Một Ngày Ở Mỹ:
“…. Người Việt trên đất Mỹ có thể không quen biết, có thể không phải “cố tri”, nhưng đó là “người Việt mình” - những đồng bào lưu lạc tha hương nơi đất khách quê người. Cái tình cảm thiêng liêng của người cùng một giống nòi nó thắm thiết lắm, nó vượt lên trên mọi bất đồng, nó biến mọi thứ khác thành tiểu tiết.
Nhớ hồi lần đầu đến Mỹ, 8 giờ sáng ra ngồi ngoài hiên nhìn mưa bay lất phất, tự nhiên thấy nhớ nhà kinh khủng. Cũng lạ, ba mẹ tôi, tất cả anh em ruột thịt của tôi đều ở bên cạnh, thế mà tôi lại nhớ nhà. Hoá ra nhà trong tâm khảm người Việt không chỉ là gia đình ruột thịt mà còn là không gian cảnh vật gắn bó với ta từ thuở ấu thơ, thậm chí từ nhiều đời, là tiếng mưa rơi trên mái tranh trên tàu lá chuối, là tiếng cuốc trưa hè, là những hình ảnh thấm vào ký ức và tình cảm ta một cách hữu hình lẫn vô hình….Ở Việt Nam, nhiều người nói “đi thăm nhà” tức là đi qua Mỹ tham gia đình. Nhưng đến Mỹ họ lại thấy “nhớ nhà”, tức là nhớ Việt Nam. Giống hệt như tôi. Lạ ghê!
May là Lê Minh Quốc đã nhìn ra điều này, Anh nhắc đến những “mảnh vườn Việt Nam” với cây bí, cây bầu, cây nhãn, cây xoài, cây cà chua, cây chuối, cây ớt, giáp cá, tía tô, húng quế,…. Đó là quê hương thu nhỏ đối với người Việt xa xứ. Quốc viết “Mảnh vườn của người Việt trên nước Mỹ là nơi người ta gửi gắm nỗi niềm bàng bạc nhớ quê” Đúng quá! Mà ngay cả Quốc cũng thế: “Mới xa nhà dăm ngày đã thấy não lòng huống gì những người già sống lâu đài ở Mỹ”.
Có lẽ người Việt xa quê nào cũng thế, không cứ là người già. Tôi nhớ bài tập đọc Chỗ quê hương đẹp hơn cả trong sách Quốc văn giáo khoa thư kể chuyện một người đi du lịch đã nhiều nơi, hôm về nhà hàng xóm láng giềng đến chơi rất đông. Có người hỏi “Ông đi du sơn du thuỷ, tất đã trông thấy nhiều cảnh đẹp, vậy ông cho ở đâu là thú hơn cả”. Người trả lời “Cảnh đẹp mắt tôi trông thấy đã nhiều, nhưng không đâu làm cho tôi cảm động, vui thú bằng lúc trở về chốn quê hương, trông thấy cái hàng rào, cái tường đất cũ kỹ của nhà cha mẹ tôi. Từ cái bụi tre ở xó vườn, cho đến con đường khúc khuỷu trong làng, cái gì cũng gợi ra cho tôi những mối cảm tình chứa chan, kể không sao xiết được”. Cái hàng rào đó, cái tường đất đó, cái bụi tre quanh con đường làng khúc khuỷu đó, thiết tưởng người Việt nào đi xa cũng mang theo trong lòng…
Đó cũng là những hình ảnh và những cảm nhận Lê Minh Quốc dành để khép lại tập bút Ký Một ngày ở Mỹ. Như để nói rằng, trong Một ngày ở Mỹ giới thiệu về nước Mỹ không phải là phần quan trọng nhất là điều lớn hơn là khám phá tâm tình người Việt. Và cái tâm tình đó chỉ được chiếu rọi rõ nét hơn khi người Việt đi xa…..” (Nguyễn Nhật Ánh)
“Tôi ngạc nhiên về Lê Minh Quốc quá. Lần trước anh đi Hà Lan 7 ngày, về viết cuốn Du lịch của người câm. Nay đi Mỹ một tháng,về viết cuốn này. Mà toàn là đi lần đầu tiên, cái gì cũng không biết, cái gì cũng gặng hỏi. Chắc cái thú quan sát, ghi chép của một nhà báo ở trong anh phải mạnh mẽ lắm. Có cái say mê đó, đi một tháng có khi sự thu thập bằng người đi một năm. Ờ, suy cho cùng đối với người viết du ký vấn đề không phải là anh đi bao lâu mà là anh đã nhìn thấy gì và ghi nhận được gì trong thời gian đó. Thời lượng của chuyến đi tất nhiên là quan trọng nhưng chất lượng của chuyến đi xem ra còn quan trọng hơn.” (Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh)
“Tôi biết Lê Minh Quốc lần đầu tiên vào năm 1989, cũng là lần duy nhất hai đứa ngồi cà phê thong thả với nhau để sau đó không có dịp nào như vậy nữa. Một buổi chiều Sài Gòn sau lễ phát giải Cuộc thi truyện ngắn của báo Tuổi Trẻ, lúc đó chúng tôi đều còn nguyên vẻ thanh tân với văn chương và thời cuộc, chúng tôi đã nhìn thấy nẻo đường riêng tây của mình và sảng khoái hẹn nhau sẽ viết nhiều hơn. Quả nhiên không lâu sau Lê Minh Quốc đã được tiếng là nhà thơ trẻ mạnh bạo và là nhà báo viết nhanh viết nhiều không thua kém những người làm báo lão luyện của đất Sài Gòn. Thấm thoát đã gần 20 năm, không có dịp gặp nhau thêm lần nào nhưng nghe kỹ, biết kỹ và đọc đều của nhau. Không ngờ lần cà phê thứ hai này lại ở trên đất Mỹ, đúng là thiên lý tương năng không biết sao mà tiên liệu trước.” (Nhà văn Dạ Ngân)
Mời bạn đón đọc.
Một ngày ở Mỹ (NXB Trẻ): Là tập bút ký mới nhất của nhà thơ Lê Minh Quốc sau chuyến đi Mỹ trở về. Mặc dù ở Mỹ tròn một tháng, nhưng theo cảm nhận của nhà thơ: “Một tháng ở Mỹ cũng là cưỡi ngựa xem hoa thôi. Đất nước người ta rộng mênh mông, tôi biết bao lăm mà dám huyênh hoang. Tôi chỉ viết theo cái ý “đi một ngày đàng, học một sàng khôn” mà thôi”.
Một ngày ở Mỹ (NXB Trẻ): Là tập bút ký mới nhất của nhà thơ Lê Minh Quốc sau chuyến đi Mỹ trở về. Mặc dù ở Mỹ tròn một tháng, nhưng theo cảm nhận của nhà thơ: “Một tháng ở Mỹ cũng là cưỡi ngựa xem hoa thôi. Đất nước người ta rộng mênh mông, tôi biết bao lăm mà dám huyênh hoang. Tôi chỉ viết theo cái ý “đi một ngày đàng, học một sàng khôn” mà thôi”.
Vì thế, đọc cuốn sách, bạn đọc như được cùng tác giả nhẩn nha cảm nhận về một nước Mỹ không phải bằng những đô thị hiện đại, hào nhoáng đầy ánh sáng mà Lê Minh Quốc nhìn nước Mỹ qua chiều sâu tâm linh của những con người, như lời nhà văn Nguyễn Nhật Ánh viết trong lời bạt: “Một ngày ở Mỹ giới thiệu về nước Mỹ không phải là phần quan trọng nhất mà điều lớn hơn là khám phá tâm tình người Việt. Và cái tâm tình đó chỉ được chiếu rọi rõ nét hơn khi người Việt đi xa, cụ thể là đi … Mỹ”.
Hà Thu (Nguồn: Báo Sài Gòn Giải Phóng)
Xem thêmTác giả | Lê Minh Quốc |
---|---|
Nhà xuất bản | Nxb Trẻ |
Nhà phát hành | Quang Minh |
Giá bìa | 125.000 vnđ |
Khối lượng | 190.00 gam |
Ngôn Ngữ | Tiếng Việt |
Kích thước | 13x20 cm |
Ngày phát hành | 02/08/2019 |
Số trang | 160 |
- Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
- Tiêu đề của nhận xét