Sài Gòn, Ồ Bỗng Ngon Ghê!
Click để xem bìa sau

Sài Gòn, Ồ Bỗng Ngon Ghê!

Tác giả: Ngữ Yên
Sài Gòn, Ồ Bỗng Ngon Ghê! Lượt xem: 278 người
Sách Văn học Trong Nước, Truyện ngắn hay nhất
Sài Gòn, Ồ Bỗng Ngon Ghê! 0 Vote

Người ăn rong 3 là sự tái ngộ với quý độc giả tri âm sau Người ăn rong 1 và Người ăn rong 2, với tựa Sài Gòn, ồ bỗng ngon ghê!. Tựu trung, đây là những câu chuyện ngắn về ẩm thực xứ Việt, đôi khi lẫn chút xứ người và đôi chút nhìn nghiêng ngó xéo về làn sóng “thực xâm” của các món ăn xứ người thời mở cửa trên mảnh đất Sài Gòn vốn chất chồng những lớp hưng phế của văn hóa ăn uống. Có những món ăn đã biến mất khỏi bàn ăn người Việt. Có những món đang lụi tàn. Có những món dân dã được phục tráng trên bàn ăn cao cấp. Chỉ là những câu chuyện ăn trong những lần rong ruổi khám phá ẩm thực đã lần lượt đăng trên tờ Sài Gòn Tiếp Thị và Thế Giới Tiếp Thị. Nhại theo câu nói nổi tiếng của Julius Caesar: “Ta dến, ta thấy và ta chiến thắng”, Sài Gòn, ồ bỗng ngon ghê! kể chuyện theo kiểu “Tôi dến, tôi thấy và tôi ngợi ca/càm ràm” tùy theo may mắn nhiều hay ít của những lần đi. Nhưng cũng có khi xui tận mạng khi bước vào một quán ăn gặp những món hoặc là giả như cá nục ở nhiều quán trên mảnh đất cách biển gần 70 cây số này, hoặc là dở – dở thì không thể giới thiệu được, hoặc đại ngôn mà chỉ rất rất... tiểu táo, dành tiền mất, uất khí ráng ngậm mình ên.

Con người ta, trong khi ăn thường lộ ra nhiều thứ. Với Trần Công Khanh, cái ăn của anh rốt cuộc làm phát lộ ra anh là người ham… những chuyện xung quanh chuyện ăn. Nhờ vậy mà những chuyến dung dăng đi vào cuộc rong chơi ẩm thực của anh cũng tựa như hành trình khám phá đề tài cho trang báo. Nói tựa như, vì trong cái chuyện ăn để viết - viết để ăn ấy, bảo dễ thì cũng dễ xuôi lọt, còn bảo khó chắc cũng khó đến nghẹn ngào. Đọc chuyện anh ăn, thấy chính niềm yêu thích những thứ “bàng môn tả đạo” nằm bên ngoài mực thước tư duy ăn uống theo các “nhà ẩm thực” đã mang lại cho anh “cảm giác ngon” kỳ đặc hơn người. Cũng từ một chuyện nước mắm, nhưng cái khác nhau giữa Phú Quốc, Phan Thiết, Bình Định,… đâu chỉ là kết quả của cái lưỡi nếm trải. Mà đâu đó trong hành trình chưng cất từ cá đến mắm, có quan niệm gió mùa thời tiết, có cảm nhận nắng mưa gắt nhạt, có nghệ thuật dùng liều lượng và chất lượng muối biển thế nào…đều không ai giống ai. Những “cái khác” ấy không phải cái lưỡi sành ăn nào cũng chạm tới được.

Trong hành trình ăn rong, cái lưỡi của Công Khanh nhiều khi đến sau bước chân phóng sự và đôi tay ghi nhanh, nên cái ngon trong ẩm thực của anh gom gói nhiều chất vị lắm. Đó là chưa kể, cái sự ăn rong của anh thường khởi phát từ những ưu tư về thời quá vãng, nên miếng ngon của ngày hôm nay còn dắt díu cả những mối dây liên hệ từ thuở nảo nào trong tàng thư hay qua lời nhân chứng kể – mà lắm khi đấy chính là lý giải thuyết phục cho việc sinh ra, trường tồn lẫn biến thiên của các món ăn trong từng cộng dồng cư dân. Ấy gọi là trong khi đọc chuyện anh ăn, người ta còn ăn chuyện anh đọc nữa vậy. Hay như lời tác giả cho rằng việc đọc cũng như ăn, cần phải thay đổi món liên tục, thay vì cá theo cá thịt theo thịt. Thế mới ngon, mới thú... 

Những điều được viết trong sách không còn nguyên tính chính xác vì thời gian viết và thời gian độc giả cầm trên tay cuốn sách này có một quãng cách nhất định bao nhiêu nước đã về xuôi, tồn hư thật vô thường.

Xem thêm
Thông tin tác giả
Thông tin chi tiết
Tác giả Ngữ Yên
Nhà xuất bản NXB Văn hóa - Văn nghệ
Nhà phát hành Trí Việt
Giá bìa 125.000 vnđ
Khối lượng 220.00 gam
Ngôn Ngữ Tiếng Việt
Kích thước 13 x 20.5 cm
Ngày phát hành 02/08/2019
Số trang 224
Cuoc-thi-review-sach-topsach.vn
Nhận xét từ bạn đọc
Đánh giá trung bình
4.5/5
star star star star star>
0 vote
GỬI NHẬN XÉT CỦA BẠN
  • Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
  • Tiêu đề của nhận xét
Đăng nhập để nhận xét