Ngân Thành Cố Sự

Ngân Thành Cố Sự

Tác giả: Lý Nhuệ
Ngân Thành Cố Sự Lượt xem: 253 người
Sách Văn học Nước Ngoài, Truyện ngắn nước ngoài
Ngân Thành Cố Sự 0 Vote

Ngân Thành Cố Sự: Mười năm sau "Chốn xưa", thành phố nhỏ Ngân Thành lại trở về trong tác phẩm của Lý Nhuệ như là sự hoàn thiện cuối cùng của bức chân dung nhân vật lớn mà tác giả luôn trăn trở: Lịch sử. Trên cái nền của đời sống thường nhật những năm 1910 dưới thời Mạt Thanh, với người và trâu, và nghề làm muối của Ngân Thành, sự mãnh liệt trong cách viết của Lý Nhuệ được hiển lộ trên một chiều sâu mới. Toàn bộ câu chuyện xảy ra trong một không gian thời gian dồn nén, tình tiết bạo liệt, phá cách, nơi không có anh hùng mà tất cả đều trở thành nhân vật chính và cội nguồn của tấn kịch đau thương trong số phận mình với bốn chương truyện lần lượt lấy tiêu đề theo bốn câu Đường thi cổ kính mà bi tráng - một điều chưa từng thấy trong văn học Trung Quốc đương đại.

“… Lý Nhuệ gợi lại ấn tượng về một dòng văn xuôi có cái chất sang trọng, quý phái… Điều mà người ta cần nhớ từ trường hợp của Lý Nhuệ, đó là một ngòi bút phải giữ riêng lấy sự đơn độc tinh thần, không theo đuôi, không bầy đàn, việc đi tìm cái mới không phải là một trò chơi trội mà cũng thiêng liêng và đầy thách thức như mọi việc khác của đời sống…”. (Nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn).

“… Lịch sử vô lý nhất lại được tạo ra từ nhân loại có lý tính nhất, con người tự tạo ra cảnh khốn cùng không thể giải thoát của chính mình. Đó là một  bi kịch lớn, một nỗi đau vô cùng tận. Lần thứ nhất viết về nỗi đau ấy trong "Chốn xưa" tôi vẫn cảm thấy không vừa ý, không đủ, rất không đủ, dù rằng rất nhiều độc giả và nhà phê bình thích "Chốn xưa"… Tôi cảm thấy Ngân Thành cố sự hơn hẳn. Với tư cách người cầm bút, tôi được an ủi rất nhiều…”. (Lý Nhuệ). Mời bạn đón đọc.

Ngân Thành cố sự

(Ngày 24-06-2007)

Ngân Thành – một đô thị nhiều đời ấm no nhờ khai thác muối mỏ. Và mọi biến thiên diễn ra ở Ngân Thành từ nghề làm bánh phân trâu thay chất đốt đến sự chém giết nhau vì những chân lý do mỗi người phụng sự. Tất cả những diễn biến đó, Lý Nhuệ không lý giải và ông cũng không thể lý giải vì đó là “lịch sử”.

Hai từ lịch sử xuất hiện rất nhiều trong Ngân Thành cố sự. Tiểu thuyết không nhằm thanh minh hay phản biện lại lịch sử mà đơn thuần là ghi nhận những gì đã diễn ra. Nhưng Lý Nhuệ nhận xét rằng lịch sử tiến lên được nhờ những đôi mắt biết quan sát: “Có đôi mắt của Colombo thì mới có châu Mỹ, có đôi mắt của Magenlăng thì mới có được quan niệm về trái đất. Nếu tất cả không bị đôi mắt của văn minh theo dõi, quan sát thì vĩnh viễn không thể thành lịch sử”.

Điều cuốn hút ở tiểu thuyết này là không khí truyện cổ kính như một bài thơ Đường. Ngay cả cách đặt tên bốn chương trong Ngân Thành cố sự, tác giả cũng mượn từ bài thơ Xuất tái của Vương Chi Hoán thời Đường: “Hoàng Hà tuôn nước từ mây trắng/ Tòa thành cô độc giữa ngàn non/ Sáo Khương sao nỡ oán dương liễu/ Gió xuân không tới ải Ngọc Môn”. Bài thơ này ở phần thứ bảy chương bốn (cuối) đã được viết lên cánh buồm màu trắng căng gió trôi đi giữa mờ mịt và người viết bài thơ lên cánh buồm ngay sau đó phải lìa khỏi cõi đời. Kết thúc truyện là cảnh những con trâu gắn bó lâu năm với người Ngân Thành được tôn lên làm Ngưu vương theo tập tục, với cặp mắt hiền từ nhìn lũ người lưu luyến mối tình cốt nhục, chỉ có loài vật là vô ưu. HÒA AN

Ngân Thành cố sự

(Ngày 24-06-2007)

Ngân Thành – một đô thị nhiều đời ấm no nhờ khai thác muối mỏ. Và mọi biến thiên diễn ra ở Ngân Thành từ nghề làm bánh phân trâu thay chất đốt đến sự chém giết nhau vì những chân lý do mỗi người phụng sự. Tất cả những diễn biến đó, Lý Nhuệ không lý giải và ông cũng không thể lý giải vì đó là “lịch sử”.

Hai từ lịch sử xuất hiện rất nhiều trong Ngân Thành cố sự. Tiểu thuyết không nhằm thanh minh hay phản biện lại lịch sử mà đơn thuần là ghi nhận những gì đã diễn ra. Nhưng Lý Nhuệ nhận xét rằng lịch sử tiến lên được nhờ những đôi mắt biết quan sát: “Có đôi mắt của Colombo thì mới có châu Mỹ, có đôi mắt của Magenlăng thì mới có được quan niệm về trái đất. Nếu tất cả không bị đôi mắt của văn minh theo dõi, quan sát thì vĩnh viễn không thể thành lịch sử”.

Điều cuốn hút ở tiểu thuyết này là không khí truyện cổ kính như một bài thơ Đường. Ngay cả cách đặt tên bốn chương trong Ngân Thành cố sự, tác giả cũng mượn từ bài thơ Xuất tái của Vương Chi Hoán thời Đường: “Hoàng Hà tuôn nước từ mây trắng/ Tòa thành cô độc giữa ngàn non/ Sáo Khương sao nỡ oán dương liễu/ Gió xuân không tới ải Ngọc Môn”. Bài thơ này ở phần thứ bảy chương bốn (cuối) đã được viết lên cánh buồm màu trắng căng gió trôi đi giữa mờ mịt và người viết bài thơ lên cánh buồm ngay sau đó phải lìa khỏi cõi đời. Kết thúc truyện là cảnh những con trâu gắn bó lâu năm với người Ngân Thành được tôn lên làm Ngưu vương theo tập tục, với cặp mắt hiền từ nhìn lũ người lưu luyến mối tình cốt nhục, chỉ có loài vật là vô ưu. HÒA AN

(Thứ Sáu, 29/06/2007)

Nhà văn và độ lùi trước hiện thực lịch sử

TT - Khi Cây không gió được xuất bản lần đầu ở Việt Nam, không ít người bàng hoàng trước cái tên tác giả Lý Nhuệ đầy “lạ lẫm”, với một tác phẩm cũng hết sức “lạ lẫm”.

Đã quen với những bức tranh hiện thực hoành tráng kiểu Mạc Ngôn, hoặc trước đó bàng bạc, “cổ điển” với Thẩm Tùng Văn, Lỗ Tấn..., Cây không gió đem lại một cú choáng đầy thú vị.

Sau Cây không gió, lần lượt là Chốn xưa và bây giờ, Ngân Thành cố sự được xuất bản bằng tiếng Việt. Theo nhiều nguồn tài liệu nhận định đây là tác phẩm xuất sắc nhất của Lý Nhuệ cho đến hiện tại. Một sự trở về với “cổ điển”, Ngân Thành ngút ngái cả ở khía cạnh lịch sử lẫn địa lý. Bối cảnh lui về thời mạt Thanh, một miền đất đi ngược dòng Trường Giang rẽ thêm mấy nhánh. Trên cái “sân khấu” có phông hậu cảnh lần lượt là bốn câu trong một bài Đường thi. Đấy là lớp nền sương khói, nhưng tiền cảnh bày ra đầy khốc liệt, với những thân phận tan nát cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng trong cối xay khốc liệt của lịch sử.

Sự khốc liệt không phải là điều hiếm gặp trong văn học hiện đại Trung Quốc, thậm chí là khốc liệt ngoài sức tưởng tượng. Nhưng với Lý Nhuệ, câu nói: Lịch sử là cái đinh để nhà văn treo tác phẩm của mình lên, rất tương thích. Nếu nhà văn ấy là một “thư ký của thời đại”, hẳn sự dụng công của tác giả chỉ ở mức chế tác nên một cái khung, để đằng sau cái khung ấy lịch sử cứ thế hiện lên mồn một như nó vốn thế.

Lý Nhuệ không phải là một thư ký, đứng trước lịch sử ông có độ lùi của một văn tài. Đọc những cảnh đầu rơi máu chảy tang thương trong từng trang văn Lý Nhuệ, người ta không thấy khủng khiếp đến phải rú lên, ngực lộn ra ngoài, mà người ta thấy đau, một nỗi đau thẳm sâu, ám ảnh. Độ “lạnh” ấy được thể hiện qua từng góc nhìn khách quan đến “dửng dưng”, như cái cách những nhà làm phim hiện đại vác máy quay bám theo bước chân từng nhân vật, không lời bình, không cả âm thanh. Để khi kết nối từng đoạn phim lắc rung, rời rạc, bỗng hiện ra cả một thời đại từ mỗi góc nhìn nhỏ nhất, và màu sắc, và âm thanh cũng theo đó mà bừng dậy. Sự khác biệt, có thể so sánh như một bức ảnh chụp đơn thuần với một bức tranh ấn tượng không dễ hiểu ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Đọc Lý Nhuệ, người ta có thể lý giải vì sao nhiều nhà văn có trong tay mớ tư liệu ngồn ngộn về lịch sử của chính thời đại mà anh ta đã sống, nhưng lại không dựng được thành tác phẩm. Ngược lại, nhiều nhà văn hậu sinh của giai đoạn lịch sử ấy lại làm được điều đó.

(Thứ Sáu, 29/06/2007)

Nhà văn và độ lùi trước hiện thực lịch sử

TT - Khi Cây không gió được xuất bản lần đầu ở Việt Nam, không ít người bàng hoàng trước cái tên tác giả Lý Nhuệ đầy “lạ lẫm”, với một tác phẩm cũng hết sức “lạ lẫm”.

Đã quen với những bức tranh hiện thực hoành tráng kiểu Mạc Ngôn, hoặc trước đó bàng bạc, “cổ điển” với Thẩm Tùng Văn, Lỗ Tấn..., Cây không gió đem lại một cú choáng đầy thú vị.

Sau Cây không gió, lần lượt là Chốn xưa và bây giờ, Ngân Thành cố sự được xuất bản bằng tiếng Việt. Theo nhiều nguồn tài liệu nhận định đây là tác phẩm xuất sắc nhất của Lý Nhuệ cho đến hiện tại. Một sự trở về với “cổ điển”, Ngân Thành ngút ngái cả ở khía cạnh lịch sử lẫn địa lý. Bối cảnh lui về thời mạt Thanh, một miền đất đi ngược dòng Trường Giang rẽ thêm mấy nhánh. Trên cái “sân khấu” có phông hậu cảnh lần lượt là bốn câu trong một bài Đường thi. Đấy là lớp nền sương khói, nhưng tiền cảnh bày ra đầy khốc liệt, với những thân phận tan nát cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng trong cối xay khốc liệt của lịch sử.

Sự khốc liệt không phải là điều hiếm gặp trong văn học hiện đại Trung Quốc, thậm chí là khốc liệt ngoài sức tưởng tượng. Nhưng với Lý Nhuệ, câu nói: Lịch sử là cái đinh để nhà văn treo tác phẩm của mình lên, rất tương thích. Nếu nhà văn ấy là một “thư ký của thời đại”, hẳn sự dụng công của tác giả chỉ ở mức chế tác nên một cái khung, để đằng sau cái khung ấy lịch sử cứ thế hiện lên mồn một như nó vốn thế.

Lý Nhuệ không phải là một thư ký, đứng trước lịch sử ông có độ lùi của một văn tài. Đọc những cảnh đầu rơi máu chảy tang thương trong từng trang văn Lý Nhuệ, người ta không thấy khủng khiếp đến phải rú lên, ngực lộn ra ngoài, mà người ta thấy đau, một nỗi đau thẳm sâu, ám ảnh. Độ “lạnh” ấy được thể hiện qua từng góc nhìn khách quan đến “dửng dưng”, như cái cách những nhà làm phim hiện đại vác máy quay bám theo bước chân từng nhân vật, không lời bình, không cả âm thanh. Để khi kết nối từng đoạn phim lắc rung, rời rạc, bỗng hiện ra cả một thời đại từ mỗi góc nhìn nhỏ nhất, và màu sắc, và âm thanh cũng theo đó mà bừng dậy. Sự khác biệt, có thể so sánh như một bức ảnh chụp đơn thuần với một bức tranh ấn tượng không dễ hiểu ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Đọc Lý Nhuệ, người ta có thể lý giải vì sao nhiều nhà văn có trong tay mớ tư liệu ngồn ngộn về lịch sử của chính thời đại mà anh ta đã sống, nhưng lại không dựng được thành tác phẩm. Ngược lại, nhiều nhà văn hậu sinh của giai đoạn lịch sử ấy lại làm được điều đó. 

LÃM NGUYÊN

Ngày 12/09/2007 Lịch sử cần những đôi mắt biết quan sát Những kẻ lãng mạn nuôi mộng thay đổi lịch sử Ngân Thành đều phải trả giá bằng mạng sống. Những chàng trai thực sự là tinh hoa của Ngân Thành cuối cùng đều gục ngã. Họ không phải là đối thủ của những thế lực đã chiếm hữu và sẽ tiếp tục giữ lấy Ngân Thành...

Âu Dương Lang Vân, chàng Hoa kiều đã từ bỏ gia đình ở Hà Nội, đến Tokyo du học. Dưới tên Nhật Ino Toruzo, chàng trở về Ngân Thành, cùng những bạn học cũ âm mưu "diệt trừ bọn Mãn Thanh, viết lại lịch sử Ngân Thành". Dũng liệt nhưng manh động, chàng trai tuấn tú ấy đã ném bom ám sát Tri phủ Đồng Giang, cứ ngỡ bằng cách ấy trả thù cho bao đồng đội đã bị giết, không ngờ làm rã tan cả kế hoạch, còn mình bị chặt đầu bêu nơi cổng thành. Lưu Lan Đình của Đôn Mục Đường giàu có thế lực nhất Ngân Thành cũng theo đuổi tư tưởng Tôn Trung Sơn, chống lại nguồn gốc của mình, muốn đem ánh sáng cách mạng đổi đời một Ngân Thành đã bất động suốt mấy trăm năm. Lưu Lan Đình mở trường, định khai hóa lớp trẻ Ngân Thành, hướng đến một tương lai khác hẳn. Nhưng cuộc binh biến đã bị dập từ trong trứng, đồng đội bị giết, Lưu Lan Đình bị cha nhốt trong kho tiền, tuyệt vọng tự

Ngày 12/09/2007 Lịch sử cần những đôi mắt biết quan sát Những kẻ lãng mạn nuôi mộng thay đổi lịch sử Ngân Thành đều phải trả giá bằng mạng sống. Những chàng trai thực sự là tinh hoa của Ngân Thành cuối cùng đều gục ngã. Họ không phải là đối thủ của những thế lực đã chiếm hữu và sẽ tiếp tục giữ lấy Ngân Thành...

Âu Dương Lang Vân, chàng Hoa kiều đã từ bỏ gia đình ở Hà Nội, đến Tokyo du học. Dưới tên Nhật Ino Toruzo, chàng trở về Ngân Thành, cùng những bạn học cũ âm mưu "diệt trừ bọn Mãn Thanh, viết lại lịch sử Ngân Thành". Dũng liệt nhưng manh động, chàng trai tuấn tú ấy đã ném bom ám sát Tri phủ Đồng Giang, cứ ngỡ bằng cách ấy trả thù cho bao đồng đội đã bị giết, không ngờ làm rã tan cả kế hoạch, còn mình bị chặt đầu bêu nơi cổng thành. Lưu Lan Đình của Đôn Mục Đường giàu có thế lực nhất Ngân Thành cũng theo đuổi tư tưởng Tôn Trung Sơn, chống lại nguồn gốc của mình, muốn đem ánh sáng cách mạng đổi đời một Ngân Thành đã bất động suốt mấy trăm năm. Lưu Lan Đình mở trường, định khai hóa lớp trẻ Ngân Thành, hướng đến một tương lai khác hẳn. Nhưng cuộc binh biến đã bị dập từ trong trứng, đồng đội bị giết, Lưu Lan Đình bị cha nhốt trong kho tiền, tuyệt vọng tự  bắn vào đầu bằng khẩu súng lẽ ra dành cho kẻ thù. Lưu Chấn Võ, sĩ quan chỉ huy sư đoàn, người mà "cách đây 17 năm, cắm trên người một cọng cỏ làm hiệu bán mình..., hôm nay chỉ huy một đạo quân đi chi viện cho tòa thành đã bỏ tiền ra mua mình". Viên sĩ quan được đào tạo từ Nhật chỉ cần tám mươi hai viên đạn súng trường và hai quả đạn pháo, đã đánh tan đám nông dân ô hợp mấy nghìn người của Kim Bằng đại nguyên soái - cha ruột mình trên cửa ải Đồng Lĩnh. Nhưng người tổng chỉ tuy bí mật của cuộc nổi dậy không thể hình dung hết những gì đợi mình ở Ngân Thành. Cuộc đối đầu với quan thống lĩnh Nhiếp Cần Hiên đã biến thành cuộc đấu trí mà kẻ thất bại Lưu Chấn Võ đành ngậm ngùi đào thoát khỏi khát vọng đời mình. Nhưng nghiệt oan đâu chỉ chừng ấy. Lưu Chấn Võ còn phải chết dưới tay anh trai mình, chết mà chưa kịp hiểu vì sao. Ngược lại, Nhiếp Cần Hiên, thống lĩnh đội quân tuần tra, "người lính già đã hết nơi để đi..., chỉ còn có thể liều chết một phen vì cái thời buổi loạn lạc này", mới là kẻ thấu hiểu lịch sử và con người Ngân Thành. Nhiếp Cần Hiên đã bức được Âu Dương Lang Vân ra đầu thú,  tự tay đâm chết anh, rồi lại khóc như mưa như gió. Nhiếp Cần Hiên với cách định giá Lưu Chấn Võ "những thằng trẻ ranh chỉ du học ở Tây về này làm sao hiểu được thế nào là đổi trắng thay đen, nhổ cỏ nhổ tận gốc". Hiên đã gài Lưu Tam Công cùng dự tiệc để vô hiệu hóa mọi toan tính của Lưu Chấn Võ, đúng kiểu "kẻ chăm chăm dùng vũ lực chưa chắc đã là tướng tài. Người biết sử dụng đầu óc mới là kẻ lỗi lạc". Dân nghèo Vượng Tài thì đúng là thứ vôi vữa chỉ làm nền cho lịch sử, "chẳng hề quan tâm đến sự sống chết của tri phủ đại nhân, vì tri phủ đại nhân có nợ tiền anh đâu... Chỉ cần những bếp đốt bằng phân trâu trong thành vẫn tỏa khói, thì các bà các cô nội trợ vẫn đợi anh tới đưa hàng". Vượng Tài thản nhiên sống cuộc sống cỏ cây của mình, hồn nhiên thưởng thức bữa tiệc nhỏ hiếm hoi trong đời "thịt rất thơm, ớt rất cay, cơm rất trắng, rượu uống vào tới đâu biết tới đó". Bao nhiêu người cách mạng đã hy sinh, nhưng dân nghèo hoàn toàn không biết tới điều đó. Nghịch lý này quả thực đắng cay. Còn Lưu Tam Công? Người này hiểu rõ hơn ai hết sức mạnh đồng tiền. Thuở Nhiếp Cần Hiên mới nhậm chức, ông đã mất cho Hiên năm nghìn lượng, và từ cuộc tạo phản bất thành này, ông lại tốn thêm ba vạn lượng. Đúng là "việc đời bất luận to nhỏ, từ quốc gia xã tắc đến tương cà mắm muối chẳng qua là tính toán". Nhiếp Cần Hiên đã làm mọi điều theo ý định của Lưu Tam Công, có điều chính Lưu Tam Công cũng không thể hình dung hết sự nghiệt ngã của số mệnh. Tiểu thuyết kết thúc với cảnh Lưu Tam Công đầu bạc trắng phủ phục quỳ lạy Ngưu vương, con trâu biểu tượng cho sự thịnh vượng của Ngân Thành. Nhưng con ruột tự sát, con nuôi bị giết, cuộc sống của người cha giàu sang tột cùng này liệu còn ý nghĩa gì?

Cổ điển đúng như tiểu thuyết truyền thống Trung Hoa, Lý Nhuệ đã gài được tư tưởng của mình vào từng trang sách: "Lịch sử tồn tại được là nhờ có những đôi mắt quan sát nó... Nếu tất cả không được đôi mắt của văn minh theo dõi quan sát thì vĩnh viễn không thể thành lịch sử". Một trang của lịch sử Ngân Thành đã lật qua. Cóá những người đã chết lẫn những người còn sống. Nhưng liệu có thể xác định được ai là kẻ chiến thắng đích thực? Dẫu sao, lịch sử Ngân Thành đã có được những đôi mắt biết quan sát. Nếu không, những cái chết, những bài học đau xót và ngay cả sự-trung-thực-lịch-sử cũng sẽ bị vứt bỏ một cách phí uổng.

Ngô Thị Kim Cúc

Xuất bản hồi ký của chị dâu Bin Laden (Thứ bảy, 19/04/2008)

Xuất bản hồi ký của chị dâu Bin Laden

(Thứ bảy, 19/04/2008)

Xuất bản hồi ký của chị dâu Bin Laden (Thứ bảy, 19/04/2008)NXB Văn học phối hợp cùng Công ty Truyền thông Nhã Nam vừa cho ra mắt bạn đọc Việt Nam cuốn hồi ký Bí mật sau tấm mạng. Đây là cuốn hồi ký đang gây xôn xao dư luận thế giới do các thông tin trong sách đã hé mở những góc khuất trong con người, gia đình của thủ lĩnh tổ chức khủng bố quốc tế Al Queda, góp phần lý giải vì sao Bin Laden lại từ bỏ cuộc sống giàu sang để lao vào một cuộc chiến khủng bố như hiện nay. Cuốn sách được đánh giá cao về sự tin cậy vì tác giả của sách chính là Carmen Bin Laden, chị dâu của Osama Bin Laden. Sách do dịch giả Mai Diên chuyển ngữ từ nguyên bản tiếng Anh. Tường Vy

Xuất bản hồi ký của chị dâu Bin Laden

(Thứ bảy, 19/04/2008)

NXB Văn học phối hợp cùng Công ty Truyền thông Nhã Nam vừa cho ra mắt bạn đọc Việt Nam cuốn hồi ký Bí mật sau tấm mạng. Đây là cuốn hồi ký đang gây xôn xao dư luận thế giới do các thông tin trong sách đã hé mở những góc khuất trong con người, gia đình của thủ lĩnh tổ chức khủng bố quốc tế Al Queda, góp phần lý giải vì sao Bin Laden lại từ bỏ cuộc sống giàu sang để lao vào một cuộc chiến khủng bố như hiện nay. Cuốn sách được đánh giá cao về sự tin cậy vì tác giả của sách chính là Carmen Bin Laden, chị dâu của Osama Bin Laden. Sách do dịch giả Mai Diên chuyển ngữ từ nguyên bản tiếng Anh.

Tường Vy

“Veronika quyết chết” - món “cơm bình dân” của Paulo Coelho (Thứ Năm, 24/4/2008) Không có gì đáng ngạc nhiên cả khi các tác phẩm của nhà văn người Brazil Paulo Coeho lại được hàng chục triệu độc giả hào hứng đón nhận trên khắp thế giới. “Veronika quyết chết” vừa được giới thiệu qua bản dịch của Ngọc Phương Trang – (đồng dịch giả “Quỷ dữ và nàng Prym”) là một cuốn sách “đáng đọc” – Bởi bạn chẳng phải quá mệt đầu khi đọc nó mà vẫn giữ được sự thích thú trong niềm vui đọc sách của mình.

“Veronika quyết chết” được đánh giá là một cuốn sách có chủ đề hấp dẫn, đôi khi có vẻ trái ngịch. Những tình tiết lôi cuốn khiến người đọc luôn ở tâm trạng hồi hộp xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Những suy nghĩ về các giá trị và ý nghĩa của cuộc sống, những trải nghiệm của các nhân vật được kể với một giọng điệu giản dị pha chút hài hước, hóm hỉnh, không lên giọng triết lý cao siêu mà cũng không đánh đố người đọc.

Nội dung của “Veronika quyết chết” thật đơn giản: Veronika, một cô gái dường như có mọi thứ: tuổi trẻ, sắc đẹp, công việc tốt, bạn bè và bố mẹ yêu thương… quyết định tự tử. Sau khi uống những viên thuốc ngủ cực mạnh đã được chuẩn bị sẵn, Veronika bị hôn mê, song trái với sự mong đợi, cô không rơi ngay sang thế giới bên kia mà lại vào một bệnh viện tâm thần. Theo chuẩn đoán của các bác sỹ, do tác động của thuốc ngủ rơi vào trạng thái hôn mê sâu nên tim của Veronika bị tổn thương khá nặng. Cô sẽ không sống nổi quá bẩy ngày. Trong những ngày còn lại ấy của cuộc đời, Veronika mới hiểu ra rằng, cuộc đời thật tuyệt vời. Cô hiểu rõ hơn tâm hồn mình, cái phức cảm tội lỗi trong con người mình, học được cách sống như đáng ra mình phải sống. Đặc biệt hơn, trong bốn bức tường của nhà thương điên ấy, Veronika còn tìm được tình yêu đích thực của mình. Ở phần kết, đôi tình nhân trốn khỏi bệnh viện để sống những giờ phút tự do cuối cùng bên nhau. Chúng ta sẽ được thấy quá trình ngộ ra cuộc đời ở nhân vật chính và các nhân vật khác – những người điên – như thế nào.Như bà Mari, một luật sư đã thoát khỏi “chứng hoảng loạn” của mình và quyết định dành cuộc đời mình cho những hoạt độn từ thiện.

Người đọc sẽ xúc động trước số phận của nhân vật chính, sẽ luôn lo lắng chờ đợi xem Veronika có thoát khỏi cái chết hay không? Những độc giả có “kinh nghiệm đọc” có lẽ sẽ tin ngay vào một cái kết có hậu. – Nhưng bằng nghệ thuật dẫn dắt câu chuyện một cách khéo léo, đầy mê hoặc và cuốn hút. Paulo Coelho đã buộc người đọc không rời được khỏi trang sách nào cho đến khi kết thúc câu chuyện. Nhưng chưa hết, trở lại với câu chuyện, chắc chắn bạn sẽ có những câu hỏi: sao những người điên còn có thể ngộ ta được ý nghĩa của cuộc đời? Các biểu hiện của trái tim bị tổn thương của Veronika là sao? Thực chất theo Luận án của ông Igor – Giám đốc bệnh viện tâm thần, thì trong cơ thể mỗi người luôn tiết ra một loại chất độc dược gọi là Đắng Cay, hay theo tiếng Anh là Vitriol. Chính chất độc này là thủ phạm làm cho con người ta mất đi niềm vui sống. Toàn bộ nguyên nhân khiến cho con người ta bị điên và tự tử là do nỗi sợ hãi trước hiện thực cuộc sống. Con người ta luôn thấy bất an khi thấy mình khác người. Chính nỗi bất an này đã hủy hoại cuộc đời của mỗi người, khiến họ thực sự bị điên. Còn nếu ta có đủ “độ điên” để sống là chính mình, và để cho những người khác cũng được sống với đúng con người thật của họ thì cuộc đời mới thật đẹp biết bao lần.

Nhiều người hay đòi hỏi văn chương phải định hướng về tư tưởng, lý tưởng cho độc giả; Nhà văn phải là đầu bếp cao tay viết đưa ra những món “cao lương mỹ vị” bổ dưỡng cho trí óc, tinh thần, có thế mời là bậc văn hào siêu quần. Paulo Coelho lại chỉ đưa ra món “cơm bình dân”. Ai là người có thể sống thiếu cơm được nhỉ? Nếu vậy, hãy đọc Veronika quyết chết” đi - một cuốn sách tuyệt vời, với những tình tiết ẩn dụ hóm hỉnh, sẽ đem đến cho bạn một niềm lạc quan yêu đời; một câu chuyện rất thật về niềm khát khao sống mãnh liệt của một cô gái khi phải đối mặt với cái chết, bạn sẽ có được câu trả lời cho mình.

Đinh Hương

“Veronika quyết chết” - món “cơm bình dân” của Paulo Coelho (Thứ Năm, 24/4/2008) Không có gì đáng ngạc nhiên cả khi các tác phẩm của nhà văn người Brazil Paulo Coeho lại được hàng chục triệu độc giả hào hứng đón nhận trên khắp thế giới. “Veronika quyết chết” vừa được giới thiệu qua bản dịch của Ngọc Phương Trang – (đồng dịch giả “Quỷ dữ và nàng Prym”) là một cuốn sách “đáng đọc” – Bởi bạn chẳng phải quá mệt đầu khi đọc nó mà vẫn giữ được sự thích thú trong niềm vui đọc sách của mình.

“Veronika quyết chết” được đánh giá là một cuốn sách có chủ đề hấp dẫn, đôi khi có vẻ trái ngịch. Những tình tiết lôi cuốn khiến người đọc luôn ở tâm trạng hồi hộp xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Những suy nghĩ về các giá trị và ý nghĩa của cuộc sống, những trải nghiệm của các nhân vật được kể với một giọng điệu giản dị pha chút hài hước, hóm hỉnh, không lên giọng triết lý cao siêu mà cũng không đánh đố người đọc.

Nội dung của “Veronika quyết chết” thật đơn giản: Veronika, một cô gái dường như có mọi thứ: tuổi trẻ, sắc đẹp, công việc tốt, bạn bè và bố mẹ yêu thương… quyết định tự tử. Sau khi uống những viên thuốc ngủ cực mạnh đã được chuẩn bị sẵn, Veronika bị hôn mê, song trái với sự mong đợi, cô không rơi ngay sang thế giới bên kia mà lại vào một bệnh viện tâm thần. Theo chuẩn đoán của các bác sỹ, do tác động của thuốc ngủ rơi vào trạng thái hôn mê sâu nên tim của Veronika bị tổn thương khá nặng. Cô sẽ không sống nổi quá bẩy ngày. Trong những ngày còn lại ấy của cuộc đời, Veronika mới hiểu ra rằng, cuộc đời thật tuyệt vời. Cô hiểu rõ hơn tâm hồn mình, cái phức cảm tội lỗi trong con người mình, học được cách sống như đáng ra mình phải sống. Đặc biệt hơn, trong bốn bức tường của nhà thương điên ấy, Veronika còn tìm được tình yêu đích thực của mình. Ở phần kết, đôi tình nhân trốn khỏi bệnh viện để sống những giờ phút tự do cuối cùng bên nhau. Chúng ta sẽ được thấy quá trình ngộ ra cuộc đời ở nhân vật chính và các nhân vật khác – những người điên – như thế nào.Như bà Mari, một luật sư đã thoát khỏi “chứng hoảng loạn” của mình và quyết định dành cuộc đời mình cho những hoạt độn từ thiện.

Người đọc sẽ xúc động trước số phận của nhân vật chính, sẽ luôn lo lắng chờ đợi xem Veronika có thoát khỏi cái chết hay không? Những độc giả có “kinh nghiệm đọc” có lẽ sẽ tin ngay vào một cái kết có hậu. – Nhưng bằng nghệ thuật dẫn dắt câu chuyện một cách khéo léo, đầy mê hoặc và cuốn hút. Paulo Coelho đã buộc người đọc không rời được khỏi trang sách nào cho đến khi kết thúc câu chuyện. Nhưng chưa hết, trở lại với câu chuyện, chắc chắn bạn sẽ có những câu hỏi: sao những người điên còn có thể ngộ ta được ý nghĩa của cuộc đời? Các biểu hiện của trái tim bị tổn thương của Veronika là sao? Thực chất theo Luận án của ông Igor – Giám đốc bệnh viện tâm thần, thì trong cơ thể mỗi người luôn tiết ra một loại chất độc dược gọi là Đắng Cay, hay theo tiếng Anh là Vitriol. Chính chất độc này là thủ phạm làm cho con người ta mất đi niềm vui sống. Toàn bộ nguyên nhân khiến cho con người ta bị điên và tự tử là do nỗi sợ hãi trước hiện thực cuộc sống. Con người ta luôn thấy bất an khi thấy mình khác người. Chính nỗi bất an này đã hủy hoại cuộc đời của mỗi người, khiến họ thực sự bị điên. Còn nếu ta có đủ “độ điên” để sống là chính mình, và để cho những người khác cũng được sống với đúng con người thật của họ thì cuộc đời mới thật đẹp biết bao lần.

Nhiều người hay đòi hỏi văn chương phải định hướng về tư tưởng, lý tưởng cho độc giả; Nhà văn phải là đầu bếp cao tay viết đưa ra những món “cao lương mỹ vị” bổ dưỡng cho trí óc, tinh thần, có thế mời là bậc văn hào siêu quần. Paulo Coelho lại chỉ đưa ra món “cơm bình dân”. Ai là người có thể sống thiếu cơm được nhỉ? Nếu vậy, hãy đọc Veronika quyết chết” đi - một cuốn sách tuyệt vời, với những tình tiết ẩn dụ hóm hỉnh, sẽ đem đến cho bạn một niềm lạc quan yêu đời; một câu chuyện rất thật về niềm khát khao sống mãnh liệt của một cô gái khi phải đối mặt với cái chết, bạn sẽ có được câu trả lời cho mình.

Đinh Hương

Xem thêm
Thông tin tác giả
Thông tin chi tiết
Tác giả Lý Nhuệ
Nhà xuất bản Nxb Hội Nhà Văn
Nhà phát hành Nhã Nam
Giá bìa 125.000 vnđ
Khối lượng 380.00 gam
Ngôn Ngữ Tiếng Việt
Kích thước 13x20,5 cm
Ngày phát hành 02/08/2019
Số trang 356
Cuoc-thi-review-sach-topsach.vn
Nhận xét từ bạn đọc
Đánh giá trung bình
4.5/5
star star star star star>
0 vote
GỬI NHẬN XÉT CỦA BẠN
  • Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
  • Tiêu đề của nhận xét
Đăng nhập để nhận xét