Toàn Cầu Hoá Và Những Mặt Trái - Tái bản 04/08/2008
PGS.TS Trần Đình Thiên Là một nhà kinh tế học, nhưng trong hội sách TP.HCM tháng ba vừa qua lại thấy PGS.TS Trần Đình Thiên (, phó viện trưởng Viện Kinh tế VN) hiện diện với tư cách một người đọc, có tham luận về thói quen đọc sách của người Việt.
* Thưa tiến sĩ, lúc này ông có quan tâm đặc biệt cuốn sách nào?
- Tôi thấy một cuốn rất đáng được tìm để đọc. Đó là cuốn Toàn cầu hóa và những mặt trái vừa mới được dịch và in ra tiếng Việt. Cuốn sách đáng được đọc không đơn thuần vì tác giả là một nhà kinh tế học lừng danh, người được trao giải Nobel về kinh tế năm 2001 là Joseph E. Stiglitz.
Bàn về một vấn đề đã trở nên quen thuộc với đa số nhân loại hôm nay, cuốn sách vẫn có một sức hấp dẫn đặc biệt mạnh mẽ, gần như không thể cưỡng lại, giống như sức mạnh của chính quá trình toàn cầu hóa khi lôi cuốn tất cả các nước vào quĩ đạo của mình.
* Trong muôn vàn cuốn sách bàn về toàn cầu hóa, hình như ông có hơi nồng nhiệt quá khi nói về cuốn sách này, một cuốn sách của "mặt trái"?
- Trong cảm nhận của tôi, có hai lẽ. Một là tầm vóc trí tuệ vượt trội của sự lý giải vấn đề. Hai là ở sự chân thành chứa đầy tính nhân văn thấm trong từng trang sách.
Qua cuốn sách, J.E. Stiglitz muốn chuyển đến thế giới một số thông điệp đậm tính cảnh báo và gợi ý.
Ẩn sau chúng là tri thức của một nhà bác học lỗi lạc, được củng cố thêm bằng sự trải nghiệm cuộc sống đầy tinh thần trách nhiệm với các vấn đề về phát triển, về số phận và triển vọng của người nghèo, của các nước nghèo trong cơn xoáy lốc toàn cầu hóa.
Dù chủ yếu viết về "mặt trái" của toàn cầu hóa, song cuốn sách không phủ nhận quá trình này. Stiglitz coi đó là xu thế khách quan, tất yếu của thời đại. Hơn thế, toàn bộ cuốn sách của Stiglitz toát lên rằng toàn cầu hóa là nguồn động lực mạnh mẽ bậc nhất của phát triển cho mọi quốc gia hiện nay.
Cũng chính việc đánh giá cao vai trò của toàn cầu hóa như vậy, Stiglitz đặt cho mình nhiệm vụ phải làm rõ mặt trái, phải lý giải vì sao toàn cầu hóa - trong tính hiện thực của nó - lại bị coi là nguồn gốc tai họa, căn nguyên của đói nghèo, bệnh tật và xung đột ở nhiều quốc gia chậm phát triển. Và ông đã phát hiện nguồn gốc của vấn đề không phải ở bản thân quá trình toàn cầu hóa mà là ở sự hẹp hòi, thiển cận trong tầm nhìn, tính vị kỷ và lòng tham của những người vạch chính sách thúc đẩy toàn cầu hóa ở một số tổ chức quốc tế và chính phủ ở một số quốc gia giàu có.
Stiglitz cho rằng mấu chốt của vấn đề là làm sao các nước nghèo kiểm soát được trình tự và nhịp độ cải cách theo hướng thị trường - tự do hóa và mở cửa - hội nhập. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp vì nhiều lý do: thiếu kinh nghiệm, ít tri thức, không đủ nguồn lực - nhiệm vụ đó trở nên bất khả thi đối với chính phủ các nước đi sau. Khi đó, sự "hỗ trợ toàn cầu hóa" kèm theo hàng loạt điều kiện ràng buộc nghiệt ngã, gây áp lực quá mức, và quan trọng hơn những điều kiện sai lầm từ phía các vị "mạnh thường quân quốc tế" (Stiglitz chỉ đích danh Quĩ Tiền tệ quốc tế và Chính phủ Mỹ là hai nhân vật chủ chốt) đã đẩy các nước này nhẹ thì vào cảnh nợ nần, tiếp tục chậm tiến; nặng thì đi vào suy thoái, gia tăng đói nghèo; nghiêm trọng thì lâm vào khủng hoảng.
Những nhận định này được rút ra từ việc phân tích - so sánh quá trình thực tiễn diễn ra ở hàng loạt quốc gia thuộc các mẫu đại diện khác nhau - mẫu châu Phi chậm phát triển, mẫu Đông Nam Á và Nam Mỹ khủng hoảng, mẫu chuyển đổi kinh tế ở các nước XHCN trước đây.
Ta có thể đọc thấy trong cuốn sách của Stiglitz nhiều điều rất bổ ích cho VN, nhất là với tư cách là nền kinh tế đang dấn bước mạnh mẽ vào hội nhập quốc tế. Stiglitz đã hai lần đến thăm VN. Ông nói rất yêu VN và muốn đến VN thêm nhiều lần để chia sẻ, để kiểm định những phát hiện về toàn cầu hóa của mình. Cuốn sách Toàn cầu hóa và những mặt trái được dịch ra tiếng Việt. Cuốn sách cũng chính là Stiglitz. Ông lại đến với VN, với trí tuệ lớn và một trái tim nhân hậu. Đến để nhắn gửi: hãy làm toàn cầu hóa mang khuôn mặt con người. (Toàn cầu hóa có khuôn mặt con người là tên của phần tổng quan Báo cáo phát triển con người 1999 của UNDP, đã được dịch ra tiếng Việt và xuất bản năm 2001)
Ta có thể đọc thấy trong cuốn sách của Stiglitz nhiều điều rất bổ ích cho VN, nhất là với tư cách là nền kinh tế đang dấn bước mạnh mẽ vào hội nhập quốc tế.
Stiglitz đã hai lần đến thăm VN. Ông nói rất yêu VN và muốn đến VN thêm nhiều lần để chia sẻ, để kiểm định những phát hiện về toàn cầu hóa của mình.
Cuốn sách Toàn cầu hóa và những mặt trái được dịch ra tiếng Việt. Cuốn sách cũng chính là Stiglitz. Ông lại đến với VN, với trí tuệ lớn và một trái tim nhân hậu. Đến để nhắn gửi: hãy làm toàn cầu hóa mang khuôn mặt con người.
(Toàn cầu hóa có khuôn mặt con người là tên của phần tổng quan Báo cáo phát triển con người 1999 của UNDP, đã được dịch ra tiếng Việt và xuất bản năm 2001)
VĂN VIỆT thực hiện
Xem thêmTác giả | Joseph E. Stiglitz |
---|---|
Nhà xuất bản | Nxb Trẻ |
Nhà phát hành | Phương Nam |
Giá bìa | 125.000 vnđ |
Khối lượng | 440.00 gam |
Ngôn Ngữ | Tiếng Việt |
Kích thước | 14.5x20.5 cm |
Ngày phát hành | 02/08/2019 |
Số trang | 370 |
- Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
- Tiêu đề của nhận xét