Miền Cỏ Thơm - Bút Ký
Click để xem bìa sau

Miền Cỏ Thơm - Bút Ký

Miền Cỏ Thơm - Bút Ký Lượt xem: 220 người
Sách Văn học Trong Nước, Phóng sự, ký sự nổi tiếng VN
Miền Cỏ Thơm - Bút Ký 0 Vote

Như nhà văn Ma Văn Khánh từng nói: “Văn chương Hoàng Phủ Ngọc Tường viết bằng chiều sâu văn hóa, bằng những cảm hứng nhân văn… Anh là một nhà văn đặc sắc, nếu không nói là vào bậc nhất nước

Như nhà văn Ma Văn Khánh từng nói: “Văn chương Hoàng Phủ Ngọc Tường viết bằng chiều sâu văn hóa, bằng những cảm hứng nhân văn… Anh là một nhà văn đặc sắc, nếu không nói là vào bậc nhất nước

Như nhà văn Ma Văn Khánh từng nói: “Văn chương Hoàng Phủ Ngọc Tường viết bằng chiều sâu văn hóa, bằng những cảm hứng nhân văn… Anh là một nhà văn đặc sắc, nếu không nói là vào bậc nhất nước - vô cùng hiếm…”, thì tuyển tập Miền cỏ thơm vừa được xuất bản tháng 8.2007 một lần nữa lại minh chứng cho những lời nói trên. Và càng thán phục hơn cho tinh thần lao động nghệ thuật phi thường của nhà văn khi những trang viết của người ngấp nghé tuổi “thất thập cổ lai hy”, đang vật lộn với cơn bệnh nặng vẫn tràn đầy sức mạnh của một người “ham sống đến mê mải, sống và đi, đi để được sống, với đất nước, với nhân dân, với con người, đi say mê và say mê viết về họ” (nhà văn Nguyên Ngọc). Đọc Miền cỏ thơm, chúng ta sẽ được “đi” với nhiều chuyến đi của nhà văn, từ chuyến đi về miền ký ức của tuổi thơ thật mộc mạc, bình dị đã lìa xa như những “lũ chuồn chuồn, bươm bướm của tôi đã rời thành phố này mà đi đâu biệt tăm… rời bỏ những bụi cây hoang dại mà đi về khu vườn địa đàng của chúng, trên những đồi cỏ kia…”; hay của một đêm thức giấc, nhà văn nghiệm ra rằng “Huế là một thành phố được dành cho cỏ”, để đâu đó, trong tiềm thức, hương cỏ thoảng bay từ nơi xa xôi nào tới, chắc có thể là ở tây nam Huế với những triền cỏ đầy hương hoa cỏ, hay từ suối nguồn khoáng đạt của thôn Vĩ Dạ, nơi mà “người ta có thể tìm thấy chút hương vị tiêu dao của kinh thành Huế từ gốc cỏ bay lên trong những khu vườn xanh biếc”…   Nhà văn Hạnh Lê viết: “Bây giờ thì Hoàng Phủ Ngọc Tường đi bằng cái tâm, đi bằng trí nhớ của những cuộc đi đã qua… vân du bằng trí tưởng tượng chưa bao giờ cạn dòng qua những miền đất lạ. Dường như bệnh tật không có cách gì làm dừng lại những cuộc đi của ông”. Miền cỏ thơm là cuộc viễn hành hồi quy của những dòng ký ức. Trong sâu thẳm tư tưởng của nhà văn, những cuộc ra đi chưa bao giờ chấm dứt, chúng như con lắc đồng hồ đến một lúc bất chợt nào đó vọng kêu lên trong nỗi nhớ nhẹ nhàng, thấm đẫm như dòng sông Hương lững lờ, êm chảy… D.B

Như nhà văn Ma Văn Khánh từng nói: “Văn chương Hoàng Phủ Ngọc Tường viết bằng chiều sâu văn hóa, bằng những cảm hứng nhân văn… Anh là một nhà văn đặc sắc, nếu không nói là vào bậc nhất nước - vô cùng hiếm…”, thì tuyển tập Miền cỏ thơm vừa được xuất bản tháng 8.2007 một lần nữa lại minh chứng cho những lời nói trên. Và càng thán phục hơn cho tinh thần lao động nghệ thuật phi thường của nhà văn khi những trang viết của người ngấp nghé tuổi “thất thập cổ lai hy”, đang vật lộn với cơn bệnh nặng vẫn tràn đầy sức mạnh của một người “ham sống đến mê mải, sống và đi, đi để được sống, với đất nước, với nhân dân, với con người, đi say mê và say mê viết về họ” (nhà văn Nguyên Ngọc).

Đọc Miền cỏ thơm, chúng ta sẽ được “đi” với nhiều chuyến đi của nhà văn, từ chuyến đi về miền ký ức của tuổi thơ thật mộc mạc, bình dị đã lìa xa như những “lũ chuồn chuồn, bươm bướm của tôi đã rời thành phố này mà đi đâu biệt tăm… rời bỏ những bụi cây hoang dại mà đi về khu vườn địa đàng của chúng, trên những đồi cỏ kia…”; hay của một đêm thức giấc, nhà văn nghiệm ra rằng “Huế là một thành phố được dành cho cỏ”, để đâu đó, trong tiềm thức, hương cỏ thoảng bay từ nơi xa xôi nào tới, chắc có thể là ở tây nam Huế với những triền cỏ đầy hương hoa cỏ, hay từ suối nguồn khoáng đạt của thôn Vĩ Dạ, nơi mà “người ta có thể tìm thấy chút hương vị tiêu dao của kinh thành Huế từ gốc cỏ bay lên trong những khu vườn xanh biếc”…   Nhà văn Hạnh Lê viết: “Bây giờ thì Hoàng Phủ Ngọc Tường đi bằng cái tâm, đi bằng trí nhớ của những cuộc đi đã qua… vân du bằng trí tưởng tượng chưa bao giờ cạn dòng qua những miền đất lạ. Dường như bệnh tật không có cách gì làm dừng lại những cuộc đi của ông”. Miền cỏ thơm là cuộc viễn hành hồi quy của những dòng ký ức. Trong sâu thẳm tư tưởng của nhà văn, những cuộc ra đi chưa bao giờ chấm dứt, chúng như con lắc đồng hồ đến một lúc bất chợt nào đó vọng kêu lên trong nỗi nhớ nhẹ nhàng, thấm đẫm như dòng sông Hương lững lờ, êm chảy…

D.B

Ngày 31/08/2007 Miền mộng TT - "Ông hoàng ký”- với thể loại bút ký có thể gọi Hoàng Phủ Ngọc Tường bằng một cái tên như vậy.

Quả thật, nếu chỉ tính riêng thiên bút ký Ngọn núi ảo ảnh thì đã thấy sự vạm vỡ của tư duy và chiều sâu khúc xạ của tâm cảm, mà khó có một cây bút nào vượt qua. Nhưng so sánh là công việc của riêng chúng ta - những bạn đọc. Còn với Hoàng Phủ Ngọc Tường, viết là động thái không nhằm vượt lên, bỏ qua ai cả, mà chỉ để rong ruổi thỏa chí trong miền mộng của chính mình.

Một miền cỏ thơm không phải ở nơi xa xôi kỳ vĩ nào cả mà ngay dưới chân ông, ở Huế. Đã xê dịch nhiều, chứng nghiệm đầy ắp, để khi trở về nơi mình sống Hoàng Phủ Ngọc Tường chợt nhận ra rằng: "Huế là một thành phố được dành cho cỏ”. Ở nơi nào mà chẳng có cỏ, nhưng có lẽ Huế là nơi duy nhất "hương cỏ tràn vào thành phố" theo phát hiện của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Và: "Không nghi ngờ gì nữa, chính nơi đây mà người ta có thể tìm thấy chút hương vị tiêu dao của kinh thành Huế từ gốc cỏ bay lên những khu vườn xanh biếc" (Miền cỏ thơm).

Quả thật hiếm có một nghệ sĩ nào tôn vinh cỏ như Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nhưng đấy không phải là lối nói ngoa dụ, mà trải qua bao suy tư liên tưởng cùng sự giao cảm thiết thân giữa người nghệ sĩ và thiên nhiên Huế. Miền cỏ thơm đó đã dụ dẫn Hoàng Phủ Ngọc Tường đi qua những miền mộng khác của tâm hồn. Nếu như trước đây Hoàng Phủ Ngọc Tường thường để ngòi bút của mình tung tẩy trên những con đường thiên lý Bắc - Nam thì sau này, khi tạm vượt qua cơn bạo bệnh, ông thường rong ruổi trong chính tâm hồn mình.

Trong bút ký Những thiên thể chiếu sáng trong tôi, Hoàng Phủ Ngọc Tường dường như đã chạm được vào nơi sâu thẳm nhất trong tâm hồn con người qua những hồi ức tuổi thơ. Nhà văn viết: "Hóa ra huyền thoại không chỉ là những gì ta đã tiếp nhận từ hồi thơ bé, nó cứ tồn tại mãi trong nhận thức của ta, giống như ngọc xá lợi của đức Phật; cả đến khi ta đã khôn lớn, và cứ bền bỉ như thế, giúp ta giải mã những bí ẩn cuộc đời bằng ánh sáng riêng của nó”…

Đời sống, rồi cũng chỉ là "hoa bên trời" theo như cách nói của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nhưng những đóa hoa mộng trong tâm tưởng thì còn mãi. Còn nhớ hoài hoa phù dung, hoa ngũ sắc, hoa cỏ lau, hoa rì rì, hoa địa lan và cả hoa rừng vô danh nữa... Hoài cảm loài hoa còn có nghĩa là chạm vào miền sơ khai, thuần khiết của cõi lòng.

Đọc những bài ký mới nhất của Hoàng Phủ Ngọc Tường, chúng ta còn thấy được những "bước về từ ngày xưa" như ý mà ông bày tỏ trong bút ký Mái nhà dưới bóng cây xanh. Cũng là Huế đấy thôi, nhưng qua dằng dặc thời gian chợt như hé ra một bóng dáng, lộ ra một ngọn gió, khẽ khàng tiếng bước chân…đi về từ miền mộng. Là những bước chân trở về lặng lẽ, nhưng cũng có thể là để sửa soạn những cuộc đi tiếp tục, như lời của Lão Tử: "Thiên lý chi hành thủy túc vu hạ” (Cuộc đi ngàn dặm bắt đầu ở dưới chân).

Gọi là rong ruổi trong miền mộng, nhưng bút ký Hoàng Phủ Ngọc Tường tuyệt đối không xa rời yếu tố "người thật việc thật" cũng như vốn liếng văn hóa, cái nhìn riêng biệt… Đó là đặc tính làm nên sức hấp dẫn của bút ký.

Và, khi khép lại tập sách này, chúng ta thấy một "ông Hoàng" đang ngồi ngước mắt dưới bầu trời sao đêm, chiếc cúc áo trên cùng mở ra, không phải để đón gió mà để chào một ngôi sao băng như chào và nguyện cầu cho một người tử tế vừa tạm chia tay chúng ta trong cuộc đời này (!).

TRẦN NHÃ THỤY

Ngày 31/08/2007 Miền mộng TT - "Ông hoàng ký”- với thể loại bút ký có thể gọi Hoàng Phủ Ngọc Tường bằng một cái tên như vậy.

Quả thật, nếu chỉ tính riêng thiên bút ký Ngọn núi ảo ảnh thì đã thấy sự vạm vỡ của tư duy và chiều sâu khúc xạ của tâm cảm, mà khó có một cây bút nào vượt qua. Nhưng so sánh là công việc của riêng chúng ta - những bạn đọc. Còn với Hoàng Phủ Ngọc Tường, viết là động thái không nhằm vượt lên, bỏ qua ai cả, mà chỉ để rong ruổi thỏa chí trong miền mộng của chính mình.

Một miền cỏ thơm không phải ở nơi xa xôi kỳ vĩ nào cả mà ngay dưới chân ông, ở Huế. Đã xê dịch nhiều, chứng nghiệm đầy ắp, để khi trở về nơi mình sống Hoàng Phủ Ngọc Tường chợt nhận ra rằng: "Huế là một thành phố được dành cho cỏ”. Ở nơi nào mà chẳng có cỏ, nhưng có lẽ Huế là nơi duy nhất "hương cỏ tràn vào thành phố" theo phát hiện của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Và: "Không nghi ngờ gì nữa, chính nơi đây mà người ta có thể tìm thấy chút hương vị tiêu dao của kinh thành Huế từ gốc cỏ bay lên những khu vườn xanh biếc" (Miền cỏ thơm).

Quả thật hiếm có một nghệ sĩ nào tôn vinh cỏ như Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nhưng đấy không phải là lối nói ngoa dụ, mà trải qua bao suy tư liên tưởng cùng sự giao cảm thiết thân giữa người nghệ sĩ và thiên nhiên Huế. Miền cỏ thơm đó đã dụ dẫn Hoàng Phủ Ngọc Tường đi qua những miền mộng khác của tâm hồn. Nếu như trước đây Hoàng Phủ Ngọc Tường thường để ngòi bút của mình tung tẩy trên những con đường thiên lý Bắc - Nam thì sau này, khi tạm vượt qua cơn bạo bệnh, ông thường rong ruổi trong chính tâm hồn mình.

Trong bút ký Những thiên thể chiếu sáng trong tôi, Hoàng Phủ Ngọc Tường dường như đã chạm được vào nơi sâu thẳm nhất trong tâm hồn con người qua những hồi ức tuổi thơ. Nhà văn viết: "Hóa ra huyền thoại không chỉ là những gì ta đã tiếp nhận từ hồi thơ bé, nó cứ tồn tại mãi trong nhận thức của ta, giống như ngọc xá lợi của đức Phật; cả đến khi ta đã khôn lớn, và cứ bền bỉ như thế, giúp ta giải mã những bí ẩn cuộc đời bằng ánh sáng riêng của nó”…

Đời sống, rồi cũng chỉ là "hoa bên trời" theo như cách nói của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nhưng những đóa hoa mộng trong tâm tưởng thì còn mãi. Còn nhớ hoài hoa phù dung, hoa ngũ sắc, hoa cỏ lau, hoa rì rì, hoa địa lan và cả hoa rừng vô danh nữa... Hoài cảm loài hoa còn có nghĩa là chạm vào miền sơ khai, thuần khiết của cõi lòng.

Đọc những bài ký mới nhất của Hoàng Phủ Ngọc Tường, chúng ta còn thấy được những "bước về từ ngày xưa" như ý mà ông bày tỏ trong bút ký Mái nhà dưới bóng cây xanh. Cũng là Huế đấy thôi, nhưng qua dằng dặc thời gian chợt như hé ra một bóng dáng, lộ ra một ngọn gió, khẽ khàng tiếng bước chân…đi về từ miền mộng. Là những bước chân trở về lặng lẽ, nhưng cũng có thể là để sửa soạn những cuộc đi tiếp tục, như lời của Lão Tử: "Thiên lý chi hành thủy túc vu hạ” (Cuộc đi ngàn dặm bắt đầu ở dưới chân).

Gọi là rong ruổi trong miền mộng, nhưng bút ký Hoàng Phủ Ngọc Tường tuyệt đối không xa rời yếu tố "người thật việc thật" cũng như vốn liếng văn hóa, cái nhìn riêng biệt… Đó là đặc tính làm nên sức hấp dẫn của bút ký.

Và, khi khép lại tập sách này, chúng ta thấy một "ông Hoàng" đang ngồi ngước mắt dưới bầu trời sao đêm, chiếc cúc áo trên cùng mở ra, không phải để đón gió mà để chào một ngôi sao băng như chào và nguyện cầu cho một người tử tế vừa tạm chia tay chúng ta trong cuộc đời này (!).

TRẦN NHÃ THỤY

Xem thêm
Thông tin tác giả
Thông tin chi tiết
Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường
Nhà xuất bản Nxb Văn Nghệ TP.HCM
Nhà phát hành Phương Nam
Giá bìa 125.000 vnđ
Khối lượng 300.00 gam
Ngôn Ngữ Tiếng Việt
Kích thước 13,5x20,5 cm
Ngày phát hành 02/08/2019
Số trang 248
Cuoc-thi-review-sach-topsach.vn
Nhận xét từ bạn đọc
Đánh giá trung bình
4.5/5
star star star star star>
0 vote
GỬI NHẬN XÉT CỦA BẠN
  • Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
  • Tiêu đề của nhận xét
Đăng nhập để nhận xét