Niên biểu lịch sử 12
Việc dạy và học lịch sử hiện nay đang là vấn đề gây nhiều bàn luận trong xã hội do có nhiều ý kiến đánh giá và nhận xét khác nhau về thực trạng và kết quả học tập của học sinh, sinh viên trong nhà trường. Đối với các em học sinh, việc ghi nhớ quá nhiều sự kiện lịch sử của từng giai đoạn cũng là một trong những khó khăn.
Để góp phần thực hiện nâng cao chất lượng học tập của học sinh theo phương hướng “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” (Luật Giáo dục, điều 28.2), cuốn sách “Niên biểu Lịch sử 12” với mục đích tập hợp, tóm tắt và đưa ra những sự kiện lịch sử cơ bản nhất trong từng giai đoạn lịch sử tương ứng với mỗi bài học trong chương trình sách giáo khoa Lịch sử 12.
Mỗi sự kiện gồm hai phần:
- Mốc thời gian: Ngày, tháng, năm diễn ra sự kiện.
- Nội dung sự kiện: Tóm tắt sự kiện đã diễn ra trong thời gian đó.
Các sự kiện trong sách được phân chia tương ứng và bám sát với mỗi đơn vị bài học của sách giáo khoa; trong từng bài, các sự kiện được sắp xếp theo mốc thời gian từ thời điểm bắt đầu đến khi kết thúc.
Mục lục:
Lời nói đầu
Phần 1: Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay (2000)
Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1949)
Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991). Liên bang Nga (1991-2000)
Bài 3: Các nước Đông Bắc Á
Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
Bài 5: Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
Bài 6: Nước Mĩ
Bài 7: Tây Âu
Bài 8: Nhật Bản
Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì Chiến tranh lạnh
Bài 10: Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hoá nửa sau thế kỉ XX
Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay (2000)
Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1925
Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam (1925-1930)
Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935
Bài 15: Phong trào dân chủ 1936-1939
Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời
Bài 17: Nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà (từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946)
Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)
Bài 19: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951-1953)
Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)
Bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống để quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)
Bài 22: Hai miền đất nước trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)
Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)
Bài 24: Việt Nam trong những năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước năm 1975
Bài 25: Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976-1986)
Bài 26: Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000)
Mời bạn đón đọc.
Xem thêmTác giả | Nguyễn Đức Cường , Trần Thị Ngân |
---|---|
Nhà xuất bản | Nxb Hà Nội |
Nhà phát hành | Kinh Đô 2 |
Giá bìa | 125.000 vnđ |
Khối lượng | 190.00 gam |
Ngôn Ngữ | Tiếng Việt |
Kích thước | 17x24 cm |
Ngày phát hành | 02/08/2019 |
Số trang | 140 |
- Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
- Tiêu đề của nhận xét