Nữ Hoàng Tự Do Ai Cập Ahhotep
Nữ Hoàng Tự Do Ai Cập Ahhotep: Trong tiếng Ai Cập, Ahhotep được ghép từ hai chữ: Ah là vị thần mặt trời hung hãn đáng sợ, còn Hotep nghĩa là “hòa bình, trọn vẹn”. Cái tên Ahhotep có thể hiểu là “trăng tròn”, hoặc “sức mạnh phá tan bóng đêm”. Nàng thiếu nữ xinh đẹp, không sợ đấu tranh, không sợ đau khổ mất mát – kể cả cái chết; Ahhotep còn là một người đàn bà quyến rũ, nồng nàn yêu thương, đồng thời là hiện thân của ý chí mạnh mẽ, kiên cường đối đầu với thế lực hung tàn và những hành vi man rợ. Cùng chồng là Pharaoh Seqen trẻ tuổi, Nữ hoàng đã chiến đấu không khoan nhượng chống xâm lược, bảo vệ và khôi phục những giá trị tinh thần của nền văn minh Ai Cập. "Ahhotep vẫn chưa manh động trong hơn nửa canh giờ qua. Vừa trông thấy tên lính gác cuối cùng đi ngang qua cổng chính của hoàng cung, nàng con gái xinh đẹp có mái tóc nâu chớp lấy thời cơ trước khi chúng đổi gác liền chạy vụt vào nấp trong lùm cây thánh liễu cho đến khi trời sẩm tối. Ahhotep là con gái tròn mười tám của Nữ hoàng Teti. Nàng mang cái tên rất lạ, có thể dịch ra là "Trăng Tròn", hoặc thậm chí "Chiến Tranh và Hoà Bình", bởi theo lời của các nhà hiền triết, vầng trăng là vị thần hiện thân của cái chết và hồi sinh. Chiến tranh .... Đó là kế sách duy nhất để quét sạch quân xâm lược Hyksos khỏi bờ cõi - ngoại trừ kinh thành Thebes, thánh địa của thần Amon. Nhờ được thần Amon phù hộ và che chở, đền thờ Karnak và kinh thành lân cận chưa rơi vào tay của quân rợ. Bốn mươi năm trước, quân Hyksos tràn qua vùng châu thổ tựa như đàn châu chấu khổng lồ. Người Châu Á, người Ả-rập, người Xy-ri, người Ba-tư, người A-na-tô-li, cùng nhiều chủng tộc khác nhau nữa trang bị gươm bén giáo dài. Chúng sử dụng sinh vật lạ bốn chân, gọi là ngựa, có đầu và thân hình to lớn, chạy nhanh hơn lừa. Những con ngựa kéo những cổ chiến xa lao đi như tên bắn, giúp quân giặc tàn sát các chiến binh của pharaoh. Ahhotep mắng nhiếc nhược binh Thebes là yếu hèn. Sự thật là quân Thebes không thể hy vọng cự địch nổi với đạo quân chiếm đóng hùng hậu có trang bị vũ khí mới đáng sợ, nhưng thúc thủ sẽ đồng nghĩa với tự sát. Khi Apophis, thủ lĩnh tối cao của người Hyksos, hạ quyết tâm san bằng Thebes thành bình địa, quân Thebes sẽ bỏ chạy, dân chúng sẽ bị tàn sát, đàn bà con gái đẹp sẽ bị bắt làm trò mua vui cho lũ quân lính hung tàn, trẻ em khoẻ mạnh sẽ bị bắt làm nô lệ. Những con người tự do cuối cùng trên đất Ai Cập cúi đầu bất lực. Vương quốc của những người xây dựng kim tự tháp chỉ còn lại kinh thành nằm giữa gọng kìm của quân chiếm đóng ở miền Bắc và quân chư hầu Nubia ở miền Nam, đền thờ hoang tàn của vua Senusret I, và hoàng cung......" Mời bạn đón đọc.
Xem thêmTác giả | Christian Jacq |
---|---|
Nhà xuất bản | Nxb Hải Phòng |
Nhà phát hành | Văn Lang |
Giá bìa | 125.000 vnđ |
Khối lượng | 350.00 gam |
Ngôn Ngữ | Tiếng Việt |
Kích thước | 14.5x20.5 cm |
Ngày phát hành | 02/08/2019 |
Số trang | 365 |
- Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
- Tiêu đề của nhận xét