Tuân Tử - Tinh Hoa Trí Tuệ Qua Danh Ngôn - Tái bản 09/2008

Tuân Tử - Tinh Hoa Trí Tuệ Qua Danh Ngôn - Tái bản 09/2008

Tuân Tử - Tinh Hoa Trí Tuệ Qua Danh Ngôn - Tái bản 09/2008 Lượt xem: 252 người
Sách Phát Triển Bản Thân, Sách danh nhân thế giới, Sách về bác hồ
Tuân Tử - Tinh Hoa Trí Tuệ Qua Danh Ngôn - Tái bản 09/2008 0 Vote

“Bản tính của con người là ác, biết chuyển đổi thành thiện đều là được tạo nên sau khi trưởng thành”

Chính câu nói này đã khiến Tuân Tử trở thành tội nhân của thiên cổ, nhưng cũng chính câu nói này đã làm cho danh tiếng Tuân Tử có thể lưu truyền đến hậu thế. Bắt đầu từ khi học “Tam tự kinh”, chúng ta đã được dạy rằng: “Nhân chi sơ, tính bản thiện, tính tương cận, tập tương viễn”. Cho nên bất kể là hiểu hay không, tính bản thiện đã trở thành chuyện công bằng của trời đất, cũng giống như mặt trời mỗi ngày đều mọc lên từ phía Đông vậy. Nhưng quả thực Tuân Tử cũng không thay đổi bao nhiêu, chẳng qua chỉ là đổi thiện thành ác. Sự sai biệt của một chữ giống như gần nhau trong tất gang mà biển trời cách biệt vậy. Mọi người một khi nói đến tính ác thì gần như đồng loạt cho đó chính là Tuân Tử, thỉnh thoảng còn muốn cố ý đem Tuân Tử nói lái sang thành “Duẩn Tử”.

Câu nói này nếu như ngày nay vẫn lưu hành thì “có còn nghiêm trọng như vậy không?”. Trong thời đại mà ham muốn vật chất tràn lan thì nghe ra cũng chẳng nghiêm trọng đến thế, nhưng thời đại của Tuân Tử, thì có thể vẫn tin là có Hằng Nga trên cung trăng! Nói bản tính của con người ác, cũng giống như khi đó có người dám nói trên cung trăng không có Hằng Nga vậy.

Nhưng kỳ thực nếu nghĩ lại chúng ta sẽ thấy câu nói của Tuân Tử cũng chưa hẳn là sai, cho dù mặt trăng cũng đều không phải ngày ngày, cũng sẽ có lúc mờ lúc tỏ, lúc đầy lúc khuyết. Vậy còn bản tính con người thì sao? Lại há là chỉ có tốt mà không có xấu? Giống như cây trồng, quả kết được đều không nhất định toàn là ngọt, huống hồ chỉ là bản tính của con người.

Tuân Tử nhất định sẽ rất buồn. Ông muốn nói cho mọi người biết rằng: “Các vị, các vị cho tôi một phút, tôi cho các vị cả thế giới”. Tính ác mà Tuân Tử nói đến vừa nghe thì giống như một thứ sản phẩm của nhân viên tiếp thị không được đón nhận vậy. Khách hàng không muốn cho anh ta cơ hội giới thiệu sản phẩm thì đã cự tuyệt rồi. Nhưng quả thực tính ác mà Tuân tử nói chính là giống như công việc của giới truyền thông ngày nay, cái bán ra không phải là điện thoại di động mà là phí liên lạc sau khi tiêu thụ. Tuân Tử đề xuất ra tính ác, quan trọng nhất là muốn nói cho mọi người biết “Kỳ thiện giả nguỵ” ở mặt trái của chúng ta, cũng chính là sự giáo dục sau khi sinh ra mới là quan trọng hơn cả.

Mục lục:

Lời tựa

Chương 1: Bản thân ta vốn dĩ rất xấu

Chương 2: Người khác tốt hơn mình nghĩ

Chương 3: Thành công bắt đầu từ đây

Chương 4: Thất bại từ đây kết thúc

Chương 5: Bí quyết thu phục nhân tâm

Chương 6: Mở cửa khung trời nhìn thế giới

Chương 7: Đường là do con người đi mà thành

Chương 8: Thượng đế cũng dùng vẻ đẹp tự nhiên

Mời bạn đón đọc.

Xem thêm
Thông tin tác giả
Thông tin chi tiết
Tác giả Lại Thuần Mỹ , Trần Tử Linh
Nhà xuất bản Nxb Văn hóa Thông tin
Nhà phát hành Văn Lang
Giá bìa 125.000 vnđ
Khối lượng 220.00 gam
Ngôn Ngữ Tiếng Việt
Kích thước 13x19 cm
Ngày phát hành 02/08/2019
Số trang 272
Cuoc-thi-review-sach-topsach.vn
Nhận xét từ bạn đọc
Đánh giá trung bình
4.5/5
star star star star star>
0 vote
GỬI NHẬN XÉT CỦA BẠN
  • Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
  • Tiêu đề của nhận xét
Đăng nhập để nhận xét