Utopia - Địa Đàng Trần Gian (Tái Bản 2014)
Thomas More đã viết Utopia trong những năm từ 1515 đến 1516, thời điểm trí tưởng tượng của con người bị khuyấy đảo trước sự mở rộng đột ngột của các quan niệm về thế giới, và miêu tả của Amerigo Vespucci về những cuộc du hành về phía Tây của ông được in lần đầu tiên vào năm 1507, vẫn còn mới nguyên trong trí óc các học giả uyên thâm. More đã tưởng tượng ra một Raphael Hythloday - cái tên phiên từ tiếng Hy Lạp sang có nghĩa là "Thạo những chuyện tầm phào" - một lữ khách đồng hành cùng Vespucci nhưng không trở về sau chuyến du hành thứ ba, mà rời bỏ các bạn hữu để một thân một mình lang thang nơi xứ sở xa lạ. Rồi anh ta đã tìm thấy hòn đảo Utopia - gốc Hy Lạp sáng có nghĩa là "Không ở nơi đâu". Và đó là một địa đàng lý tưởng, được More vẽ nên với một phong cách châm biếm sâu cay lối lãnh đạo quốc sự kiểu Châu Âu, mà cụ thể là kiểu Anh.
***
Nhận định:
Trong suốt năm thế kỷ qua kể từ ấn bản đầu tiên, Utopia vẫn được cả thế giới tìm đọc-bất kỳ lúc nào và ở đâu, nó cũng làm cho người đọc phải giật mình, xúc động, và bâng khuâng suy ngẫm về nhân tình thế thái. Nó nhắc nhở, bàn tán, phân tích, giải thích, gợi ý... về tất cả những vấn đề mới mà bạn và tôi quan tâm hàng ngày, từ truyện trộm cắp nghiện ngập đĩ điếm nghèo khổ tham nhũng cho đến chuyện trách nhiệm của người tri thức, chuyện trọng dụng nhân tài, và tư chất của người cầm cân nảy mực trong xã hội. Nó bàn thế nào là khoái lạc, là hạnh phúc, cái gì là đáng quý, cái gì không. Nó lột trần những giả ngụy của luật pháp hiện hành, những cáo thậm vô lý của thói thường. Giải pháp tín ngưỡng của nó thật đáng kinh ngạc và rất đáng được cổ vũ trong thế giới khủng bố hiện nay. Nó thiết kế một chế độ chính trị vã xã hội mà nó tin rằng sẽ giúp cho con người được no ấm và hạnh phúc. Và nó khẳng định rằng con người là rào cản của chính mình, bắt nguồn từ lòng ngạo mạn, ý thích được hơn người, được coi là quan trọng vốn bắt rễ rất sâu trong mỗi cá nhân.
- Trịnh Lữ
"Utopia được Thomas More viết năm 1516 và là một trong những cuốn sách quan trọng nhất từng được viết. Tại sao vậy? Đơn giản, bởi nó có ảnh hưởng tới nhiều người và thúc đẩy nhiều sự kiện: nó tạo nên sự khác biệt."
- Amazon.com
"Với "Utopia", More đã tìm ra một cách thức mới để huy động những tiềm năng, và cho thấy rằng sự lựa chọn vẫn ẩn kín trong mắt những người không hài lòng với xã hội họ đang sống. Bên cạnh cái tên thể loại là văn chương hư cấu, ông đã đưa ra luận đàm những biện pháp chính trị mới, đồng thời mở ra con đường gắn tiểu thuyết với hiện thực cuộc sống, trong ánh sáng của những điều có thể có và nên có."
- Amazone.com
“Utopia là một bản thống kê đầy đủ những thiếu sót của con người và là một câu chuyện thú vị, nhưng tác phẩm này không phải, và cũng không có ý định trở thành một mẫu hình bao gồm những giải pháp cho thế giới."
- Amazon.com
Những bạn mê phim Hàn có lẽ còn nhớ giây phút xấu hổ của anh chàng sinh viên Luật Harvard trong bộ phim nổi tiếng một thời "Chuyện tình Harvard". Ngay buổi học đầu tiên, chàng trai này đã bị quê độ trước vị giáo sư khó tính vì không chuẩn bị bài ở nhà. Bài tập hôm đó của chàng là phải đọc xong cuốn sách "Ütopia" của Thomas More.
Thật tiếc vì chi tiết này trong phim không tạo ra được hiệu ứng với công chúng như cuốn "Chuyến phiêu lưu diệu kỳ của Edward Tulane" trong phim "Vì sao đưa anh tới" năm ngoái, vì thực ra"Ütopia" vẫn được coi là một trong những cuốn sách quan trọng nhất của nhân loại, đơn giản vì nó đã ảnh hưởng tới rất nhiều người, là động lực cho rất nhiều sự kiện quan trọng toàn cầu.
"Ütopia" thực sự đã tạo ra sự thay đổi cho thế giới.
Cuốn sách này rất mỏng, chỉ hơn 100 trang, trong đó có 60 trang là nội dung chính. Nhưng chừng ấy là đủ để độc giả bị ấn tượng - cũng như ấn tượng với cách viết ngắn gọn, hàm súc, tập trung vào thẳng vấn đề của Thomas More.
Cuốn sách rất ngắn này nói gì? Tác giả giới thiệu với chúng ta một nhân vật tưởng tượng, Raphael Hythloday, nhà du hành vừa trở về từ đất nước xa xôi Utopia (có nghĩa là một nơi không tồn tại). Khi gặp More, Raphael kể về đất nước mà ông vừa tới, rồi More viết một cuốn sách về những điều ông được nghe.
Để tóm tắt lại về thiên đường trên mặt đất trong sách của Thomas More không dễ. Trong "Utopia", ông miêu tả một xã hội lý tưởng, một xã hội có niềm tin mạnh mẽ dựa trên tiêu chuẩn của chính mình.
"Utopia" được viết chỉ vài năm sau cuốn "The Prince" (Quân vương) của Machiavelli, nhưng sự khác biệt giữa hai cuốn sách này rất lớn. Trong sách của mình, thay vì đề cao sức mạnh của vương quyền, More chỉ cho độc giả thấy hậu quả của các sai lầm trong việc cai trị ở xã hội Anh thời bấy giờ. Ông yêu cầu mọi người hãy phê phán xã hội, phản biện xã hội nhằm cải thiện xã hội. Trong sách, Thomas More cũng kể về các phương pháp mà người Utopia áp dụng để xây dựng một xã hội tốt đẹp, trong đó, từng cá nhân đều tốt đẹp. Tư tưởng của More có rất nhiều điểm gặp gỡ với tư tưởng vô vi của Lão Tử ở phương Đông trong cuốn "Đạo đức kinh".
Nhiều điều trong "Ütopia" từng bị coi là điên rồ, nhưng đã trở thành bình thường trong xã hội hiện đại. Và như vậy, có thể coi cuốn sách là một tiên tri, rằng mơ ước sẽ trở thành sự thật, vì xã hội lý tưởng mà ông miêu tả trong tác phẩm có một mối liên quan mật thiết đến nước Anh ở thời điểm ông đang sống, và thậm chí ở xã hội ngày nay - sau 500 năm.
Nhìn gần hơn, với mỗi cá nhân,"Utopia là một bản thống kê đầy đủ những thiếu sót của con người và là một câu chuyện thú vị... Tôi nghĩ "Ütopia" chính là một ảo mộng của nhân gian, cái mơ ước tử tế không bao giờ thực hiện được vì rào cản lại chính là bản thân con người. Biết vậy, mà những người tử tế vẫn mơ ước, vẫn trân trọng 'Utopia', và đó chính là vẻ đẹp của cuốn sách, là cái giá trị vượt thời gian nhắc nhở chúng ta rằng con người vẫn có ý muốn hoàn thiện mình" - dịch giả của cuốn sách, Trịnh Lữ, đã viết như vậy.
Đoạn yêu thích nhất của người viết bài này trong cuốn sách của Thomas More là đoạn kể lại cách mà người Utopia dùng để giảm thiểu sự quan trọng của vàng, tiền và trang sức trong đời sống của họ - những thứ chỉ hấp dẫn và chinh phục được trẻ con nơi đây. Những người nô lệ bị đánh dấu bằng việc bị bắt đeo đầy vàng, và "... người Utopia không thể hiểu được tại sao lại có người mê mẩn được vẻ óng ánh buồn thảm của một hòn đá bé xíu trong khi họ có toàn bộ sao sáng trên trời để chiêm ngưỡng - hoặc làm sao có người ngu ngốc đến nỗi tưởng mình hơn người khác chỉ vì mặc quần áo dệt bằng sợi len mịn và nhỏ hơn người ta. Nói cho cùng thì len là quần áo của cừu và không thể làm cho ai thành cái gì hơn cừu được".
Một phát hiện thú vị khác: người dân Thuỵ Sỹ hóa ra chính là nguyên mẫu để Thomas More mô tả về người Venalia trong cuốn sách. Chỉ vài trăm năm trước đây thôi, người Thuỵ Sỹ nổi tiếng là những lính đánh thuê có mặt ở trong hầu hết quân đội châu Âu thời bấy giờ: "quả thực họ được thiên nhiên nhào nặn ra chỉ để dành cho mục đích chiến tranh. Họ luôn tìm kiếm cơ hội để đánh nhau, và khi thấy có cuộc chiến nào ở đâu, họ lập tức đàn lũ kéo đến đăng làm lính đánh thuê với giá rẻ mạt cho bất kỳ phe nào. Bởi giết là cách duy nhất mà họ biết để kiếm sống". Từ đất nước của những kẻ sống nhờ nghề chém giết thuê trở thành đất nước thịnh vượng bậc nhất thế giới với những người dân yêu chuộng hoà bình - hành trình của Thuỵ Sỹ trong vài trăm năm qua có thể cũng là "không tưởng"?
Ngoài ra, lý do riêng tư để người viết bài thích quyển sách, đó là vì ý tưởng của tác giả, rằng người ta không thể đạt được điều gì tốt đẹp hơn, nếu người ta không có niềm tin, thậm chí là trí tưởng tượng - những điều cho phép chúng ta có động lực để tin và hành động để điều tốt đẹp hơn là hoàn toàn có thể.
Và Thomas More đã tạo ra các bằng chứng cho điều ấy.
Xem thêmTác giả | Bruno Streit |
---|---|
Giá bìa | 125.000 vnđ |
Khối lượng | 264.00 gam |
Ngôn Ngữ | Tiếng Việt |
Kích thước | 12 x 20 cm |
Ngày phát hành | 02/08/2019 |
Số trang | 210 |
- Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
- Tiêu đề của nhận xét