Tủ Sách Tinh Hoa Tri Thức Thế Giới - Dân Chủ Và Giáo Dục (Bìa Cứng)

Tủ Sách Tinh Hoa Tri Thức Thế Giới - Dân Chủ Và Giáo Dục (Bìa Cứng)

Tác giả: John Dewey
Tủ Sách Tinh Hoa Tri Thức Thế Giới - Dân Chủ Và Giáo Dục (Bìa Cứng) Lượt xem: 259 người
Sách Chuyên Ngành, Sách triết học, Triết học phương Tây
Tủ Sách Tinh Hoa Tri Thức Thế Giới - Dân Chủ Và Giáo Dục (Bìa Cứng) 0 Vote

Dân Chủ Và Giáo Dục - Một Dẫn Nhập Vào Triết Lý Giáo Dục (Tủ Sách Tinh Hoa Tri Thức Thế Giới): "Cuốn sách này là kết quả của một nỗ lực nhằm phát hiện và trình bày những quan niệm gắn liền với một xã hội dân chủ, và vận dụng các quan niệm đó vào những vấn đề của hoạt động giáo dục. Cuốn sách chỉ rõ những mục tiêu và phương pháp kiến tạo của nền giáo dục công lập xét từ quan điểm nói trên, và đưa ra đánh giá có tính phê phán các lý luận về nhận thức và sự phát triển đạo đức. Các lý luận đó đã đựơc phát biểu trong những điều kiện xã hội trước đó song vẫn tiếp tục có hiệu lực trong những xã hội mang danh xưng dân chủ và cản trở việc thực hiện đầy đủ cái lý tưởng dân chủ." John Dewey John Dewey (1859 -  1952), tác giả cuốn sách Dân chủ và giáo dục, cũng là một trong những nhà giáo dục vĩ đại đồng thời là triết gia xuất sắc. Là một trong ba nhà sáng lập Thực dụng luận, gia tài tư tưởng triết học và giáo dục đồ sộ  của ông bao trùm đời sống trí tuệ của nước Mỹ  suốt thế kỷ XX và ông thực sự trở thành thần tượng của những trí thức Hoa Kỳ nỗi lạc nhất. Richard Rorty tuyên bố: "Triết gia tôi ngưỡng mộ nhất, người tôi được vinh hạnh coi mình như học trò, là John Dewey". Noam Chomsky, người hồi nhỏ từng theo học rồi về sau dạy học ở một trường theo đường lối của Dewey, cũng nói thường xuyên trích dẫn John Dewey  như một người có ảnh hưởng lớn đến cuộc đời mình. Thực dụng luận, nền triết học đặc biệt Hoa Kỳ, là sản phẩm của một xã hội kỳ lạ, được đặc trưng không chỉ bởi tính dân chủ (cho dù khi đó mới chỉ áp dụng với người da trắng), mà còn bởi một nền kinh tế tự do chưa từng có trong lịch sử, mạng lưới phức tạp của những quan hệ xã hội, và nhất là bởi mặc cảm không quá khứ cũng vô tiền khoáng hậu, trong khi nó vẫn gắn liền với truyền thống duy lý phương Tây. Chính những đặc điểm này, bằng cách nào đó, đã thúc đẩy Charles Peirce và William James, và sau đó là John Dewey, đến việc từ bỏ Siêu hình học và việc đề cao sự hữu ích và tính hiệu quả - những ý tưởng chính của Thực dụng luận. Thực dụng luận được thể hiện một cách xuất sắc qua triết lý giáo dục của John Dewey với những tác phẩm như Trường học và xã hội, Cách chúng ta nghĩ, Kinh nghiệm và giáo dục, Dân chủ và giáo dục..., trong đó, ông chủ trương một nền giáo dụcgắn liền lý thuyết với thực tiễn. Thật ra, học đi đôi với hành không phải là hoàn toàn mới, nhưng ở John Dewey, nó dựa trên một quan niệm độc đáo. Nếu như trước đây người ta quan niệm giáo dục như là quá trình truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm, hoặc là quá trình rửa tội và thanh lọc tâm hồn, hoặc nữa, một quá trình khai sáng nhằm giúp con người tự do sử dụng lý trí, thì với John Dewey, "giáo dục chính là bản thân cuộc sống" (Education is life itsefl). Vì giáo dục chính là bản thân cuộc sống, nhà trường không thể tách khỏi hoạt động thực tiễn, và kiến thức không hề được áp đặt từ bên ngoài. Vì giáo dục chính là bản thân cuộc sống, không thể có một thứ giáo dục chung  cho tất cả mọi người. Người thầy phải ý thức rõ và tôn trọng sự khác biệt giữa các học sinh. Vì giáo dục chính là bản thân cuộc sống, nó phải là quá trình của người học chứ không phải của ngừơi dạy. Giáo dục là quá trình mà người học là trung tâm. Nói cách khác, giáo dục phải là một quá trình dân chủ sâu sắc. Nội Dung sách gồm 26 chương với những nội dung sau: Giáo dục xét như là một tất yếu của sự sống Giáo dục xét như là chức năng xã hội Giáo dục xét như là điều khiển Giáo dục xét như là sự tăng trưởng Sự chuẩn bị, sự bộc lộ và phương pháp rèn luyện hình thức Nền giáo dục bảo thủ và nền giáo dục tiến bộ Khái niệm dân chủ trong giáo dục Mục tiêu trong giáo dục Sự phát triển tự nhiên và hiệu quả xã hội xét như là mục tiêu Hứng thú và kỷ luật Kinh nghiệm và tư duy Tư duy trong giáo dục Bản chất của phương pháp Bản chất của nội dung Giải trí và làm việc trong chương trình học của nhà trưòng Ý nghĩa của môn địa lý và môn lịch sử Khoa học trong chương trình học Giá trị của giáo dục Lao động và nhàn hạ Môn học lý thuyết và môn học thực hành Các môn học tự nhiên và các môn học xã hội: Thuyết duy tự nhiên và thuyết nhân văn Cá nhân và thế giới Những khía cạnh nghề nghiệp của giáo dục Triết lý giáo dục Những lý luận về nhận thức Những lý luận về đạo đức Mục lục vấn đề và nội dung thuật ngữ Niên biểu tóm tắt về cuộc đời và tác phẩm của John Dewey.

Mời bạn đón đọc.

Đưa trẻ em lên vị trí trung tâm có làm mờ đi hình ảnh thiêng liêng của những người thầy? Hoàn toàn không. Ngày nay người ta quan niệm người thầy chỉ là người được xã hội phân công làm một công việc cụ thể. Nếu làm tốt công việc của mình thì người thày đó sẽ được cả xã hội kính trọng...

Khi tìm cách cứu một nền giáo dục đương thời đang bề bộn, người ta dường như có xu hướng chọn một trong hai cách: Hoặc là tìm lại những gì đã thành công vững chắc trong quá khứ để rút ra các bài học. Hoặc là trước hết hãy thừa nhận rằng nền giáo dục đương thời là sai rồi sau đó tìm cách để giải quyết cái sai.

Cách thứ nhất là cách của con đà điểu (đánh lừa người khác, đánh lừa chính bản thân mình), hoặc cách làm khoa mẽ của con công (mượn hào quang của quá khứ để khoác lên một thực tế sa sút). Cách thứ hai là cách làm thực dụng.

Cách thứ nhất kéo dài cái sai. Cách thứ hai là cách làm của khoa học - của phương pháp khoa học.

Cách thứ nhất đưa ra kết luận đúng có sẵn, rồi chứng minh rằng nó đúng! Cách thứ hai đưa ra giả thuyết, rồi sau đó tìm cách chứng minh giả thuyết, và giả thuyết được trắc nghiệm bằng những hệ quả, kết quả thực tế.

John Dewey viết trong Dân chủ và giáo dục, rằng trường học nhất định sẽ thất bại ở ngay chính cái mục tiêu quan trọng nhất của nó: Nó chẳng chuẩn bị được gì cho trẻ em.

Thế là trong tâm hồn trẻ tồn tại song song hai hệ giá trị: Hệ giá trị của trường học và hệ giá trị của cuộc sống thật bên ngoài cánh cửa lớp học. Trường học bị tách rời khỏi cuộc sống thực.

Cho tới John Dewey... Ông đảo ngược trật tự: Trẻ em là trung tâm. Giáo dục không phải là việc dạy của người thầy, giáo dục là việc học của trẻ.

Trước John Dewey đã có người ngập ngừng nói ra điều này. Kant, chẳng hạn, viết trong chuyên luận Sư phạm học: Giáo dục là quá trình con người trở thành con người.

Nhưng John Dewey là người đầu tiên phát biểu rõ ràng, rành mạch và có hệ thống. Ông là người chấp bút bản tuyên ngôn giải phóng trẻ em trong giáo dục.

John Dewey có ảnh hưởng rất lớn tới hầu hết trường học hiện nay trên thế giới, trừ Việt Nam. Trường học là của trẻ em chứ không phải của người lớn.

Phạm Anh Tuấn

(Nguồn: Báo Tuần Việt Nam)

Xem thêm
Thông tin tác giả
Thông tin chi tiết
Tác giả John Dewey
Nhà xuất bản NXB Tri thức
Nhà phát hành Phương Nam
Giá bìa 125.000 vnđ
Khối lượng 880.00 gam
Ngôn Ngữ Tiếng Việt
Kích thước 16x24 cm
Ngày phát hành 02/08/2019
Số trang 448
Cuoc-thi-review-sach-topsach.vn
Nhận xét từ bạn đọc
Đánh giá trung bình
4.5/5
star star star star star>
0 vote
GỬI NHẬN XÉT CỦA BẠN
  • Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
  • Tiêu đề của nhận xét
Đăng nhập để nhận xét