Hà Mã, CHó, Chim, Cá Và Những Thứ Khác

Hà Mã, CHó, Chim, Cá Và Những Thứ Khác

Hà Mã, CHó, Chim, Cá Và Những Thứ Khác Lượt xem: 218 người
Sách Văn học Trong Nước, Truyện ngắn hay nhất
Hà Mã, CHó, Chim, Cá Và Những Thứ Khác 0 Vote

Cô đơn. Hoang mang. Bị nhấn chìm. Bị vật hóa. Mất cảm giác hiện hữu. Lạc kí ức. Chung đụng với nhiều thứ hiện thực tẻ ngắt. Biến mất. Vân vân.

Mọi thứ được cắt lớp, chớp bắt, đồng hiện, thả trôi trong những cấu trúc văn bản tưởng như rời rạc nhưng thực ra đầy ý thức và sự tiết chế. Văn phong chỉnh chu, tinh gọn, không chút gò nắn hoa mỹ hay cố tình nhồi nhét triết lý, không tuyến tính đầu xuôi, đuôi lọt, người viết đang dấn bước vào một cuộc đoe đuồi ẩn mật: nắm bắt tính chất xao nhãng, đa trạng thái bên trong con người đương đại. Tính đương đại ở sự ưu tư, đa diện, xáo trộn mà không son phấn. Khước từ lối tả kể truyền thống, tập truyện mỏng này chủ động để lại nhiều khoảng trống, độ hẫng khiến bạn đọc bối rối lẫn hoài nghi. Và, đến lúc những khoảng trống, độ hẫng đó mới là điều hấp dẫn bạn đi vào tác phẩm. (Nguyễn Vĩnh Nguyên)

Mục lục

Cánh cửa

Thú ăn cỏ

Những chi tiết nhỏ nhưng phiền toái

Biển

Pizza

Karl

Mây

Tất cả những điều đó

Một lần ngồi bên sông

Cái chết của khủng long

Cú ngã

Cây cầu

Một ngày của bạn

Caddie

Bò tót

Mời bạn đón đọc.

Hai người đàn ông, một bác sĩ tâm lý và một bệnh nhân. Viên bác sĩ lắng nghe bệnh nhân kể câu chuyện là nguyên do khiến ông ta cắt đứt dây chuông ngôi nhà đang ở. Trong thời gian nhàm chán vì phải chịu đựng, bác sĩ bỗng nhìn thấy những biến dạng kỳ dị trên gương mặt người kia, khiến anh ta chỉ muốn mọi việc lập tức kết thúc. Nghĩ đến quãng đường chen chúc phải vượt qua để đến nơi hẹn với vợ, anh ta thấy sao mà ngao ngán. Có phải chính anh ta cũng là một bệnh nhân đang cần thầy thuốc? (Những chi tiết nhỏ nhưng phiền toái).

Một thanh niên tốt nghiệp đại học nhưng lại làm công việc đi đưa bánh pizza. Vậy mà công việc xoàng xĩnh đó vẫn mang đến cho anh ta biết bao bất ngờ từ cuộc sống. Một giáo sư đại học già sống cô độc sau khi chết vợ, là một khách hàng tính khí thất thường. Một nữ đồng nghiệp kém nhan sắc đã không ngừng săn đón anh ta... Và rồi, tin ông giáo sư già chết cô đơn vì té ngã khiến anh ta rơi vào trạng thái thất vọng bởi những điều không vui cứ đến quá bất ngờ (Pizza).

Nhiều truyện có nhắc đến cái chết. Cái chết trở thành một "nhân vật" được xuất hiện để ra câu hỏi cho người đọc Sau khi đi thăm người bạn bệnh nan y trở về, hai vợ chồng lại thức trắng để chuyện trò về một con hà mã non được sinh ra trong vườn thú. Đó là phương cách giúp họ tránh phải nhắc đến người bạn, đến cái chết mà không một ai có thể tránh khỏi trong đời? (Tất cả những điều đó). Một bé trai mười tuổi từng thắc mắc rằng một con khủng long sẽ chết như thế nào. Và khi lớn lên, cuộc đời của nó đã không thể trùng khớp với cuộc đời của đa số. Khi người phụ nữ của anh ta bỏ đi, anh ta tìm về khung trời thơ ấu của mình, để phải thừa nhận một điều quá cũ: cái đã qua sẽ không thể sống lại, nhất là khi nó thuộc về những phạm trù phi lý tính, phi vật thể (Cái chết của khủng long).

Là người làm công tác ngoại giao chuyên nghiệp, Vũ Thành Sơn chỉ xuất hiện ở một vài tờ báo. Truyện của anh rất "tỉnh", kín tiếng và kiệm lời nhưng giàu chi tiết, cho phép người đọc mở rộng tối đa những cách nghĩ của riêng mình. Nhân vật của anh thường có một đời sống tinh thần không bình yên, mấp mé những bất trắc, day dứt vô định, ngược hẳn với cái vỏ ngoài yên phận và thành đạt.

Ngô Thị Kim Cúc

Bìa tập truyện ngắn "Hà mã, chó, chim, cá và những thứ khác" của Vũ Thành Sơn, NXB Hội Nhà Văn và Phương Nam Book xuất bản 2011. Nhưng nói ngược lại cũng đúng. Đọc truyện ngắn Vũ Thành Sơn, chúng ta bất chợt ngộ ra một điều: cuộc sống này (thực chất là cuộc sống tinh thần) thật khó sống vì nó đang từng ngày bị những cấu trúc vật chất hiện đại bao vây, lấn át. (Sau khi tiểu thuyết mới (nouveau roman) làm sinh động thêm một chiều kích mới của con người: sự liên hệ mật thiết với thế giới đồ vật, bây giờ là lúc ta thấy cái thế giới đó lên ngôi thống trị.) Đó là lý do tác giả sẽ miêu tả không mệt mỏi và tỉ mỉ thế giới hữu hình: xe cộ, biệt thự, những hàng cây, bãi cát, gió, những bữa ăn với nước sốt và bánh mì, những cảnh trí, đôi bốt, ngọn cỏ... Thế giới xung quanh được miêu tả sống động bao nhiêu thì "khuôn mặt" con người mờ nhạt bấy nhiêu. Và trong tình thế đó, con người yếu dần, yếu dần, dễ dàng bị nhấn chìm, bị choáng ngợp. Năng lượng sống nguyên sơ của con người chỉ có thể được khôi phục trọn vẹn khi "những thứ khác" biến mất: hành lang hẹp, cầu thang máy, cái sân xi măng, con phố chật, ngã tư đông người, gã trưởng phòng Kế toán... Tại sao không là sự biến mất của hà mã, chó, chim, cá, ngựa, đồng cỏ, thảo nguyên, những đám mây, con cá bạc, những giọt nước...? Câu trả lời phải chăng là vì con người khởi thủy được tạo nên bằng đất cát trong vườn địa đàng.

Cái chết, đau bệnh, mất tích, chia tay...những sự biến vốn thường khởi sự cho kịch tính, thậm chí là lý do tồn tại, của văn chương, thì trong truyện ngắn của Vũ Thành Sơn cũng chỉ là những chi tiết bình thường như những chi tiết khác trong thực tại. Như người ta ăn xong một bữa ăn, làm xong một công việc, tan sở làm, rời khỏi xe buýt... Chúng xuất hiện khá nhiều trong các truyện để cho độc giả tập dửng dưng với chúng, như chính sự quan sát của các nhân vật: "chiếc xe bất thần bị chổng ngược, quay vòng vòng rồi lật ngửa... chẳng khác gì một con gián bị lật ngửa." Một tai nạn làm chết một người quen biết mà lại được "đón nhận" một cách khách quan sinh động như thế nói lên điều gì?

Có lẽ nó biểu thị rằng cuộc sống tinh thần của các nhân vật đã được thu giảm thành những chủ thể với năm giác quan cộng với chút hồi ức về những dữ kiện hình ảnh thu thập được hàng ngày. Và vì thế, những trang truyện của Vũ Thành Sơn được lấp đầy dần bởi thế giới vật chất, ngoại cảnh. (Chúng khác hoàn toàn, chẳng hạn, với những trang sách của Marcel Proust, dày dần lên bởi dòng ý thức, cảm xúc, cảm giác chủ quan của các nhân vật.) Người đọc truyện ngắn Vũ Thành Sơn dễ có cảm giác nặng nề như thể hiện thực đang được gia bội lên một lần nữa. Cái tâm thế muốn đào thoát thường thấy nơi độc giả khi đọc văn chương hư cấu bị bức tường thành miêu tả thực tại chắn ngang. Tác giả giữ chúng ta lại trong thế giới này để uống cho cạn cho hết cõi hiện thực thường khi nhàm chán, chỉ năm thì mười họa mới cống hiến cho ta chút vẻ đẹp phù du.

Nhân vật trong các truyện ngắn này đã mở hết biên độ cảm quan của mình để ghi nhận "cõi đời" người khác; ngắm nghía đến tận các sự vật nhỏ nhặt nhất, gần như không bỏ sót một cái gì. Đó không còn là thế giới hiện tượng ngẫu nhiên lộn xộn, nhưng do chính con người sinh ra, mang hơi ấm hay sự buốt giá của từng người, và nó gắn liền mãi mãi với cuộc đời của từng người. Nhưng hầu như người này không thể biết gì về người kia cho đến khi một trong hai biến mất (chết hay mất tích) hoàn toàn. Phải chăng họ, cũng như tất cả chúng ta, không có phương tiện nào để hiểu được tâm hồn người khác mà chỉ có chút rung động mơ hồ trước những biến cố của họ? Và "người khác" mãi mãi là một kẻ xa lạ? Hay phải chăng, để cứu vãn chút gì đó, ta hãy đắm chìm vào thế giới đồ vật bao quanh một người vì nó là tất cả cuộc sống của người ấy, nhìn từ bên ngoài?

Các nhân vật (hay chính tác giả) không hề phán đoán giá trị đạo đức. Không nghe thấy họ nói về tốt-xấu, thiện-ác. Họ cũng không phán đoán giá trị thẩm mỹ. Không thấy họ nói về đẹp hay xấu, dù chung quanh họ lúc nào cũng đầy ngoại cảnh, như chúng ta đã biết.

À, có một lần, một lần duy nhất (với cái dấu chấm than (!) duy nhất trong tập truyện) chúng ta thấy nhân vật của anh kêu lên: "Cảnh tượng ấy mới đẹp làm sao! Nàng bấu chặt lấy cánh tay anh nhìn không chớp mắt." (Trang 92). Đó là lúc con hà mã mẹ địu trên lưng chú hà mã con, trồi lên từ một vũng nước. Trớ trêu là cảnh tượng ấy không thuộc về thế giới của con người, để chúng ta yên tâm nói rằng nó là một nét (đẹp) nhân văn.

Không ít nhà văn hiện đại đã và đang đề cập đến sự lưu lạc của con người ngay trên vương quốc do chính mình xây dựng nên. Nhưng bút pháp và cách sử dụng ngôn từ điêu luyện để thể hiện điều đó chính là cái làm nên sự khác biệt của Vũ Thành Sơn. Có cảm giác tác giả ước muốn đạt đến những lý tưởng về sự mạch lạc, duy lý và sự hoàn thiện của kỹ thuật, điều mà Borges, nhà văn vĩ đại người Argentina suốt đời viết truyện ngắn, đã gần như làm được.

Mai Sơn.

Xem thêm
Thông tin tác giả
Thông tin chi tiết
Tác giả Nhạc sĩ-Tiến sĩ Vũ Tự Lân
Giá bìa 125.000 vnđ
Khối lượng 187.00 gam
Ngôn Ngữ Tiếng Việt
Kích thước 13 x 21 cm
Ngày phát hành 02/08/2019
Số trang 180
Cuoc-thi-review-sach-topsach.vn
Nhận xét từ bạn đọc
Đánh giá trung bình
4.5/5
star star star star star>
0 vote
GỬI NHẬN XÉT CỦA BẠN
  • Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
  • Tiêu đề của nhận xét
Đăng nhập để nhận xét