Nguyễn Công Trứ Trong Dòng Lịch Sử

Nguyễn Công Trứ Trong Dòng Lịch Sử

Nguyễn Công Trứ Trong Dòng Lịch Sử Lượt xem: 242 người
Sách Văn học Trong Nước, Nhân vật văn học Việt nam
Nguyễn Công Trứ Trong Dòng Lịch Sử 0 Vote

Nguyễn Công Trứ (1778-1858), một danh nhân văn hóa, từng được sử sách dưới thời nhà Nguyễn tôn xưng là “con người trác lạc, có tài khí”, chẳng những “có tài thơ văn” mà còn “lập công lớn nơi chiến trận”, “lĩnh chức dinh điền”, mở mang ruộng đất, tụ họp lưu dân, gây thành mới lợi vĩnh viễn” cho đất nước; “trải đời làm quan thường bị bãi cách, rồi được cất nhắc lên ngay”; “khi tuổi già về nghỉ, tức thì bỏ qua việc đời, chơi thú sơn thuỷ, có cái húng thú phút thoảng ra ngoài sự vật

Là danh nhân lịch sử, Nguyễn Công Trứ được công luận nhân dân các đời quan tâm, suy nghĩ luận bàn. Con người, cuộc đời và sự nghiệp, kể cả tư tưởng phức tạp, đa dạng của ông, đã từng là nguồn gốc của những nhận định, đánh giá khác nhau và mãi mãi vẫn mang tính thời sự trong giới học thuật và trong công chúng hâm mộ ông.

Nhằm góp phần vào việc tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu về nhân vật lịch sử - nhà văn hoá lớn này, tác giả đã chú ý sưu tầm tác phẩm của ông và những ý kiến đánh giá về ông của các nhà nghiên cứu thuộc nhiều thế hệ trước đây và hiện nay để biên soạn nên đều là Nguyên công trứ trong dòng lịch sử.

Tập sách, ngoài tiểu luận mở đầu mang tính khái quát “Nguyễn Công Trứ với thời đại chúng ta” của nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn sẽ gồm hai phần lớn:

Phần thứ nhất, tập hợp đầy đủ, trên cơ sở khảo cứu kĩ lưỡng, tác phẩm của Nguyễn Công Trứ mà chúng ta biết được cho đến ngày nay, gồm: thơ nôm, thơ chữ hán, hát nói, phú, câu đối, tuồng, văn sách, tấu, sở.

Phần thứ hai, tập hợp có chọn lọc những công trình khảo cứu bài viết của các học giả về cuộc đời, thơ văn, tư tưởng Nguyễn Công Trứ. Đây là những đóng góp trí tuệ của nhiều thế hệ những nhà nghiên cứu từ trước đến nay ở trong nước và ở cả nước ngoài, có thể coi như một “tập đại thành” nghiên cứu về Nguyễn Công Trứ qua dòng chảy của lịch sử từ thế kỉ XIX, XX đến đầu thế kỉ XXI này, hi vọng sẽ tiện dụng cho bạn đọc và những nhà nghiên cứu về sau.

Phần cuối cùng của tập sách là phụ lục, gồm niên biểu và thư mục Nguyễn Công Trứ, thống kê tương đối đầy đủ và các sự kiện, tên tư liệu thành văn có liên quan đến Nguyễn Công Trứ để giúp bạn đọc tiện tra cứu, đối chiếu, tham khảo.

Mục lục:

Lời nói đầu

Trần Nho Thìn: Nguyễn Công Trứ và thời đại chúng ta

Phần một: Tác phẩm Nguyễn Công Trứ

Quy cách biên soạn phần tác phẩm Nguyễn Công Trứ

Thơ nôm

Thơ chữ hán

Hát nói

Phú

Câu đố 

Tuồng

Văn sách

Tấu sở

Phụ lục phần một

Nguyễn Công Trứ qua 36 giai thoại

Thơ, câu đối… về Nguyễn Công Trứ

Phần hai: Về nguyễn Công Trứ

A. Thế kỉ XIX

Đại Nam thực lực chính biên

Quốc triều sử toát yếu

Đại Nam chính biên liệt truyện

Đại Nam nhất thống chí

Nghi xuân đại chí

B. Thế kỉ XX

Lê thước - sự nghiệp và thi văn của Uy Viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ

Lưu Trọng Lư - Một trăm năm sau… Nguyễn Công Trứ, nhà thi sĩ của Nghệ tĩnh

Trương Tửu – tâm lý và tư tưởng Nguyễn Công Trứ

C. Thế kỷ XXI

Nguyễn Đình Trứ - Nguyễn Công Trứ: Sự lên ngôi của cái tôi cá thể

Hoàng Ngọc Hiển – Dáng kiêu và cốt kiêu của Nguyễn Công Trứ

Phong Lê - Nguyễn Công Trứ và Cao Bá Quát hai thân phận tri thức nho sĩ vào mở đầu triều Nguyễn.

Mời bạn đón đọc.

Tập sách bề thế 1.100 trang Nguyễn Công Trứ trong dòng lịch sử (*) vừa được NXB Nghệ An và Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây xuất bản nhân kỷ niệm 230 năm ngày sinh và 150 năm ngày mất của danh nhân Nguyễn Công Trứ. Có thể coi cuốn sách là một tập đại thành của cả quá trình nghiên cứu về Nguyễn Công Trứ từ trước đến nay.

Tập sách bề thế 1.100 trang Nguyễn Công Trứ trong dòng lịch sử (*) vừa được NXB Nghệ An và Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây xuất bản nhân kỷ niệm 230 năm ngày sinh và 150 năm ngày mất của danh nhân Nguyễn Công Trứ. Có thể coi cuốn sách là một tập đại thành của cả quá trình nghiên cứu về Nguyễn Công Trứ từ trước đến nay.

Nhóm biên soạn gồm nhà sử học Chương Thâu, nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn, dịch giả Đoàn Tử Huyến và ThS Nguyễn Hoàng Diệu Thủy, với sự giúp đỡ của TS Nguyễn Thị Lâm (Viện Nghiên cứu Hán Nôm), TS Nguyễn Đức Mậu (Viện Nghiên cứu văn học), cùng nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.

Nguyễn Công Trứ là một văn quan minh trí, một võ tướng thao lược, một nhà doanh điền tài năng, một nhà thơ xuất chúng, và đặc biệt, ông cũng là một tay chơi ngông nghênh, ngạo đời, coi đời là một cuộc chơi: "chơi cho phỉ chí", "chơi bao nhiêu là lãi đấy!". Chính vì thế, Nguyễn Công Trứ là một nhân vật hấp dẫn để khám phá. Tư tưởng, tài năng, tính cách của ông thu hút nhiều ý kiến phong phú đến phức tạp, và đến nay cuộc tranh luận về ông vẫn chưa dừng lại.

Cuốn sách đã trình bày các bài thơ, hát nói, phú, tuồng, câu đối...  của ông cùng một hệ thống khảo dị chi tiết, kỹ lưỡng gồm cả chữ Nôm và Quốc ngữ. Đọc một câu thơ nào đó, độc giả có thể biết câu này ở các bản chữ Nôm chép thế nào, ở bản chữ Quốc ngữ của Lê Thước năm 1928, của Lê Thước - Trương Chính - Hoàng Ngọc Phách năm 1958 hay bản của Đỗ Bằng Đoàn - Đỗ Trọng Huể năm 1962... chép thế nào.

Đây là một việc làm có ích đối với người nghiên cứu về sau. Lần đầu tiên, bản dịch bài văn đỗ Giải nguyên của Nguyễn Công Trứ và một dị bản của bài phú nổi tiếng Hàn Nho phong vị phú cũng được công bố.

Cuốn sách đã dựng lại toàn cảnh quá trình ghi chép và nghiên cứu về Nguyễn Công Trứ từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XXI. Nguyễn Công Trứ đã hiện lên qua ghi chép, đánh giá của các bộ sử Đại Nam thực lục chính biên, Đại Nam chính biên liệt truyện, Quốc triều sử toát yếu; trong cái nhìn phong phú, đa chiều của các nhà nghiên cứu thế kỷ XX đầy biến động, và hiện lên trong hoàn cảnh lịch sử mới của những năm đầu thế kỷ XXI, của sự cởi mở hơn trong tư duy, của tinh thần đối thoại và hòa nhập. Tất cả các ý kiến, quan điểm đa dạng trong dòng chảy lịch sử đều hội tụ ở sự khẳng định chắc chắn hơn nữa tư tưởng, tài năng, nhân cách của danh nhân lịch sử Nguyễn Công Trứ.

Cuốn sách cũng góp thêm chùm giai thoại về Nguyễn Công Trứ, với giọng văn hóm hỉnh, làm hiện lên chân dung Uy Viễn tướng công dưới góc nhìn "dân gian hóa", thể hiện lòng yêu kính của nhân dân đối với ông. Cuốn sách là sự tỏ lòng tưởng nhớ, không chỉ của những người biên soạn, tham gia mà của tất cả người Việt Nam đối với một danh nhân văn hóa Việt Nam.

Quế Anh (Nguồn: Báo Thanh Niên)

Nguyễn Công Trứ trong dòng lịch sử là tập sách dày dặn và công phu được ra mắt cuối năm 2008. Tập sách, ngoài bài tiểu luận mở đầu mang tính khái quát về "Nguyễn Công Trứ với thời đại chúng ta" của PGS - TS Trần Nho Thìn, là hai phần lớn: Phần thứ nhất: Tác phẩm Nguyễn Công Trứ - tập hợp trên cơ sở khảo cứu kỹ lưỡng (đối chiếu, khảo dị với các nguồn chữ Nôm và Quốc ngữ các văn bản gốc và các văn bản tồn nghi của Nguyễn Công Trứ mà chúng ta biết được cho đến ngày nay gồm thơ Nôm, thơ chữ Hán, hát nói, phú, câu đối, tuồng, văn sách, tấu sớ... Phụ lục của phần này là các giai thoại thú vị lưu truyền trong dân gian về văn thơ, câu đối... về cuộc sống đời thường của Nguyễn Công Trứ; những bài thơ, câu đối của bạn bè, văn thân, nhân dân viết tặng ông. Phần thứ hai: Về Nguyễn Công Trứ tập hợp có chọn lọc những công trình khảo cứu (trích) bài viết của các học giả, nhà văn, nhà báo viết về cuộc đời, thơ văn, tư tưởng. Đây là những đóng góp trí tuệ của nhiều thế hệ những nhà nghiên cứu Nguyễn Công Trứ từ trước đến nay ở trong và ngoài nước. Có thể coi đây là một tập hợp đầy đủ nhất các công trình khảo cứu, luận bàn về Nguyễn Công Trứ qua dòng chảy của lịch sử từ giữa thế kỷ XIX đến thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI.

Uy viễn tướng công Nguyễn Công Trứ qua 81 giai thoại (NXB Lao động) gồm 124 trang. Giai thoại về Nguyễn Công Trứ vốn có rất nhiều, được truyền tụng trong dân gian, ghi chép trong nhiều sách vở, lần này được tác giả Huyền Li sưu tầm và biên soạn lại toàn bộ. Có thể nói, đặc điểm khác biệt của tập sách này là với giọng văn tự nhiên, hóm hỉnh nhưng mạch lạc, trau chuốt vừa hợp với cách kể bình dân, vừa hợp với tính cách "chơi", ngông của nhân vật. Soạn giả đã dựng lên một chân dung Nguyễn Công Trứ từ góc nhìn "dân gian hóa" khá thuyết phục, lôi cuốn, đồng thời thể hiện được tình cảm yêu mến, kính trọng của nhân dân nhiều thế hệ dành cho "Cố Lớn" - Uy viễn tướng công Nguyễn Công Trứ.

Nguyễn Công Trứ - 36 bài thơ (NXB Lao động), tập sách này nằm trong Tủ sách 36 bài thơ của Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây. 124 trang sách tuyển chọn và giới thiệu 36 tác phẩm (thơ chữ Nôm, chữ Hán, hát nói, phú) đặc sắc và tiêu biểu nhất của Nguyễn Công Trứ. Qua những bài thơ này, có thể thấy rõ Nguyễn Công Trứ thực sự là một tài thơ xuất chúng, vẽ nên một chân dung Nguyễn Công Trứ khá rõ nét với lý tưởng kẻ sĩ lớn lao, niềm tự tin vào bản thân, vẻ ngông nghênh ngạo đời và cuối cùng, đọng lại một nụ cười ung dung, thanh thản.

Có thể nói, bộ sách về Nguyễn Công Trứ đã giúp người đọc hình dung một chân dung thống nhất trong sự đa dạng của con người ông: một nhà thơ, một văn quan, một võ tướng, một nhà khẩn hoang, mà ở lĩnh vực nào cũng để lại thành tựu to lớn; đồng thời lại là một "tay chơi" ngang tàng, ngạo nghễ.

Gia Phú (Nguồn: Báo Hà Nội Mới)

Xem thêm
Thông tin tác giả
Thông tin chi tiết
Tác giả Đoàn Tử Huyến
Nhà xuất bản Nxb Nghệ An
Nhà phát hành Đông Tây
Giá bìa 125.000 vnđ
Khối lượng 1870.00 gam
Ngôn Ngữ Tiếng Việt
Kích thước 16 x 24 cm
Ngày phát hành 02/08/2019
Số trang 1092
Cuoc-thi-review-sach-topsach.vn
Nhận xét từ bạn đọc
Đánh giá trung bình
4.5/5
star star star star star>
0 vote
GỬI NHẬN XÉT CỦA BẠN
  • Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
  • Tiêu đề của nhận xét
Đăng nhập để nhận xét