Giáo Dục Vì Cuộc Sống - Chuẩn Bị Cho Trẻ Em Bản Lĩnh Để Đối Đầu Với Những Thách Thức Trong Cuộc Sống
Tất cả chúng ta cũng từng có lúc phải xử lý những cảm xúc tiêu cực trong lòng mình. Vì vậy giận dữ, lo sợ, hiếu chiến, và các nhược điểm khác của nhân cách chẳng đến nỗi xa lạ với chúng ta, như thể quầng đen bao quanh mặt trời vậy
Một mái trường yên tĩnh, một không khí gia đình, và một nền giáo dục tập trung vào việc nuôi dưỡng trẻ đạt đến độ trưởng thành về cảm xúc sẽ giúp trẻ dễ dàng ứng phó với sự tiêu cực trong bản thân trẻ. Đúng hơn, trẻ học được cách ứng phó với nó bằng một tinh thần cởi mở để vượt qua nó.
…Và ai sẽ là người có khả năng làm chủ mình một cách hiệu quả trong mọi tình huống: có phải người dễ dàng mất kiềm chế? hay là người giữ vững sự bình thản trong mọi cơn bão?
“…Giáo dục vì Cuộc sống mở rộng định nghĩa hiện hành về nhà trường và công việc dạy học. Cuốn sách cung cấp cho các nhà giáo dục, các bậc cha mẹ, và những công dân liên quan đến giáo dục ở khắp mọi nơi những kỹ thuật nhằm biến đổi giáo dục thành một quá trình toàn vẹn – một quá trình giúp ta hài hòa kiến thức sách vở với những kinh nghiệm trực tiếp từ đời sống.
Cuốn sách này khuyến khích ta ứng dụng một hệ thống giáo dục đã được thử nghiệm và chứng minh là có hiệu quả; một hệ thống nhấn mạnh sự thích hợp của việc giảng dạy cho trẻ những kiến thức “cơ bản” cùng với nghệ thuật sống. Như tác giả, J. Donald Walters, đã trình bày, cuốn sách của ông có mục đích xa hơn, đó là giúp mọi người “... thấy được toàn bộ cuộc sống là giáo dục, và giáo dục không chỉ giới hạn ở những năm tháng miệt mài trên ghế nhà trường….
Giáo dục vì cuộc sống xứng đáng để cả người mơ mộng lẫn người hành động đọc. Có thể, ngay cả những người mơ mộng cũng sẽ ứng dụng những điều được trình bày trong cuốn sách này sau khi đọc nó! Bởi vì cuốn sách đề ra hướng đi cho những người cảm thấy giáo dục phải là một cái gì đó hơn là việc thu thập những sự kiện, hơn là việc mở trí óc ra tiếp nhận muôn vàn khái niệm cho việc kiếm việc làm.
Cuốn sách nói cho chúng ta biết phương cách nuôi dưỡng óc sáng tạo, tri khôn, và trực giác ở mỗi đứa trẻ, và làm sao ta có thể đánh thức khả năng chưa được khai thác của trẻ.”. (Tiến sĩ Jesse J. Casbon, Trưởng khoa,Trường Cao học Nghiên cứu về Nghề nghiệp,Lewis & Clark College, Portland, Oregon, USA).
Mục lục:
Lời giới thiệu
Lời tựa
Chương 1: Thành công nghĩa là đạt được điều ta thật sự mong muốn
Chương 2: Giáo dục nên từ kinh nghiệm, không chỉ lý thuyết suông
Chương 3: Lý trí phải được cân bằng bởi tình cảm
Chương 4: Thế nào mới thật sự là “tiến bộ”?
Chương 5: Mỗi đứa trẻ là chính nó
Chương 6: Thưởng và phạt
Chương 7: Mục đích cuối cùng là gì?
Chương 8: Nhân bản hoá quá trình giảng dạy
Chương 9: Tầm quan trọng của trải nghiệm đối với sự hiểu biết
Chương 10: Giáo dục đúng nghĩa là tự giáo dục
…. Mời bạn đón đọc.
Tác giả J. Donald Walters cho biết tựa đề của cuốn sách có hai chủ đích: Một là hệ thống giáo dục chuẩn bị cho trẻ có bản lĩnh đối đầu với những thử thách của cuộc sống, chứ không chỉ giúp trẻ học để có việc làm và thực hiện những đeo đuổi về mặt trí tuệ.
Tác giả J. Donald Walters cho biết tựa đề của cuốn sách có hai chủ đích: Một là hệ thống giáo dục chuẩn bị cho trẻ có bản lĩnh đối đầu với những thử thách của cuộc sống, chứ không chỉ giúp trẻ học để có việc làm và thực hiện những đeo đuổi về mặt trí tuệ.
Hai là giúp bạn đọc thấy được toàn bộ cuộc sống là giáo dục, nền giáo dục không chỉ giới hạn trong những năm tháng đến trường mà những gì nhận được trong thời gian đến trường chuẩn bị cho quá trình học suốt đời. Tác giả cho rằng các hệ thống giáo dục bị điều khiển bởi những điều cha mẹ muốn cho con cái được thuận lợi về vật chất, giàu sang, có địa vị mà thiếu quan tâm giúp chúng thành nhân, sống lành mạnh, giao tiếp tốt với người khác, có bạn đường tâm đầu ý hợp, được thăng bằng trong cuộc sống Sách dài 216 trang, gồm 22 chương. Điểm tên một số chương, đã cảm nhận được sự mới mẻ, độc đáo và hết sức thiết thực: 1. Thành công nghĩa là đạt được điều ta thật sự mong muốn. 2. Giáo dục nên từ kinh nghiệm, không chỉ lý thuyết suông. 3. Lý trí phải cân bằng với tình cảm. 4. Thế nào mới thật sự là tiến bộ? 5. Mỗi đứa trẻ là chính nó. 6. Thưởng và phạt. 7. Mục đích cuối cùng là gì? 8. Nhân bản hoá quá trình giảng dạy. 9. Tầm quan trọng của trải nghiệm đối với sự hiểu biết. 10. Giáo dục đúng nghĩa là tự giáo dục. 11. Sự phát triển tăng tiến dần. 12. Mỗi đứa trẻ là một Einstein?. . . Hiện nay, học sinh tiểu học, trung học của ta rất ngại học môn lịch sử. Xin trích một đoạn ở phần "Nhân bản hoá môn lịch sử" kể trận đánh giữa nông dân Thụy Sĩ và các chúa đất: "... Đêm trước ngày xảy ra trận đánh, nông dân dẫn nước từ một dòng sông gần đó vào làm ngập bãi chiến trường. Lúc đó đang giữa mùa đông, qua một đêm nước đóng băng. Sáng hôm sau bọn người áp bức xông vào chiến trường, ngựa của chúng bị trượt chân, té ngã trên băng Những nông dân chân đất dễ dàng tiêu diệt...". ... "Lịch sử đầy những thí dụ tương tự về việc chuyển bại thành thắng. Và phải chăng sẽ thú vị hơn nhiều khi học câu chuyện của quá khứ qua cách liên hệ nó với những nhu cầu thực tế của hôm nay?" Tác giả đã viết trên 60 tác phẩm về giáo dục, kinh doanh, hôn nhân, nghệ thuật; đã sáng tác 300 tác phẩm âm nhạc, chụp 15. 000 bức ảnh thuyết phục cho các ý tưởng của ông. Tiến sĩ Jesse Carbon (Mỹ) viết: "Cuốn sách Giáo dục vì cuộc sống cho chúng ta biết phương cách nuôi dưỡng óc sáng tạo, trí khôn và trực giác ở mỗi đứa trẻ và làm sao ta có thể đánh thức khả năng chưa được khai thác của trẻ".
Thuận Lý
(Nguồn: Báo Lao Động)
Bằng một định nghĩa đơn giản đến bất ngờ nhưng hết sức xác đáng về sự trưởng thành: “Khả năng liên hệ một cách phù hợp với những thực tiễn khác ngoài thực tiễn của cá nhân mình”, Giáo dục vì cuộc sống mở ra cho các nhà giáo, các bậc cha mẹ, các nhà hoạt động xã hội nhận diện cái làm nên sự trưởng thành của một con người không nằm đâu khác ngoài chính bản thân con người...
Bằng một định nghĩa đơn giản đến bất ngờ nhưng hết sức xác đáng về sự trưởng thành: “Khả năng liên hệ một cách phù hợp với những thực tiễn khác ngoài thực tiễn của cá nhân mình”, Giáo dục vì cuộc sống mở ra cho các nhà giáo, các bậc cha mẹ, các nhà hoạt động xã hội nhận diện cái làm nên sự trưởng thành của một con người không nằm đâu khác ngoài chính bản thân con người...
Đề kiểm tra học kỳ II môn giáo dục công dân lớp 10 ở một trường THPT có các câu hỏi trắc nghiệm như thế này: câu 3: Lương tâm tồn tại ở mấy trạng thái?; câu 7: Yêu đương quá sớm là điều nên tránh thứ mấy trong tình yêu?; câu 12: Nuôi dưỡng và giáo dục con cái là chức năng thứ mấy của gia đình?
Đây là đoạn mở đầu của chuyên đề “Môn giáo dục công dân trong trường phổ thông: Khó, khô và... khổ ” đăng trên tuần báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần số 21-09, ra ngày 31-5-2009. Những người được hỏi đều cho biết đã bật cười dù không vui chút nào khi đọc qua đoạn văn trên.
Có điều gì không nghiêm túc trong đề kiểm tra này? Thật ra cách ra đề là rất nghiêm túc, nhưng ai cũng bật cười vì từ cách ra đề ấy, thiên hạ nhận ra rằng các môn đạo đức, giáo dục công dân, vốn phải là những môn học của cảm xúc, của trải nghiệm, nhưng hiện nay lại được giảng dạy răm rắp trong nhà trường theo đúng kiểu lý thuyết của một hệ thống khái niệm. Chuyện này giống hệt như thay vì cho con trẻ leo lên yên để tập chạy xe đạp, người lớn lại kỳ công giảng giải cho chúng học thuyết về sự cân bằng!
Nhưng căn bệnh nô lệ kiến thức nào chỉ có ở nước ta! Đọc Giáo dục vì cuộc sống (*), chúng ta sẽ thấy hiện ra một câu chuyện toàn cầu, khi nhân loại thường đánh đồng giữa trí khôn và kiến thức, độc tôn lối giảng dạy lý thuyết đi kèm với việc xem nhẹ những kinh nghiệm trực tiếp từ đời sống, chăm bẳm đào tạo những năng lực kỹ thuật mà đánh mất các giá trị tinh thần... Các nền giáo dục hiện đang bị điều khiển bởi ước muốn của các bậc cha mẹ.
Người lớn muốn con cái sau này làm gì? Bác sĩ, kỹ sư, doanh nhân, nhà lãnh đạo, nhà khoa học, hoặc sẽ làm vợ của những nhân vật kể trên? “Bởi vì đa số các bậc cha mẹ muốn con mình có được thuận lợi về vật chất, nên hệ thống giáo dục hiện đại được triển khai chủ yếu dựa theo mục tiêu này. Rất ít quan tâm, nếu không muốn nói là không có sự quan tâm, được dành cho việc giúp học sinh sinh viên thành nhân”.
Hai chữ thành nhân , theo cách tác giả J. Donald Walters trình bày trong sách, đòi hỏi “thực hành một hệ thống giáo dục chuẩn bị cho trẻ em có bản lĩnh đối đầu với những thử thách của cuộc sống, chứ không chỉ giúp trẻ có được việc làm hoặc thực hiện những đeo đuổi về mặt trí tuệ”, và “toàn bộ cuộc sống là giáo dục, một nền giáo dục không chỉ giới hạn trong những năm tháng đến trường”. Đó cũng chính là mục đích của tác phẩm được các chuyên gia giáo dục của Mỹ đánh giá là “hiện tượng sư phạm hiếm có” này.
Bằng một định nghĩa đơn giản đến bất ngờ nhưng hết sức xác đáng về sự trưởng thành: “Khả năng liên hệ một cách phù hợp với những thực tiễn khác ngoài thực tiễn của cá nhân mình”, Giáo dục vì cuộc sống mở ra cho các nhà giáo, các bậc cha mẹ, các nhà hoạt động xã hội nhận diện cái làm nên sự trưởng thành của một con người không nằm đâu khác ngoài chính bản thân con người, với bốn công cụ: năng lượng thể chất và sự tự kiềm chế bản thân (1), sự bình ổn cảm xúc và tình cảm mở rộng (2), sức mạnh năng động và sự kiên trì của ý chí (3), trí tuệ sáng suốt và thực tế (4).
Sự phát triển của một con người phụ thuộc vào sự phát triển toàn vẹn và hoàn thiện của cả “công thức” bốn mặt trên, không được bóp méo hay thổi phồng một mặt nào. Và bằng cách chỉ ra các giai đoạn trưởng thành của trẻ với những năm tháng đặt nền móng, những năm phát triển tình cảm, ý chí, tư duy, Giáo dục vì cuộc sống bàn đến chương trình học trong nhà trường, gợi ý về việc nhân bản hóa cách giảng dạy từ toán, lịch sử đến cả ngoại ngữ. Cuốn sách đề xuất mô hình những ngôi trường mang tên Ananda, theo tiếng Phạn, đó là niềm vui.
Giáo dục vì cuộc sống còn là một cuộc đối thoại về nghệ thuật sống dành cho mọi người, xứng đáng xếp chung ngăn sách với Sống đẹp của Lâm Ngữ Đường, Hành trình nội tại của Osho, dù đó không phải là mục đích chính của tác giả - một nhà giáo, nhà văn, nhà thuyết giảng, nhà hoạt động xã hội, nhà soạn nhạc, và một nhiếp ảnh gia, trong tác phẩm này.
Duyên Trường
(Nguồn: Báo Tuổi Trẻ)
Xem thêmTác giả | M.Ed. |
---|---|
Nhà phát hành | Bridget A.M. March-nxb |
Giá bìa | 125.000 vnđ |
Khối lượng | 240.00 gam |
Ngôn Ngữ | Tiếng Việt |
Kích thước | 14 x 20 cm |
Ngày phát hành | 02/08/2019 |
Số trang | 216 |
- Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
- Tiêu đề của nhận xét