Nghiên Cứu Văn Bản Tiểu Thuyết Giông Tố
Click để xem bìa sau

Nghiên Cứu Văn Bản Tiểu Thuyết Giông Tố

Nghiên Cứu Văn Bản Tiểu Thuyết Giông Tố Lượt xem: 343 người
Sách Văn học Trong Nước, Phê bình văn học trong nước
Nghiên Cứu Văn Bản Tiểu Thuyết Giông Tố 0 Vote

(Thứ Hai, 21/01/2008) Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân: Chúng ta đang làm các "toàn tập" một cách cẩu thả! Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân và đại diện NXB Tri Thức đã công bố tập sách Nghiên cứu văn bản tiểu thuyết Giông tố và bản in Giông tố đầu tiên của Vũ Trọng Phụng vào năm 1936, trên Hà Nội báo. Ông có cuộc trao đổi với PV Thanh Niên.

(Thứ Hai, 21/01/2008) Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân: Chúng ta đang làm các "toàn tập" một cách cẩu thả! Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân và đại diện NXB Tri Thức đã công bố tập sách Nghiên cứu văn bản tiểu thuyết Giông tố và bản in Giông tố đầu tiên của Vũ Trọng Phụng vào năm 1936, trên Hà Nội báo. Ông có cuộc trao đổi với PV Thanh Niên.  * Thưa ông Lại Nguyên Ân, việc tìm thấy bản in này có ý nghĩa gì đối với độc giả và giới nghiên cứu văn học?

- Suốt gần 30 năm liền (1957 - 1986), các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng (1912 - 1939) không được tái bản và lưu hành tại miền Bắc Việt Nam. Từ năm 1987, khi ra mắt bộ Tuyển tập Vũ Trọng Phụng, các tác phẩm của nhà văn này đã được trả lại quyền tồn tại bình thường trước công chúng. Riêng Giông tố được in đi in lại hàng chục lần; và trở thành đề tài nghiên cứu cho hàng chục, nếu không phải hàng trăm, luận văn cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ. Thế nhưng, các nghiên cứu đó không hề dựa trên văn bản chính của tác phẩm, mà chỉ dựa trên những văn bản trôi nổi.

Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân

Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân

Trước hết, ở phương diện văn bản, cần nói ngay rằng, ngày nay hầu như đã không còn khả năng tìm thấy bản thảo viết tay Giông tố. Đối với các nước phát triển, một tình trạng như thế với một tác phẩm ra đời giữa những năm 30 của thế kỷ XX là điều khó giải thích, song đối với Việt Nam thì đấy là chuyện rất đỗi bình thường. Chưa bao giờ, thậm chí khi đã bước sang thế kỷ XXI, người xứ ta lại trọng thị những trang chữ viết tay cũ kỹ, dù nó thuộc ngòi bút những người nổi tiếng ! Ở xứ ta, các tên tuổi lớn của quá khứ dễ được vinh danh bằng huân, huy chương, bằng các hội thảo kỷ niệm long trọng, nhưng chỉ thế thôi; ít khi người ta tính đến việc lưu giữ các kỷ vật, bút tích... Không khó để nhớ lại những chuyện buồn, khi một học giả danh tiếng nằm xuống đã hàng chục năm mà tủ sách của người quá cố vẫn chưa được kiểm kê, xác định xem còn những công trình tác phẩm nào chưa công bố, còn những bản thảo, ghi chép ra sao; sách quý trong tủ sách cũ của ông thì bị các cháu nhỏ xé ra phất diều thả chơi...

Với việc khẳng định không còn cơ may nào tìm thấy bản thảo viết tay Giông tố, tôi cho rằng, việc khảo sát văn bản tác phẩm này, từ nay trở đi, chỉ có thể tiến hành trên các bản in. Mà bản in Giông tố đầu tiên là bản năm 1936 của Hà Nội báo. Thoạt đầu, tác phẩm được đăng 11 kỳ báo, đến số 12, tòa soạn thông báo chấm dứt đăng tải, khi đó mới đăng đến chương 10. Hai tháng sau, tác phẩm lại được Hà Nội báo lặng lẽ đăng tiếp với nhan đề Thị Mịch, tuy vẫn là các phần tiếp theo của Giông tố; cho đến hết số 39. Đầu năm 1937, Giông tố được in thành sách riêng ở NXB Văn Thanh. Thế nhưng, những bản Giông tố sau này đều dựa trên bản in năm 1951 của NXB Mai Lĩnh. Đây là văn bản không đầy đủ và không đáng tin cậy, vì có nhiều đoạn đã bị lược bỏ.

* Việc tìm thấy văn bản gốc hoặc văn bản chính của một tác phẩm có mối quan hệ như thế nào trong việc nhìn nhận, đánh giá lại văn nghiệp của một tác giả?

- Tìm thấy văn bản gốc hoặc văn bản chính của tác phẩm sẽ giúp chúng ta hiểu đúng hơn về tác giả. Bởi, với một tác phẩm văn học, có khi chỉ sai lạc vài ba chữ cũng đã là đáng kể. Hơn nữa, qua việc đi tìm văn bản chính của tác phẩm, tôi muốn "đánh động" giới nghiên cứu, rằng: công tác văn bản học hoàn toàn chưa được coi trọng. Văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX, văn học chữ quốc ngữ, cho đến nay, vẫn được giới nghiên cứu tiếp cận theo hướng chỉ chú trọng làm bộc lộ ra những nội dung tư tưởng bao trùm mà không cần gắn với diện mạo ngôn từ dệt nên tác phẩm, không cần gắn với cái cụ thể của câu chữ, do vậy, mà làm lu mờ đặc điểm riêng của từng tác giả, từng phong cách, từng xu hướng nghệ thuật.

Bản in Giông tố đầu tiên trên Hà Nội báo, năm 1936 (ảnh: Y.N)

Bản in Giông tố đầu tiên trên Hà Nội báo, năm 1936 (ảnh: Y.N)

* Hiện nay, chúng ta đã làm các tổng tập, toàn tập trong khi việc đi tìm văn bản gốc vẫn chưa kết thúc…

- Đây là hai nỗ lực không cùng chiều. Chúng ta đang làm các "tổng tập", "toàn tập" bằng tiền nhà nước "đặt hàng" một cách cẩu thả, tùy tiện. Những tác phẩm văn học chữ quốc ngữ được đưa vào các bộ "toàn tập", "tuyển tập", “hợp tuyển”, "tinh tuyển" hay "tổng tập" đều chưa được khảo sát về văn bản. Bởi những người nghiên cứu chỉ có thể dùng loại văn bản ngẫu nhiên, không đáng tin cậy! Trên thực tế, chỉ khi nào việc đi tìm văn bản gốc kết thúc và thống kê được toàn bộ trước tác của một tác gia thì mới có thể cho ra đời các tổng tập, toàn tập một cách khoa học. Theo tôi, trước mắt, phải nhận thức lại việc biên soạn các tổng tập, toàn tập. Từ đó, tổ chức lại việc biên soạn, bắt đầu từ tìm kiếm văn bản gốc. Ngay các tổng tập, toàn tập đã ra mắt rồi cũng phải làm lại từ công tác sưu tầm, thống kê văn bản.

Y Nguyên (thực hiện)

Xem thêm
Thông tin tác giả
Thông tin chi tiết
Tác giả Lại Nguyên Ân
Nhà xuất bản NXB Tri thức
Nhà phát hành Phương Nam
Giá bìa 125.000 vnđ
Khối lượng 700.00 gam
Ngôn Ngữ Tiếng Việt
Kích thước 14,5x20,5 cm
Ngày phát hành 02/08/2019
Số trang 704
Cuoc-thi-review-sach-topsach.vn
Nhận xét từ bạn đọc
Đánh giá trung bình
4.5/5
star star star star star>
0 vote
GỬI NHẬN XÉT CỦA BẠN
  • Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
  • Tiêu đề của nhận xét
Đăng nhập để nhận xét