Nho Gia Pháp Tư Tưởng Thông Luận

Nho Gia Pháp Tư Tưởng Thông Luận

Tác giả: Du Vinh Căn
Nho Gia Pháp Tư Tưởng Thông Luận Lượt xem: 500 người
Sách Phát Triển Bản Thân, Sách danh nhân thế giới, Sách về bác hồ
Nho Gia Pháp Tư Tưởng Thông Luận 0 Vote

Tư tưởng pháp luật Nho gia là tư tưởng pháp luật luân lý. Tư tưởng pháp luật luân lý thực sự là dòng chính của văn hoá pháp luật cổ đại Trung Quốc, cũng là nét đặc sắc của hệ thống pháp luật Trung Quốc. Đây là điểm lập luận quan trọng của tác giả. Một số biện luận, phân tích về những khái niệm, quan điểm thường dùng trong sách rất độc đáo. Như “sự đối lập về Nho gia và Pháp gia trong pháp trị của Pháp gia và Nhân trị của Nho gia” thì tác giả cho rằng lý luận Pháp trị và lý luận Nhân trị tồn tại trong sự đối lập, phát triển trong đấu tranh, trong lịch sử Trung Quốc vừa không có lý luận pháp trị vừa không có thực tiễn về pháp trị, tư tưởng pháp luật cổ đại Trung Quốc lại không lấy cuộc đấu tranh đối lập giữa Pháp trị và Nhân trị làm mạch suy nghĩ chính. Sự tranh luận giữa hai nhà Nho gia và Pháp gia không phải là ở sự đối lập giữa Nhân trị và Pháp trị, họ đều là những nhà theo chủ nghĩa quân chủ, có điều, Pháp gia là chủ nghĩa quân chủ tuyệt đối vì vua, còn Nho gia chỉ là chủ nghĩa quân chủ tuyệt đối vì dân, nhưng cả hai đều không phải là chủ nghĩa Pháp trị.

Điều quan trọng là sự kết hợp giữa “trị người” (nhân trị) hay “trị pháp luật” (Pháp trị) “dùng người” hay “dùng pháp luật” mới là mô thức cơ bản của chế độ pháp luật hiện đại Trung Quốc, đây cũng chính là hướng suy nghĩ cơ bản của lý luận trị quốc của Nho gia. Lại ví dụ như thuyết “Pháp luật Nho gia là pháp luật tự nhiên” mà mọi người thường lưu truyền thì tác giả đã cố gắng chứng minh rõ sự khác nhau giữa luận thuyết về giá trị và phương pháp tư duy của pháp luật Nho gia và pháp luật tự nhiên của phương Tây và chỉ rõ pháp luật lý tưởng của Nho gia là “pháp luật của tiên Vương”. Một số điểm nêu trên đều là những điểm quan trọng. Đối với việc mổ sẻ sự hơn kém, khác nhau giữa văn hoá pháp luật phương Đông và phương Tây hoặc nắm vững ý nghĩa chân thực của hệ thống pháp luật Trung Hoa… đều là những vấn đề cần phải dốc sức nghiên cứu, luận giải.

Mục lục:

Lời giới thiệu

Lời giới thiệu cho lần tái bản thứ 4

Lời tựa (1)

Lời tựa (2)

Lời nói đầu

Chương 1: Tư tưởng pháp nho gia và văn hoá pháp cổ đại Trung Quốc

Tinh thần cơ bản của “hình pháp chí” trong “nhị thập ngũ sử” (25 Bộ sử)

Tư tưởng pháp luật nho gia và pháp hệ trung hoa

Tư tưởng pháp luật nho gia và tâm lý pháp luật truyền thống của dân tộc trung hoa

Kết luận: Tư tưởng pháp luật nho gia cột trụ của văn hoá pháp luật cổ đại Trung Quốc

Chương 2: Nhìn lại phương pháp luận nghiên cứu tư tưởng pháp luật nho gia

Nhân trị và pháp trị - Sợi dây hư cấu xuyên suốt cuộc đấu tranh nho pháp

“Pháp luật tự nhiên của nho gia” - sản phẩm gắn ghép

Luật thành văn và luật thành văn công khai - Lập trường của nho gia

Tội hình pháp định và phi pháp định – thái độ của nho gia

Quan hệ lễ pháp: tiền đề và cơ sở để nghiên cứu tư tưởng pháp luật nho gia

Chương 3: Đặc điểm tư tưởng pháp luật nho gia

Tư tưởng pháp luật nho gia là tư tưởng pháp luật luân lý

Tinh thần cơ bản của pháp luật luân lý nho gia

Chương 4: Tưởng pháp luật của khổng tử

Thân thế, sự nghiệp và các hoạt động chính trị pháp luật của khổng tử

Bàn về nghiên cứu tư tưởng pháp luật của khổng tử

Nhân - khởi điểm logic và bản thể giá trị của tư tưởng pháp luật khổng tử

Nguyên tắc cơ bản của tư tưởng pháp luật luân lý của khổng tử

Nội dung chủ yếu của tưởng pháp luật khổng tử

Kết cấu nội tại của tư tưởng pháp luật luân lý của khổng tử và việc đánh giá tư tưởng đó.

Chương 5: Tư tưởng pháp luật của mạnh tử

Chương 6: Tư tưởng pháp luật tuân tử

Chương 7: Diễn biến lịch sử của tư tưởng pháp luật nho gia (I)

Chương 8: Diễn biến lịch sử của tư tưởng pháp luật nho gia

Chương 9: “Con người làm rực rỡ cho đạo, không phải đạo làm rực rỡ cho con người” Tư tưởng pháp luật Nho gia với xã hội ngày nay (Thay lời kết)

Ghi cuối sách (hậu ký)

Mời bạn đón đọc.

Xem thêm
Thông tin tác giả
Thông tin chi tiết
Tác giả Du Vinh Căn
Nhà xuất bản Nxb Văn hóa Thông tin
Nhà phát hành Ngọc Trâm
Giá bìa 125.000 vnđ
Khối lượng 1200.00 gam
Ngôn Ngữ Tiếng Việt
Kích thước 16 x 24 cm
Ngày phát hành 02/08/2019
Số trang 278
Cuoc-thi-review-sach-topsach.vn
Nhận xét từ bạn đọc
Đánh giá trung bình
4.5/5
star star star star star>
0 vote
GỬI NHẬN XÉT CỦA BẠN
  • Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
  • Tiêu đề của nhận xét
Đăng nhập để nhận xét