay khi có cơ hội, chứ không phải cười nhạo họ; người Việt Nam vui tươi như thế đấy, họ có khát khao cháy bỏng được vui chơi và lãng quên thay vì ngồi trong xó xỉnh để gặm nhấm những vết thương...

Đây chính là những điều khiến tôi ngỡ ngàng nhất qua mỗi lần tiếp xúc với họ và nó càng làm tăng thêm ý nghĩa thần thoại sẵn có của dân tộc này.

Khi đã uống cạn lon bia thứ hai và hút xong điếu thuốc thứ tư, tôi quay phải, quay trái chào từ biệt với nụ cười hơi bối rối của một con người đang hạnh phúc. Tôi ngó qua tấm bản đồ Sài Gòn trong quyển South East Asia on a Shoestring và khởi động chiếc Vespa đi về phía ga tàu gần nhất, nơi tôi biết có thể tìm thấy một vài khách sạn giá rẻ....".

Sau chuyến đi tới Việt Nam, hành trình của Giorgio Bettinelli còn được nối dài với hàng trăm nghìn cây số nữa. Ông đã đi từ Alaska đến Patagonia (chín tháng, 36.000 km), từ Melbourne tới Cape Town (một năm, 52.000 km), từ Chile đi Tasmania (ba năm, 144.000 km). Cuộc đời phiêu bạt của Giorgio Bettinelli khép lại với chuyến đi vòng quanh Trung Quốc trong 18 tháng, vượt qua 39.000 km. Năm 2008, ông bất ngờ qua đời vì một cơn bạo bệnh ở Trung Quốc.

Đọc Vespa du ký: Từ Roma tới Sài Gòn, ngoài những chia sẻ thú vị của tác giả về địa lý, văn hóa các vùng đất đã đi qua, hẵn chúng ta còn khâm phục bản lĩnh của một con người dám đương đầu với bao khó khăn để hoàn thành chuyến đi độc đáo này.

(Báo phunuonline.com.vn giới thiệu ngày 5/9/2013)

T.K

Giorgio Bettinelli, 37 tuổi, bỏ lại mọi mối quan hệ, bỏ lại công việc ở nhà hát, cho thuê căn hộ ở Rome, "chạy trốn" sang Bali (Indonesia) để tìm lại cuộc sống đích thực. Thế rồi, anh được một người bạn địa phương gán nợ bằng chiếc xe Vespa hoen gỉ. Bỏ thêm 45 USD, chiếc Vespa đã được tân trang như mới và Giorgio bắt đầu đi vòng quanh đảo bằng chiếc xe cũ kỹ. Nhờ chiếc Vespa, anh đã khám phá biết bao con đường, ngôi làng, lễ hội của người dân trên đảo với nhiều cảm xúc trong tâm hồn.

"Vào một đêm, khoảng năm giờ sáng, tôi giật mình tỉnh giấc, choáng váng với những hình ảnh trong giấc mơ vừa trải qua: Tôi lao như tên bắn trên một chiếc Vespa của thập niên 50, ăn mặc như một tay đua, trong khung cảnh nước Italia của thập niên 50, rồi dần chuyển thành hình ảnh một đội quân dài vô tận của Taj Mahal, cuối cùng là hình ảnh về một Việt Nam màu sắc, với những người phụ nữ đội nón rơm, những cánh đồng xanh bất tận..." - Giorgio viết.

Giorgio quyết định trở về Roma, mua một chiếc Vespa mới rồi đi tới Việt Nam. Ngày 30-7-1992, anh khởi động chiếc Vespa với dòng chữ bên hông "Từ Italia tới Việt Nam" và lên đường. Ngày 1-3-1993, đúng bảy tháng sau khi khởi hành, trải qua 24.000km, Giorgio chống chân chiếc Vespa tại trung tâm TPHCM. "Tôi tự thưởng cho mình điếu thuốc đầu tiên, nhấp từng ngụm bia mát lạnh và ngây ngất trong cảm giác thích thú. Người Việt Nam thân thiện như thế đấy, họ sẵn sàng cởi mở với số người ngoại quốc ít ỏi tình cờ gặp mặt, sau tất cả nỗi đau họ phải gánh chịu không chỉ trong chiến tranh chống Mỹ mà trong cả cuộc chiến chống Pháp để giành độc lập. Cứ như thể họ không còn chút thù hận nào với người phương Tây. Thậm chí còn luôn vui vẻ mỉm cười... Người Việt Nam vui tươi như thế đấy, họ có khát khao cháy bỏng được vui chơi và lãng quên thay vì ngồi trong xó xỉnh để gặm nhấm những vết thương... Đây chính là những điều khiến tôi ngỡ ngàng nhất qua mỗi lần tiếp xúc với họ. Và nó càng làm tăng thêm ý nghĩa thần thoại sẵn có của dân tộc này...

Ông Lorenzo Angeloni, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Italia tại Việt Nam, nhận xét: "Để có thể trải qua cả quãng thời gian đó trên chiếc Vespa, lái xe qua những vùng hoang sơ và nguy hiểm, hoàn thành chuyến du hành xa lắc mà anh dần tưởng tượng ra, nếu chỉ bằng cách sống vượt ra ngoài khuôn khổ những giá trị truyền thống thì chưa đủ. Phải có một niềm đam mê cháy bỏng để tạo ra một sự gắn bó đặc biệt. Vespa du ký: Từ Roma đến Sài Gòn là bản tổng kết của một chuyến đi phi thường và dù được thực hiện cách đây hơn 20 năm, nhưng câu chuyện vẫn giữ được nguyên vẹn sức cuốn hút và tính hiện thực của một cuốn sách du ký vĩ đại...".

Sau chuyến đi từ Roma đến Sài Gòn - TPHCM, Giorgio tiếp tục những chuyến du ký bằng Vespa: 36.000km từ Alaska đến Patagonia; 52.000km từ Melbourne đến Cape Town; 144.000km từ Chile đến Tasmania... Và cuộc đời phiêu lãng của huyền thoại Vespa này khép lại với chuyến đi vòng quanh Trung Quốc, trong 18 tháng, vượt qua 39.000km. Năm 2008, ông đột ngột qua đời vì bạo bệnh ở Trung Quốc.

--

* Vespa du ký: Từ Roma đến Sài Gòn, Công ty Sách Thái Hà và Nhà xuất bản Thế giới ấn hành.

(Báo sggp.org.vn giới thiệu này 10/9/2013)

ĐỖ QUANG TUẤN HOÀNG

(Thethaovanhoa.vn) - "Không điếu thuốc nào cho tới tận Sài Gòn" - nhà báo người Ý Giorgio Bettinelli đã phải hứa với bản thân mình như vậy để không nhụt chí trên hành trình xe máy từ Ý đến Việt Nam hồi năm 1992-1993. Ông đã mất năm 2008.

1. Giorgio Bettinelli sinh năm 1955 là nhà báo, nhà văn kiêm "phượt thủ" người Ý. Cuộc đời ông gắn với niềm đam mê lớn - chiếc xe Vespa. Đọc sách du ký để thấy người du hành đích thực hạnh phúc nhất là lúc "trên đường" (On the Road - tên cuốn tiểu thuyết hành trình nổi tiếng của "phượt thủ" người Mỹ Jack Kerouac). Hơn tất cả, trên đường mang lại cảm giác tự do vô hạn mà không nơi chốn nào có được. Chính sự "tự do mãnh liệt đến đau đớn" đã khiến tác giả Bettinelli ứa nước mắt khi ông lấy lại được chiếc Vespa từ hải quan và bắt đầu vi vu trên đường quốc lộ từ sân bay về Hà Nội, năm 1993. Cũng chính vì vậy, vừa đặt chân đến Sài Gòn một ngày, tâm hồn khao khát tự do này đã nghĩ ngay đến chuyến đi tiếp theo: "Xuất phát từ Anchorage, Alaska".

Trở lại với cuốn sách, Bettinelli chỉ dành vài chục trang về Việt Nam trong cả cuốn nhật ký hành trình Vespa du ký: Từ Roma đến Sài Gòn dày 430 trang của ông. Ấn tượng cũng không hẳn sâu đậm hơn các nước khác.

Việt Nam là điểm cuối chuyến đi từ Tây sang Đông của tác giả, qua 10 nước: Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Pakistan, Ấn Độ, Bangladesh, Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam. Điều gì đặc biệt? Tác giả đi bằng xe Vespa.

Cuốn sách khởi đầu với Sài Gòn - thời điểm Bettinelli hoàn tất cuộc hành trình và kết thúc cũng ở Sài Gòn. Tác giả hầu hết di chuyển bằng xe máy, nhưng cũng có lúc ông phải gửi xe cho hải quan và bay từ Viêng Chăn (Lào) đến Hà Nội. Từ Hà Nội, Bettinelli lấy chiếc Vespa và đi Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phan Thiết, chỉ dừng lại khi tới TP.HCM.

2. Khi đến TP.HCM, ông đã gọi nơi đây là "phiên bản B của Bangkok" với "nét quyến rũ của một xã hội tiêu dùng dồi dào". Nhưng chỉ thế thôi, bởi "màu xanh bộ đội của Hà Nội, làn sương mờ trên bờ hồ Hoàn Kiếm mỗi buối tối" mới là hình ảnh choán lấy tâm trí ông mỗi khi nghĩ về Việt Nam.

Nói tác giả "cưỡi ngựa xem hoa" cũng không sai, ấn tượng của ông về Việt Nam đọng lại ở những phụ nữ bán hàng rong đội nón lá, những cô gái lễ tân khách sạn mặc áo dài trắng thướt tha, một đất nước gọi tất cả những người da trắng là "Liên Xô" (tác giả nghe không ít từ "Liên Xô" từ khi đặt chân vào lãnh thổ Việt Nam).

Nhận xét quan trọng của tác giả: năm 1993, Việt Nam chưa hề là một điểm đến du lịch thời thượng, nhưng "sẵn sàng cởi mở với số người ngoại quốc ít ỏi tình cờ gặp mặt, sau tất cả những nỗi đau chiến tranh, cứ như thể không còn chút thù hận nào...". Điều đó làm tăng thêm tính "thần thoại" sẵn có về dân tộc này.

(Báo thethaovanhoa.vn giới thiệu 22/9/2013)

Văn Bảy

Thể thao & Văn hóa

Xem thêm
Thông tin tác giả
Thông tin chi tiết
Tác giả Giorgio Bettinelli
Nhà xuất bản Nxb Thế giới
Nhà phát hành Thái Hà
Giá bìa 125.000 vnđ
Khối lượng 550.00 gam
Ngôn Ngữ Tiếng Việt
Kích thước 15.5 x 24 cm
Ngày phát hành 02/08/2019
Số trang 432
Cuoc-thi-review-sach-topsach.vn
Nhận xét từ bạn đọc
Đánh giá trung bình
4.5/5
star star star star star>
0 vote
GỬI NHẬN XÉT CỦA BẠN
  • Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
  • Tiêu đề của nhận xét
Đăng nhập để nhận xét