Đối Thoại Với Trần Khải Ca
Click để xem bìa sau

Đối Thoại Với Trần Khải Ca

Tác giả: Lý Nhĩ Uy
Đối Thoại Với Trần Khải Ca Lượt xem: 247 người
Sách Văn học Nước Ngoài, Phóng sự, ký sự nước ngoài
Đối Thoại Với Trần Khải Ca 0 Vote

“… LNU: Theo sắp xếp của tình huống trong kịch bản, sự rạn nứt đầu tiên trong quan hệ giữa Trình Điệp Y và Đoạn Tiểu Lầu đã nảy nở kể từ khi cô gái làng chơi Cúc Tiên xuất hiện và được Đoạn Tiểu Lầu lấy làm vợ. Như vậy sẽ đem lại cho khán giả một cảm giác rằng: dường như Trình và Đoạn không ở được bên nhau chính vì Cúc Tiên. Như vậy khiến người ta dễ liên tưởng tới nhiều thứ, chẳng hạn quan hệ giữa Trình và Đoạn phải chăng là tình yêu đồng tính? Không biết ông sẽ xử lý mối quan hệ giữa hai nhân vật này ra sao? Và điểm xung đột trong quan hệ giữa họ được xây dựng trên cơ sở nào?

Đạo diễn TKC: Họ đã ở bên nhau từ nhỏ, tình cảm rất sâu sắc. Nhưng mối quan hệ giữa họ chỉ quan hệ anh em, không phải là thứ tình yêu đồng tính thông thường. Trước hết, trọng tâm trong văn học và điện ảnh là tả người, tả quan hệ giữa con người với nhau. Việc chú ý tới đề tài tình yêu đồng tính đã chứng tỏ rằng văn học lại đi sâu thêm vào việc tìm hiểu về con người và các mối quan hệ giữa con người. Mấy năm trước trong phim Nụ hôn của con Nhện cũng có nhân vật đồng tính nhưng mang chút châm biếm. Tới các phim Trò chơi nước mắt, Yến tiệc, nhân vật đồng tính mới được khẳng định. Điều này phản ánh những biến đổi của xã hội phương Tây trong cách nhìn nhận về đồng tính. Điều này do tính cách nhân vật quyết định. Với thân phận con rơi của một gái làng chơi, lại phải sống cuộc đời sân khấu luôn đóng giả gái, Trình Điệp Y không còn chút hứng thú trong quan hệ với người khác giới. Đối với anh, “Người và kịch không hề chia tách”. Đây cũng là một trạng thái ngây thơ như con trẻ. Vì mơ ước luôn là đặc trưng của trẻ con, còn người lớn chúng ta làm gì có ước mơ…” (Trích đoạn Đối thoại với Trần Khải Ca).

- “Trần Khải Ca và Trương Nghệ Mưu là cái cái tên Hoa ngữ được nhắc đến nhiều nhất ở nước ta cũng như trên khắp thế giới trong vài chục thập niên qua. Tên tuổi của hai ông trở thành thương hiệu của nền điện ảnh Trung Quốc, một thương hiệu Vàng mà không phải nền điện ảnh nào cũng có được” - Đạo diễn Đặng Nhật Minh

- “Trần Khải Ca là một đạo diễn Trung Quốc hơi “Tây”. Ông có cái  nhìn hiện đại về sự vật đôi lúc không giống hoặc không theo kiểu “truyền thống” của người Trung Hoa. Các nhân vật của Trần Khải Ca ít khi chiều và bản thân Trần Khải Ca có vẻ giống một giáo sư hơn là một đạo diễn” - Đạo diễn Lê Hoàng

- “Nếu một nghệ sĩ lớn là người biết cách sáng tạo ra mỗi ngôn ngữ riêng biệt thì Trần Khải Ca là một người kể chuyện tài năng. Chịu ảnh hưởng của Kurosawa nhưng không xuất sắc, phim của Trần Khải Ca ít thoại, và luôn dùng hình ảnh để đề cao một nét văn hoá của dân tộc mình, nhắc nhở và trân trọng nó” - Đạo diễn Charlie Nguyễn.

Mời bạn đón đọc.

Trong cuốn 'Đối thoại với Trần Khải Ca' do Lý Nhĩ Uy thực hiện, con người và sự nghiệp điện ảnh của một trong các đạo diễn 'gạo cội' thuộc thế hệ điện ảnh thứ 5 của Trung Quốc hiện lên rõ nét và sống động.

Trần Khải Ca sinh trưởng trong một gia đình đặc biệt. Bố ông là Trần Hoài Kỷ - một đạo diễn nổi tiếng của xưởng phim điện ảnh Bắc Kinh. Mẹ ông là Lưu Yến Trì, từng là một diễn viên, sau đó chuyển nghề, đảm nhận công tác duyệt kịch bản tại xưởng phim Bắc Kinh. Chính vì thế, điện ảnh dần dần trở thành niềm hứng thú sâu sắc nhất của Trần Khải Ca. Bộ phim đầu tay Hoàng thổ do Trần Khải Ca làm đạo diễn và Trương Nghệ Mưu quay phim được ví như "quả pháo" đầu tiên khiến khán giả và giới phê bình sửng sốt. Bộ phim được coi như tác phẩm mở đầu tạo nên cuộc cách mạng cho nền điện ảnh Trung Quốc mới và tên tuổi của ông nhanh chóng được biết đến tại các liên hoan phim quốc tế.

Trần Khải Ca đã lội ngược dòng với điện ảnh truyền thống. Chính sự ngược dòng được xây dựng trên cơ sở hiện thực và ý nghĩa triết học này khiến ông xác lập được địa vị đáng ngưỡng mộ trong giới điện ảnh quốc tế. Ông là một trong những đạo diễn đã góp phần đưa điện ảnh Trung Quốc tiến những bước dài trên thế giới.

Xung quanh các câu hỏi của tác giả Lý Nhĩ Uy với đạo diễn Trần Khải Ca về những bộ phim nổi tiếng của ông như: Bá Vương biệt Cơ, Phong Nguyệt, Kinh Kha thích Tần Vương, Giết tôi nhẹ nhàng và Cây vĩ cầm vàng... độc giả sẽ có một cách nhìn bao quát về nền điện ảnh Trung Quốc, từ cách chọn bối cảnh, chọn diễn viên, xử lý âm nhạc, đến phong cách thể hiện đề tài điện ảnh.

Tác giả cuốn sách Lý Nhĩ Uy là nhà biên kịch, nhà văn, nhà lý luận phê bình điện ảnh nổi tiếng Trung Quốc. Bà từng viết nhiều sách điện ảnh như: Đối thoại với Trương Nghệ Mưu, Đối thoại với Củng Lợi (đã xuất bản tại Việt Nam, năm 2004, NXB Trẻ), Đối thoại với Khương Văn...

Thất Sơn

(Nguồn: Báo Vnexpress)

Trần Khải Ca là một trong những đạo diễn Trung Quốc được thế giới biết đến nhiều nhất, và cũng được người hâm mộ điện ảnh VN yêu mến qua các tác phẩm Bá Vương biệt Cơ, Kinh Kha thích Tần, Phong Nguyệt, Cây vĩ cầm vàng… Sau hai tập sách Đối thoại với Trương Nghệ Mưu và Đối thoại với Củng Lợi, những cuộc đối thoại tiếp theo của tác giả Lý Nhĩ Uy với Trần Khải Ca cũng rất thú vị.

Trong cuộc đối thoại về Bá Vương biệt Cơ, bộ phim đầu tiên của Trung Quốc đoạt giải Cành cọ vàng (1994), Trần Khải Ca đã tự nhận ông chính là nhân vật Trình Điệp Y, người "luôn mê đắm trong nghệ thuật, hạnh phúc của anh ta chỉ tồn tại trong nghệ thuật của anh ta". Đến với điện ảnh không phải bằng niềm say mê ngay từ đầu, mà như thể một đôi lứa phải "cưới rồi mới yêu", nhưng tình yêu ấy trong Trần Khải Ca ngày càng mãnh liệt, nó lấp lánh tỏa sáng trong từng câu trả lời của ông. Nếu ai đã từng xem phim của ông, sẽ thấy rất hấp dẫn khi nghe ông nói về quá trình hình thành kịch bản, ý tưởng bộ phim, chọn diễn viên, xây dựng hình tượng nhân vật, quyết định phong cách của các bộ phim… Tất cả đều được ông làm rất chi tiết, lật đi lật lại rất kỹ lưỡng.

Cuốn sách cũng bộc lộ khá nhiều quan điểm về nghệ thuật của Trần Khải Ca. Một số bộ phim của ông được gợi cảm hứng từ tiểu thuyết, tuy nhiên ông vẫn khẳng định "tiểu thuyết hay nhất là tiểu thuyết không tài nào làm phim được", nhằm đề cao phương thức kể chuyện riêng biệt của mỗi thể loại. Về việc làm phim dã sử, ông cho rằng "lịch sử đã đem lại cho chúng ra một sợi dây chuẩn và chúng ta phải dựa vào nó để sáng tạo, chứ không phải bị trói buộc". Xuyên suốt các cuộc đối thoại, một điều khá ấn tượng có thể nhận thấy, là sự thay đổi dần dần cách nhìn của ông đối với việc làm phim thương mại và nghệ thuật. Ở phần đầu, đạo diễn Trần cho rằng "điện ảnh không phải là phương tiện mưu sinh", nhưng qua thời gian, ông đã uyển chuyển hơn: "Thành công trong thương mại của bộ phim không phải điều xấu, nó chứng tỏ bạn có sức mạnh to lớn chinh phục khán giả".

Đối thoại với Trần Khải Ca thực sự là những cuộc đối thoại cởi mở, chân tình, tâm huyết về nghề giữa một đạo diễn tài năng và một cây bút am hiểu điện ảnh. Chỉ tiếc là quyển sách mới dừng lại ở phần đối thoại xung quanh những phim được đánh giá cao ở giai đoạn trước của Trần Khải Ca. Hy vọng rằng Vô cực (2005), tác phẩm "thị trường" rõ nét của Trần Khải Ca, được coi là thành công về doanh thu nhưng thất bại về nghệ thuật, sẽ tiếp tục được đề cập trong tập sách khác.

Phạm Thu Nga

(Nguồn: Báo Thanh Niên)

Xem thêm
Thông tin tác giả
Thông tin chi tiết
Tác giả Lý Nhĩ Uy
Nhà xuất bản Nxb văn học
Nhà phát hành Youbook
Giá bìa 125.000 vnđ
Khối lượng 260.00 gam
Ngôn Ngữ Tiếng Việt
Kích thước 14.5x20.5 cm
Ngày phát hành 02/08/2019
Số trang 264
Cuoc-thi-review-sach-topsach.vn
Nhận xét từ bạn đọc
Đánh giá trung bình
4.5/5
star star star star star>
0 vote
GỬI NHẬN XÉT CỦA BẠN
  • Đánh giá của bạn về sản phẩm này:
  • Tiêu đề của nhận xét
Đăng nhập để nhận xét