Tùng Vĩ Ba Tiêu đã khiến câu mạo đầu của Bài Hài Liên Ca gọi là Phát Cú mang tính độc lập, có thể thưởng thức phần Phát Cú riêng biệt; phong cách Bài Hài Liên Ca chuyển sang hướng "tiêu sái" gọi là "Tiêu Phong", chữ Tiêu trong Ba Tiêu; được đánh giá là "hương phó"; Bài Hài Liên Ca gọi tắt là Bài Hài; người dạy làm bài hài gọi là Bài Hài sư, người chuyên làm bài hài gọi là Bài Nhân, người không chuyên gọi là "Du Bài".
Sau Tùng Vĩ Ba Tiêu, vài thể thơ bài hài rộ lên gọi là Tạp Bài, trong đó có thế Xuyên Liễu mang tính kĩ xảo; cuối thời Giang Hộ, Dữ Tạ Vu Thôn và Tiểu Lâm Nhất Trà là những Bài Nhân nổi tiếng.
Dù độc lập nhưng Phát cú vẫn chưa tách thành thể thơ riêng biệt, vẫn còn là câu mạo đầu của loại hình xướng Thượng Cú họa Hạ Cú; đến thời Minh Trị, Chánh Cương Tử Quy (1867~1902, thi nhân, tiểu thuyết gia, bình luận gia, tùy bút gia, văn học giả) đã đưa phần Phát cú trong Bài Hài Liên Ca thành thể thơ độc lập do một cá nhân sáng tác, gọi là Bài cú; để phân biệt, những câu xướng họa trong Bài Hài Liên Ca được gọi là Liên cú.
Gọi chung phần Phát cú của ba Bài Nhân tiêu biểu thời Giang Hộ gôm Tùng Vĩ Ba Tiêu, Dữ Tạ Vu Thôn, Tiểu Lâm Nhất Trà và Bài Nhân tiêu biểu thời Minh Trị là Chánh cương Tử Quy là Bài Cú - Haiku.
Xem thêmTác giả | Trần Thiên Linh Thoại |
---|---|
Nhà xuất bản | NXB Thanh Niên |
Nhà phát hành | Phương Nam |
Giá bìa | 125.000 vnđ |
Khối lượng | 484.00 gam |
Ngôn Ngữ | Tiếng Việt |
Kích thước | 15 x 24 cm |
Ngày phát hành | 02/08/2019 |
Số trang | 256 |
- Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
- Tiêu đề của nhận xét