Giăng Lưới Bắt Chim
Click để xem bìa sau

Giăng Lưới Bắt Chim

Giăng Lưới Bắt Chim Lượt xem: 339 người
Sách Văn học Trong Nước, Phê bình văn học trong nước
Giăng Lưới Bắt Chim 0 Vote
Thông tin tác giả Nguyễn Huy Thiệp Nguyễn Huy Thiệp Vào trang riêng của tác giả Xem tất cả các sách của tác giả Giăng lưới bắt chim là một tập hợp những bài tạp văn, tiểu luận, phê bình, giới thiệu và ghi chú của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã đăng rải rác trên các báo và tạp chí trong nước từ năm 1989 đến nay. Tập sách gồm: - Môt góc sơ xuẩt trong thế giới nội tâm nhà văn. - Khoảng trống ai lấp được trong tư tưởng nhà văn. - Con đường của nhà thơ. - Con đường văn học. - Nhà văn và bốn trùm mafia. - Bàn thêm về quà phở của người Hà Nội. - Lưới thơ. - Xong rồi chả biết đi đâu. - Cười lên đi... Báo chí giới thiệu Giăng Lưới Bắt Chim (Thứ Ba, 12/09/2006, 06:51) Hay là giăng lưới quanh mình? TT - Một mục mới vừa được mở ra. Không phê bình hay định giá, chúng tôi chỉ muốn cùng bạn đọc sách. Nhà văn Phan Thị Vàng Anh cũng đã đọc như thế và muốn giới thiệu với bạn trích đoạn này. Trong bài viết “Con đường văn học”, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp trích dẫn một câu nói vui: “Các cô gái tốt thì tìm đọc những cuốn sách hay, còn các bậc nữ thánh thì tìm cách ngủ với tác giả của nó”. Vậy thì các chàng trai tốt cùng các bậc nam thánh thì sao? Thì đến rủ tác giả đi uống bia và cố mà ghi nhớ những quan niệm sống, quan niệm viết của tác giả để về kể với các chàng trai tốt khác, các bậc nam thánh khác vậy. Nhưng chẳng phải người đọc nào cũng gặp được nhà văn Nguyễn Huy Thiệp để mà rủ đi uống bia. Ông không hề cao đạo, nhà ông lại ở ngay Hà Nội, nhưng sự nổi tiếng và tài năng của ông khiến người ta sợ mình sẽ mất tự nhiên, sẽ không biết nói gì mà ngại gặp. Thì đây, Giăng lưới bắt chim là một quyển sách dành cho những ai đã đọc Nguyễn Huy Thiệp, đã thần tượng ông hoặc ghét cay ghét đắng ông. Một tập tạp văn, tiểu luận, phê bình, giới thiệu tuy đầy những sự tự mâu thuẫn rất thành thật, nhưng cuốn hút vì hài hước và không có cái vẻ chừng mực trầm ngâm của các bài phê bình, giới thiệu ta vẫn hay đọc, lại đầy những kết luận bất ngờ. Đọc Giăng lưới bắt chim để không tức thì cứ coi như đang ngồi uống trà (hoặc bia) với tác giả đi, và không cãi, để xem khẩu khí của ông ra sao. Có lẽ ông chưa từng cởi mở với ai nhiều như cởi mở với người đọc không rõ mặt mày trước cuốn sách này đâu. Cũng đừng kỳ vọng một mệnh đề được tung ra là sẽ được ông chứng minh chặt chẽ từ đầu đến cuối. Chính ông nhiều khi cũng đi lạc trong việc dẫn dắt người đọc. Nhưng trên đường đi lạc ấy, ông vẫn mở ra những đoạn hay, những nhận xét vui và có khi trắng trợn đến làm ta cáu tiết. Cũng đừng qui kết những gì tác giả nói về văn chương là “đúng” hay “sai”. Miễn không nói dối là quí rồi. Cứ đọc để hiểu hơn về tác giả, vào một giai đoạn nhất định của đời ông. Rồi ở đời cái gì mà chẳng thay đổi. “Đúng” hay “sai” tự tác giả rồi sẽ biết. Thì như chính ông đã viết: “Người ta hoài công đi tìm các qui luật, tìm ra nó thì sung sướng tự đắc, ít lâu sau hiểu ra đã “bé cái nhầm” thì lại im thin thít. Rất nhiều nhà văn tham gia vào quá trình “phát hiện qui luật” ấy và chính từ thực tiễn đắng cay của mình, họ đi đến kết luận sau đây: “Trăm đường không ra khỏi số”. Tôi công nhận kết luận ấy là hay, là sâu sắc, thậm chí còn dí dỏm nữa. Song có lúc tôi thầm tự hỏi: “Nếu chỉ đi đến kết luận như thế thì việc quái gì mất công viết lách cho mệt?”. Sách đã ra từ năm ngoái nhưng đọc vẫn không có gì cũ, vì theo thông tin riêng của người viết, khẩu khí của ông đến giờ vẫn giữ nguyên. PHAN THỊ VÀNG ANH “... Phần lớn đàn ông chúng ta chẳng hiểu gì về phụ nữ. Tôi chỉ mang máng hiểu rằng đấy là một lực lượng tự nhiên kỳ lạ. Tất cả những điều chúng ta biết về họ và ra sức làm khổ họ đơn thuần chỉ vì chúng ta quá sợ hãi những ước lệ xã hội, những ước lệ phi nhân tính mà thôi. Những nhà văn may mắn trong cuộc đời được tạo hóa bố trí cho gặp gỡ đôi ba người phụ nữ nào đó thì liệu mà gìn giữ. Nhưng thật ra anh chẳng gìn giữ được đâu: Em sẽ quên ngay / Lẽ đời là thế... Pablo Neruda có những câu thơ rất hay vì nó quá xót xa về tình yêu: Anh biết cái thời em yêu anh rồi sẽ đi qua / Một cái thời khác xanh tươi sẽ thay vào chỗ đó / Tấm da mới sẽ trùm lên xương cũ / Những mắt nhìn xa lạ ngắm mùa xuân. Tôi không nhớ Guy de Maupassant đã viết truyện ngắn gì trong đó ông có kể một nhân vật nữ khi chết được gắn lên mộ dòng chữ sau: “Nàng đã yêu, đã được yêu, đã chết”. Chúng ta cứ sống đi rồi sẽ hiểu những dòng chữ ấy có ý nghĩa gì. Tôi đã nghiên cứu kỹ lưỡng tiểu sử của nhiều nhà văn, kể cả các nhà văn thiên tài và nhận ra nhìn chung họ đều không biết cách tổ chức cuộc đời mình. Những kẻ giàu có nhất trong bọn họ cũng vậy, kể cả Lev Tolstoi khôn ngoan. Nhưng suy cho cùng đâu phải chỉ có các nhà văn, tất cả chúng ta đều không biết cách tổ chức cuộc đời. Tôi không biết người phụ nữ được nhà văn yêu dấu có sung sướng và hạnh phúc không? Tôi cầu chúc cho nàng sung sướng và hạnh phúc... Thế giới nội tâm của nhà văn sẽ chẳng là cái gì nếu như nàng Đuxinê không ngó mắt tới. Ác nỗi, nàng bao giờ cũng bận bịu với những công văn giấy tờ quan trọng, những chuyến viễn du, những chân trời, những chi cục hải quan và những chương trình lương thực... Mỗi người chỉ có một số kiếp, một cõi sống và điều đó làm cho lòng ta run lên vì căm giận. Trong tác phẩm của mình, những nhà văn giỏi bao giờ cũng có một chút muối rắc đâu đó trên từng trang viết. Muối xát lòng người đọc một thì xát lòng người viết ra nó mười lần. Văn học ở ta rất ít muối”. NGUYỄN HUY THIỆP (Trích trong Một góc sơ suất trong thế giới nội tâm nhà văn - tập Giăng lưới bắt chim - Đông A và NXB Hội Nhà Văn). (Thứ Ba, 12/09/2006, 06:51)<br /> <br /> Hay là giăng lưới quanh mình? <br /> <br /> TT - Một mục mới vừa được mở ra. Không phê bình hay định giá, chúng tôi chỉ muốn cùng bạn đọc sách. Nhà văn Phan Thị Vàng Anh cũng đã đọc như thế và muốn giới thiệu với bạn trích đoạn này.<br /> <br /> Trong bài viết “Con đường văn học”, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp trích dẫn một câu nói vui: “Các cô gái tốt thì tìm đọc những cuốn sách hay, còn các bậc nữ thánh thì tìm cách ngủ với tác giả của nó”. Vậy thì các chàng trai tốt cùng các bậc nam thánh thì sao? <br /> <br /> Thì đến rủ tác giả đi uống bia và cố mà ghi nhớ những quan niệm sống, quan niệm viết của tác giả để về kể với các chàng trai tốt khác, các bậc nam thánh khác vậy.<br /> <br /> Nhưng chẳng phải người đọc nào cũng gặp được nhà văn Nguyễn Huy Thiệp để mà rủ đi uống bia. Ông không hề cao đạo, nhà ông lại ở ngay Hà Nội, nhưng sự nổi tiếng và tài năng của ông khiến người ta sợ mình sẽ mất tự nhiên, sẽ không biết nói gì mà ngại gặp.<br /> <br /> Thì đây, Giăng lưới bắt chim là một quyển sách dành cho những ai đã đọc Nguyễn Huy Thiệp, đã thần tượng ông hoặc ghét cay ghét đắng ông. Một tập tạp văn, tiểu luận, phê bình, giới thiệu tuy đầy những sự tự mâu thuẫn rất thành thật, nhưng cuốn hút vì hài hước và không có cái vẻ chừng mực trầm ngâm của các bài phê bình, giới thiệu ta vẫn hay đọc, lại đầy những kết luận bất ngờ.<br /> <br /> Đọc Giăng lưới bắt chim để không tức thì cứ coi như đang ngồi uống trà (hoặc bia) với tác giả đi, và không cãi, để xem khẩu khí của ông ra sao. Có lẽ ông chưa từng cởi mở với ai nhiều như cởi mở với người đọc không rõ mặt mày trước cuốn sách này đâu. Cũng đừng kỳ vọng một mệnh đề được tung ra là sẽ được ông chứng minh chặt chẽ từ đầu đến cuối. Chính ông nhiều khi cũng đi lạc trong việc dẫn dắt người đọc. Nhưng trên đường đi lạc ấy, ông vẫn mở ra những đoạn hay, những nhận xét vui và có khi trắng trợn đến làm ta cáu tiết.<br /> <br /> Cũng đừng qui kết những gì tác giả nói về văn chương là “đúng” hay “sai”. Miễn không nói dối là quí rồi. Cứ đọc để hiểu hơn về tác giả, vào một giai đoạn nhất định của đời ông. Rồi ở đời cái gì mà chẳng thay đổi. “Đúng” hay “sai” tự tác giả rồi sẽ biết. Thì như chính ông đã viết: “Người ta hoài công đi tìm các qui luật, tìm ra nó thì sung sướng tự đắc, ít lâu sau hiểu ra đã “bé cái nhầm” thì lại im thin thít. Rất nhiều nhà văn tham gia vào quá trình “phát hiện qui luật” ấy và chính từ thực tiễn đắng cay của mình, họ đi đến kết luận sau đây: “Trăm đường không ra khỏi số”. Tôi công nhận kết luận ấy là hay, là sâu sắc, thậm chí còn dí dỏm nữa. Song có lúc tôi thầm tự hỏi: “Nếu chỉ đi đến kết luận như thế thì việc quái gì mất công viết lách cho mệt?”.<br /> <br /> Sách đã ra từ năm ngoái nhưng đọc vẫn không có gì cũ, vì theo thông tin riêng của người viết, khẩu khí của ông đến giờ vẫn giữ nguyên.<br /> <br /> PHAN THỊ VÀNG ANH<br /> <br /> <br /> <br /> “... Phần lớn đàn ông chúng ta chẳng hiểu gì về phụ nữ. Tôi chỉ mang máng hiểu rằng đấy là một lực lượng tự nhiên kỳ lạ. Tất cả những điều chúng ta biết về họ và ra sức làm khổ họ đơn thuần chỉ vì chúng ta quá sợ hãi những ước lệ xã hội, những ước lệ phi nhân tính mà thôi.<br /> <br /> Những nhà văn may mắn trong cuộc đời được tạo hóa bố trí cho gặp gỡ đôi ba người phụ nữ nào đó thì liệu mà gìn giữ. Nhưng thật ra anh chẳng gìn giữ được đâu: Em sẽ quên ngay / Lẽ đời là thế... Pablo Neruda có những câu thơ rất hay vì nó quá xót xa về tình yêu: Anh biết cái thời em yêu anh rồi sẽ đi qua / Một cái thời khác xanh tươi sẽ thay vào chỗ đó / Tấm da mới sẽ trùm lên xương cũ / Những mắt nhìn xa lạ ngắm mùa xuân. Tôi không nhớ Guy de Maupassant đã viết truyện ngắn gì trong đó ông có kể một nhân vật nữ khi chết được gắn lên mộ dòng chữ sau: “Nàng đã yêu, đã được yêu, đã chết”. Chúng ta cứ sống đi rồi sẽ hiểu những dòng chữ ấy có ý nghĩa gì. Tôi đã nghiên cứu kỹ lưỡng tiểu sử của nhiều nhà văn, kể cả các nhà văn thiên tài và nhận ra nhìn chung họ đều không biết cách tổ chức cuộc đời mình. Những kẻ giàu có nhất trong bọn họ cũng vậy, kể cả Lev Tolstoi khôn ngoan. Nhưng suy cho cùng đâu phải chỉ có các nhà văn, tất cả chúng ta đều không biết cách tổ chức cuộc đời. Tôi không biết người phụ nữ được nhà văn yêu dấu có sung sướng và hạnh phúc không? Tôi cầu chúc cho nàng sung sướng và hạnh phúc... Thế giới nội tâm của nhà văn sẽ chẳng là cái gì nếu như nàng Đuxinê không ngó mắt tới. Ác nỗi, nàng bao giờ cũng bận bịu với những công văn giấy tờ quan trọng, những chuyến viễn du, những chân trời, những chi cục hải quan và những chương trình lương thực... Mỗi người chỉ có một số kiếp, một cõi sống và điều đó làm cho lòng ta run lên vì căm giận. Trong tác phẩm của mình, những nhà văn giỏi bao giờ cũng có một chút muối rắc đâu đó trên từng trang viết. Muối xát lòng người đọc một thì xát lòng người viết ra nó mười lần. Văn học ở ta rất ít muối”.<br /> <br /> NGUYỄN HUY THIỆP (Trích trong Một góc sơ suất trong thế giới nội tâm nhà văn - tập Giăng lưới bắt chim - Đông A và NXB Hội Nhà Văn).<br /> Xem thêm Thu gọn Biên Niên Sử Xứ Prydain - Tập 1: Sách Về Bộ Ba (VTV1 Ngày 01/06/2007) (VTV1 Ngày 01/06/2007) Xem thêm Thu gọn Xem thêm
Thông tin tác giả
Thông tin chi tiết
Tác giả Nguyễn Huy Thiệp
Nhà xuất bản Nxb Hội Nhà Văn
Nhà phát hành Đông A DC
Giá bìa 125.000 vnđ
Khối lượng 330.00 gam
Ngôn Ngữ Tiếng Việt
Kích thước 13.5x20.5 cm
Ngày phát hành 02/08/2019
Số trang 305
Cuoc-thi-review-sach-topsach.vn
Nhận xét từ bạn đọc
Đánh giá trung bình
4.5/5
star star star star star>
0 vote
GỬI NHẬN XÉT CỦA BẠN
  • Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
  • Tiêu đề của nhận xét
Đăng nhập để nhận xét